Dịch Vụ Điều Chỉnh Giấy Chứng Nhận Đầu Tư | Thay Đổi Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

  • 25/03/2024

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (điều chỉnh irc) là một thủ tục pháp lý bắt buộc khi công ty có vốn nước ngoài có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn thực hiện dự án, địa chỉ văn phòng, ngành nghề đầu tư, tăng giảm vốn, cổ đông sáng lập, thành viên công ty, bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh ...vv

Dich vu dieu chinh thay doi giay chung nhan dau tu - Luat hong duc

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
⭕ Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư công ty có vốn nước ngoài liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, trường hợp không bổ sung hoặc thay đổi thì doanh nghiệp có thể bị phạt hoặc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, các trường hợp phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư gồm có
  • Điều chỉnh vốn điều lệ,
  • Điều chỉnh vốn pháp định,
  • Điều chỉnh vốn thực hiện dự án,
  • Điều chỉnh địa chỉ văn phòng,
  • Thay đổi bổ sung ngành nghề đầu tư,
  • Điều chỉnh khi có sự tăng giảm vốn, cổ đông sáng lập,
  • Điều chỉnh thành viên công ty, bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh ...Chi tiết ↘️

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

#1. TÌM HIỂU CĂN CỨ QUY ĐỊNH TRONG LUẬT ĐẦU TƯ 2020, LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ CAM KẾT WTO ĐỂ ÁP DỤNG.

#2. TÌM HIỂU THỦ TỤC THAY ĐỔI THEO THÔNG TƯ 03/2021/TT-BKHĐT NGÀY 09/4/2021 VÀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN VỀ MẪU BIỂU

#3. TIẾN HÀNH ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI IRC (GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ) - BƯỚC 1.

#3. TIẾN HÀNH ĐIỀU CHỈNH  ERC (GIẤY ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP) - BƯỚC 2.

#4. TIẾN HÀNH XIN THÊM GIẤY BL (GIẤY PHÉP KINH DOANH) NẾU CÓ

#5. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI HOẶC BỔ SUNG LÊN CỤC THUẾ QUẢN LÝ

✅ CHI TIẾT QUÁ TRÌNH ĐƯỢC DIỄN GIẢI NHƯ SAU ↘️

dieu chinh giay chung nhan dang ky dau tu  

☑ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ  - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 

→ CĂN CỨ PHÁP LÝ

#1. LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2020 CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH NGÀY 01/01/2021.

#2. CÁC NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ 2020.

Căn cứ Điều 38 Luật Đầu tư 2020 (hiệu lực 01/01/2021) quy định về thủ tục như sau:

- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:

+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

+ Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;

+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

+ Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất áp dụng từ năm 2021 theo luật Đầu tư.

✅ THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh của Giấy chứng nhận đầu tư thì doanh nghiệp sẽ thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư một trong hai phương thức sau

THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ - LHD LAW FIRM

☑ ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Các dự án thuộc diện đăng ký điều chỉnh: Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau: dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp quy định phải thẩm tra dự án đầu tư → 

☑ NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

 Điều chỉnh vốn thực hiện dự án trong giấy chứng nhận đầu tư

►Điều chỉnh địa chỉ trong giấy chứng nhận đầu tư

Điều chỉnh ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đầu tư

►Điều chỉnh nhà đầu tư nước ngoài

►Điều chỉnh thông tin của nhà đầu tư

►Mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện ở địa phương khác

►Mở cơ sở bán lẻ thứ nhất, thứ hai, thứ ba

►Mua bán sáp nhập hoặc chuyển nhượng dự án đầu tư …vv

✅ Theo Luật Đầu Tư năm 2021, yêu cầu các trường hợp phải thay đổi giấy chứng nhận đầu tư như sau → 

1. Tên dự án đầu tư.

2. Nhà đầu tư.

3. Mã số dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Điều 40 Luật Đầu Tư Năm 2020 hiệu lực thi hành ngày 1/1/2021)

☑ HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Văn bản đăng ký chứng nhận những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp.

Thời hạn thực hiện thay đổi chứng nhận đầu tư: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

☑ THẨM TRA ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

► Các dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh đầu tư: các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau: dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư; dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

► Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư gồm: văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với nội dung đã thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp.

► Thời hạn thực hiện: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổ chức thẩm tra những nội dung điều chỉnh và đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

► Trường hợp dự án đầu tư sau khi điều chỉnh trở thành dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực đầu tư chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có điều kiện đầu tư được pháp luật quy định, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.

☑ DANH MỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ CÓ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

  1. Phát thanh, truyền hình.
  2. Sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hoá.
  3. Khai thác, chế biến khoáng sản.
  4. Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet
  5. Xây dựng mạng bưu chính công cộng; cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát.
  6. Xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, sân bay.
    Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa.
  7. Đánh bắt hải sản.
  8. Sản xuất thuốc lá.
  9. Kinh doanh bất động sản.
  10. Kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối.
  11. Giáo dục, đào tạo.
  12. Bệnh viện, phòng khám.

Các lĩnh vực đầu tư khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài.
Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực đầu tư quy định tại Phụ lục này phải phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

☑ DỊCH VỤ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ  CỦA LHD LAW FIRM

LHD Law Firm tư vấn cho khách hàng thủ tục điều chỉnh thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

  1. Giúp khách hàng soạn thảo hồ sơ pháp lý;
  2. Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục để điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ để được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
  4. Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư tại Việt Nam

✅ CÁC BƯỚC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Theo quy định Luật đầu tư mới năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và các công văn hướng dẫn tạm thời của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư thì quy trình hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại đến thời điểm hiện tại thực hiện theo các bước như sau: 

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nội dung đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đầu tư  đã được cấp cũ. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sử dụng cùng số với mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư;

Bước 3: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

Bước 4: Cấp lại dấu của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước.

Bước 5: Đăng bố cáo mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Lưu ý: Thủ tục hướng dẫn nêu trên đang được thực hiện theo quy định chung của Sở Kế hoạch đầu tư

ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ - LUATHONGDUC.COM

QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ NHƯ SAU

1. Tiếp nhận, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1.1. Cơ quan tiếp nhận, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều 41. Điều chỉnh dự án đầu tư

1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây

a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư

Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.

6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh

7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1) Quy trình thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản tạm thời để truy cập hệ thống. Tài khoản tạm thời được sử dụng để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ và chỉ có hiệu lực trong quá trình xử lý hồ sơ.

b) Trước khi nộp hồ sơ, nhà đầu tư không bắt buộc nhưng được khuyến khích kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn).

c) Cơ quan đăng ký đầu tư in giấy biên nhận hồ sơ từ Hệ thống và giao cho nhà đầu tư khi nộp hồ sơ.

d) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo nội dung không hợp lệ bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để nhà đầu tư sửa đổi hoặc bổ sung.

e) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

          1.3. Mã số dự án

a) Mã số dự án là một dãy số gồm 10 chữ số, không thay đổi trong  quá trình hoạt động của dự án và không được cấp lại cho dự án khác. Khi dự án chấm dứt hoạt động thì mã số dự án chấm dứt hiệu lực. Mã số dự án được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

b) Đối với dự án đầu tư được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số của giấy tờ tương đương khác đã cấp cho dự án.

c) Trong trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư, dự án được cấp mã số thay thế cho số Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư đã cấp.

2) Tổ chức thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ đạo Cơ quan đăng ký đầu tư:

- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự án đầu tư theo quy trình tác nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

- Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước  ngoài tại địa chỉ: dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn để tải các Biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và công khai Biểu mẫu tại nơi tiếp nhận hồ sơ để nhà đầu tư biết, thực hiện.

☑ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA LHD LAW FIRM

TOYOTA; WACOAL, DELOITE; DLH; SHISEIDO; FOS; DLT; YAMAZEN; SANKOUGIKEN; DIEMSANG; IFO; ALTECH; TRIUMPH; SOMETHINGHOLDINGS …VV

THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY

huong dan dieu chinh giay chung nhan dau tu cong ty nuoc ngoai

🎯 QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU THAY ĐỔI VỀ VỐN, NGÀNH NGHỀ, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT, CHỦ ĐẦU TƯ ... VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, LHD LAW FIRM NHẬN LÀM HỒ SƠ TẠI TPHCM, HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG, VŨNG TÀU, ĐỒNG NAI, TÂY NÌNH, BẮC GIANG, BẮC NINH, VĨNH PHÚC, HẢI PHÒNG...VV

⇑ LIÊN HỆ DỊCH VỤ (TP.HCM, HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG, BIÊN HÒA, VŨNG TÀU, BẮC GIANG, BẮC NINH...)    

TP.HCM 02822446739 

HÀ NỘI 02422612929

ĐÀ NẴNG 0905987929

Ngoài dịch vụ tư vấn và tiến hành điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (ERC) chúng tôi là hãng luật chuyên về tư vấn cho các doanh nghiệp vốn nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam được legal500, IFRC1000 xếp hạng cao năm 2016.

 

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

📌 Thủ tục giảm vốn đầu tư nước ngoài ? ------------------------------------------------ A. Phạm vi áp dụng: Cho các dự án sau khi điều chỉnh không cần xin chủ trương của Thủ tướng chính phủ (dưới 400 tỷ lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông hoặc dưới 800 tỷ trong các lĩnh vực khác). B. Hồ sơ:   (Điều 61 Luật Đầu tư 2014 và Điều 16 Nghị định 83/2005/NĐ-CP) 1. Bản đề nghị điều chỉnh đầu tư (theo Mẫu số 03 Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT) (lưu ý đọc kỹ Phụ lục hướng dẫn cách ghi dành cho nhà đầu tư ở cuối Thông tư để điền đầy đủ nội dung trong Bản đăng ký đầu tư) (bản chính) 2. Chứng minh thư/hộ chiếu đối với cá nhân; Đăng ký kinh doanh/QĐ thành lập/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức (bản sao chứng thực) 3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (bản sao chứng thực) 4. Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp: Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài của chủ sở hữu/cấp có đủ thẩm quyền của doanh nghiệp (Vd Hội đồng quản trị…) Đối với doanh nghiệp nhà nước: có quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo thẩm quyền. 5. Các tài liệu chứng minh cho nội dung điều chỉnh: 5.1. Điều chỉnh tăng vốn: - Xác nhận của cục thuế về việc nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến gần thời điểm nộp hồ sơ (bản gốc hoặc sao chứng thực) - Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ kèm xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ (theo mẫu số 5 Thông tư 09) HOẶC văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng (vd Ngân hàng) cho nhà đầu tư theo mẫu số 6 Thông tư 09 (bản chính hoặc sao công chứng) đối với phần vốn tăng thêm 5.2. Các điều chỉnh khác, VD: - Điều chỉnh thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư Việt Nam: Giấy đăng ký kinh doanh mới; - Điều chỉnh tăng thêm nhà đầu tư: Đăng ký kinh doanh/chứng minh thư của nhà đầu tư mới, quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư mới, tài liệu chứng minh phần vốn của nhà đầu tư mới, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư mới; - Điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án: Tài liệu chứng minh địa điểm mới ***Hồ sơ đóng quyển thành 03 bộ, trong đó có 01 bộ gốc và 02 bộ photo. C. Trình tự: (Điều 61 Luật Đầu tư 2014 và Điều 17 Nghị định 83/2005/NĐ-CP) 1. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, kê khai trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư tại website: https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi 2. Trong vòng 15 ngày kể từ khi kê khai hồ sơ trên website, nhà đầu tư nộp trực tiếp hồ sơ/gửi bưu điện đến Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) theo địa chỉ: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội (ĐT: 08043358) 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các đơn vị nghiên cứu, xử lý hồ sơ (với hồ sơ có vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam hơn 20 tỷ đồng phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước). Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cần làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi nhà đầu tư đề nghị giải trình/bổ sung (bước này có thể diễn ra nhiều lần nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng yêu cầu). 4. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư hoặc có thông báo không cấp Giấy). D. Các tài liệu gửi kèm: 1. Luật Đầu tư 2014; 2. Nghị định 83/2005/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài. 3. Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài.

Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đầu tư ?  -------------------- Theo quy định Luật đầu tư mới năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và các công văn hướng dẫn tạm thời của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư thì quy trình hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại đến thời điểm hiện tại thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nội dung đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đầu tư  đã được cấp cũ. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sử dụng cùng số với mã số thuế của doanh nghiệp. Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư; Bước 3: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Bước 4: Cấp lại dấu của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước. Bước 5: Đăng bố cáo mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.   Lưu ý: Thủ tục hướng dẫn nêu trên đang được thực hiện theo quy định chung của Sở Kế hoạch đầu tư  

⭕ Giải trình tăng giảm vốn đầu tư ? ------------------------------------------ Chủ dự án đầu tư nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư có thể tự mình nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết hành chính. Hồ sơ điều chỉnh GCNĐT bao gồm các tài liệu sau: Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh; Giải trình Bản giải trình lý do điều chỉnh. Trong đó, nhà đầu tư giải trình về khả năng tài chính, nguồn vốn đầu tư đảm bảo việc tăng vốn hoặc giải trình về tính khả thi của việc thực hiện dự án khi giảm vốn. Nhà đầu tư có thể chứng minh bằng các tài liệu nộp kèm; Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (tăng/giảm vốn đầu tư); Báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất của nhà đầu tư; Trường hợp tăng vốn: Chứng từ xác nhận việc góp vốn của Nhà đầu tư (trường hợp tăng vốn do Nhà đầu tư góp bổ sung vốn); cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư (trường hợp tăng vốn đầu tư do huy động).

Thay đổi địa chỉ giấy chứng nhận đầu tư ? ---------------------- 1. Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (mẫu I-6 nếu đã đăng ký lại; mẫu I-16 nếu chưa đăng ký lại. Nhà đầu tư tham khảo hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản trên tại phụ lục IV-1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 2. Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi của Chủ sở hữu Công ty * Lưu ý: Quyết định phải ghi rõ nội dung được điều chỉnh trong Điều lệ Công ty 3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư. 4. Bản sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp. 5. Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai (đối với dự án thuộc diện thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư – Điều 52 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006) 6. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án. (Doanh nghiệp báo cáo theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Lưu ý gì khi tăng giảm vốn trong giấy chứng nhận đầu tư ? ------ – Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh GCNĐT. – Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung GCNĐT dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải QĐCTĐT, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục QĐCTĐT trước khi điều chỉnh GCNĐT. – Nhà đầu tư chứng minh được điều kiện về năng lực tài chính đối với khoản vốn đầu tư đăng ký tăng lên. – Các phần vốn góp thực hiện dự án đã đăng ký trên GCNĐT hiện tại phải được góp đủ theo đúng quy định của pháp luật. – Trường hợp cùng với việc điều chỉnh vốn đầu tư dẫn tới sự thay đổi vốn điều lệ (vốn góp của nhà đầu tư) thì Nhà đầu tư cần thực hiện thêm thủ tục thay đổi vốn điều lệ trên GCNĐKDN.

Cơ sở pháp lý cần biết khi thay đổi giấy chứng nhận đầu tư ? ---------- Điều 40 Luật Đầu tư ; Điều 33 Nghị định 118/2015/NĐ-CP; Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT; Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP; Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

📌 Các trường hợp phải điều chỉnh thay đổi giấy chứng nhận đầu tư? Trả lời ---------- Theo Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các trường hợp sau: Thay đổi mã số dự án đầu tư; Thay đổi tên, địa chỉ nhà đầu tư; Thay đổi tên dự án đầu tư; Thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng trong dự án đầu tư; Thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án; Thay đổi vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động nguồn vốn; Thay đổi thời gian hoạt động của dự án; Thay đổi tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn; Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
32 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Tran Ngoc Hong
    07/01/2016

    Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được xem là hoạt động điều chỉnh các mục được cấp tại Giấy đăng ký đầu tư vì vậy thủ tục rất phức tạp và yêu cầu nhiều hồ sơ giải trình. Căn cứ quy định pháp Luật về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam: Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015. Tuy nhiên Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành kịp thời. Trong thời gian Nghị định chưa ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành Luật Đầu tư: Công văn số 4366/BKHĐT-PC và Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN ngày 30/6/2015 và Công văn số 5122/BKHĐT-PC ngày 24/7/2015. Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định khoản 2, Điều 40 Luật Đầu tư, hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm: Hồ sơ phải nộp khi đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; - Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; - Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư; - Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1, Điều 33 của Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung điều chỉnh, cụ thể: - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Đề xuất nội dung dự án đầu tư, bao gồm các nội dung điều chỉnh: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. - Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; - Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư. Tư vấn của LHD về việc Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư: • Luật Hồng Đức sẽ tư vấn cho khách hàng thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư • Giúp khách hàng soạn thảo hồ sơ pháp lý; • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục để điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ để được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư tại Việt Nam Những thay đổi về thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu Tư mới năm 2014 có hiệu lực 1/7/2015. Theo quy định Luật đầu tư mới năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và các công văn hướng dẫn tạm thời của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư thì quy trình hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại đến thời điểm hiện tại thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nội dung đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp cũ. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sử dụng cùng số với mã số thuế của doanh nghiệp. Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư; Bước 3: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Bước 4: Cấp lại dấu của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước. Bước 5: Đăng bố cáo mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Lưu ý: Thủ tục hướng dẫn nêu trên đang được thực hiện theo quy định chung của Sở Kế hoạch đầu tư (Công văn số 5122/BKHĐT-PC ngày 24 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư của Bộ Kế hoạch). Thủ tục này có thể sẽ có sự thay đổi sau khi có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đầu tư 2014 được ban hành, Luật Việt An liên tục cập nhật các thủ tục và quy định pháp lý mới phát sinh nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn được cập nhật và thực hiện các thủ tục điều chỉnh đúng quy định pháp luật và thời gian.

  2. Visitor
    Tran Ngoc Hong
    07/01/2016

    Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được xem là hoạt động điều chỉnh các mục được cấp tại Giấy đăng ký đầu tư vì vậy thủ tục rất phức tạp và yêu cầu nhiều hồ sơ giải trình. Căn cứ quy định pháp Luật về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam: Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015. Tuy nhiên Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành kịp thời. Trong thời gian Nghị định chưa ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành Luật Đầu tư: Công văn số 4366/BKHĐT-PC và Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN ngày 30/6/2015 và Công văn số 5122/BKHĐT-PC ngày 24/7/2015. Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định khoản 2, Điều 40 Luật Đầu tư, hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm: Hồ sơ phải nộp khi đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; - Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; - Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư; - Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1, Điều 33 của Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung điều chỉnh, cụ thể: - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Đề xuất nội dung dự án đầu tư, bao gồm các nội dung điều chỉnh: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. - Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; - Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư. Tư vấn của LHD về việc Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư: • Luật Hồng Đức sẽ tư vấn cho khách hàng thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư • Giúp khách hàng soạn thảo hồ sơ pháp lý; • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục để điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ để được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà đầu tư tại Việt Nam Những thay đổi về thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu Tư mới năm 2014 có hiệu lực 1/7/2015. Theo quy định Luật đầu tư mới năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và các công văn hướng dẫn tạm thời của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư thì quy trình hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại đến thời điểm hiện tại thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nội dung đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp cũ. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sử dụng cùng số với mã số thuế của doanh nghiệp. Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư; Bước 3: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Bước 4: Cấp lại dấu của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước. Bước 5: Đăng bố cáo mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Lưu ý: Thủ tục hướng dẫn nêu trên đang được thực hiện theo quy định chung của Sở Kế hoạch đầu tư (Công văn số 5122/BKHĐT-PC ngày 24 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư của Bộ Kế hoạch). Thủ tục này có thể sẽ có sự thay đổi sau khi có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đầu tư 2014 được ban hành, Luật Việt An liên tục cập nhật các thủ tục và quy định pháp lý mới phát sinh nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn được cập nhật và thực hiện các thủ tục điều chỉnh đúng quy định pháp luật và thời gian.

  3. Visitor
    Ngô Vũ
    06/03/2017

    Tôi đã đăng ký sử dụng dịch vụ "THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ" của Công ty Luật Hồng Đức, nhìn chung các Luật sư đều rất giỏi và chuyên nghiệp, tiếng anh đọc viết ok "Sếp" tôi rất hài lòng với "DỊCH VỤ TƯ VẤN THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ" Của Công ty Hồng Đức. Trân trọng cảm ơn

  4. Visitor
    Trần Công Hảo
    21/04/2017

    Kính gửi lời cảm ơn đến Công ty LHD Law Firm đã giúp Chúng tôi Điều chỉnh vốn trong giấy chứng nhận đầu tư, dịch vụ rất tốt, luật sư Chuyên nghiệp

  5. Visitor
    Bình Trần
    21/04/2017

    Gửi lời cảm ơn đến Công ty LHD Law Firm đã giúp Chúng tôi Điều chỉnh địa chỉ và Bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư, dịch vụ rất tốt, luật sư Chuyên nghiệp, Trân trọng

  6. Visitor
    Ngôn Vĩ An
    09/05/2017

    Tôi muôn thay đổi địa chỉ Công ty từ KCN ra ngoài ở Bình Dương, vui lòng báo giá giúp vian11@yahoo.com, Cảm ơn

  7. Visitor
    Trần Văn Vũ
    07/09/2017

    Xin báo giá thay đôi giấy chứng nhận đầu tư Công ty vốn nước ngoài, công ty trong kcn vĩnh phúc ?

  8. Visitor
    Phan Thị Huyền Nhung
    02/11/2017

    Xin báo giá thay đổi giấy chứng nhận đầu tư của công ty vốn nước ngoài (cụ thể: Tổng vốn đầu tư : 2.000.000$, chủ đâu tư 1.200.000$) Nay thay đổi tăng vốn chủ đầu tư là 1.400.000$. Công ty ở KCN Thụy Vân, Phú Thọ.

  9. Visitor
    Nguyễn Hữu Thành
    24/12/2018

    Chào anh/chị trường hợp người nước ngoài muốn mua lại phần vốn góp 100% từ cty TNHH, hồ sơ bao gồm những gì? Đối với người chủ sở hữu mới là người nước ngoài có cần thủ tục và điều kiện gì không? Cảm ơn!

  10. Visitor
    Nguyễn Thị Mơ
    24/12/2018

    Chào anh(chị)Công ty của em mới thành lập vào cuối tháng 8/2018, sô vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: 20.000.000.000 VND, vốn góp và vốn đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 20.000.000.000 VND tương đương với 858.545 USD. Đến hiện tại công ty đã góp đủ vốn usd: 858.545 nhưng do tỷ giá có sự biến động nên số vốn bằng VND chỉ mới 19.936.465.152 VND. Như vây, công ty chúng tôi có thể điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành vốn điều lệ 20.000.000.000 VND tương đương 858.545 USD như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không? Và sau khi điều chỉnh thì Công ty có được xem là góp đủ vốn điều lệ hay chưa hay phải góp thêm số vốn VND còn thiếu vậy ạ.Mong anh(chị) tư vấn giúp em với ạ.Em cảm ơn nhiều.

  11. Visitor
    Trần Mỹ Nhi
    24/12/2018

    xin cho hỏi những điều sau: 1. cty A vốn nước ngoài 100% sử dụng đất để đầu tư kinh doanh với cty B vốn nước ngoài 100% khác có được hay ko?2. xin giấy phép xây dựng để xây chung cư ko phải chủ đất (cty A) xin thì có được hay ko? vì chủ đất (Cty A) sử dụng đất để góp vốn hợp tác kinh doanh với cty B.3. sau khi xây xong thì tòa nhà chung cư đó sẽ thuộc quyền sở hữu của ai, cty A hay cty B? 4. xin giấy phép xây dựng thì phải liên hệ bộ phận nào? xin vui lòng cung cấp số điện thoại.xin cảm ơn

  12. Visitor
    Nguyễn Nhật Anh
    05/08/2019

    Xin chào quý công ty! Tôi muốn hỏi về thời hạn để nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư sau khi nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư ạ!

  13. Visitor
    Vũ Minh Anh
    27/03/2020

    Chúng tôi cần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư vui lòng gửi cho Chúng tôi báo giá của Bạn !

  14. Visitor
    Vũ Minh
    28/05/2020

    Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư) a) Trình tự thực hiện: - Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước c) Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; - Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; - Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư; - Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung điều chỉnh, cụ thể: b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. e) Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo Mẫu II.3 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT). - Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay thế nội dung dự án đầu tư tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương. Trường hợp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương quy định nội dung đăng ký kinh doanh thì nội dung đăng ký kinh doanh tại các Giấy này tiếp tục có hiệu lực. i) Lệ phí: Không. Đối với trường hợp đăng ký qua dịch vụ bưu chính công ích, cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính như sau: Xem tại phụ lục kèm theo Bộ thủ tục hành chính. k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (áp dụng cho điều chỉnh dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư) theo Mẫu I.7 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT. - Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh (Điều 33, 34, 35, 36 Nghị định 118/2015/NĐ-CP) theo Mẫu I.8 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT. l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: - Nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) có dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương điều chỉnh một hoặc một số nội dung trong các nội dung sau và không thuộc diện điều chỉnh chủ trương đầu tư: + Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; + Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; + Vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; + Thời hạn hoạt động của dự án; + Tiến độ thực hiện dự án đầu tư; + Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có); + Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). - Nội dung điều chỉnh không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; - Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp dự án có mục tiêu hoạt động thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; - Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015; - Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015.

  15. Visitor
    Các Vũ Tư
    05/06/2020

    Các trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Theo Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các trường hợp sau: Thay đổi mã số dự án đầu tư; Thay đổi tên, địa chỉ nhà đầu tư; Thay đổi tên dự án đầu tư; Thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng trong dự án đầu tư; Thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án; Thay đổi vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động nguồn vốn; Thay đổi thời gian hoạt động của dự án; Thay đổi tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn; Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

  16. Visitor
    Bảo
    27/06/2020

    Cần tư vấn thay đổi nội dung GPĐT

  17. Visitor
    Vân Thi
    20/07/2020

    Dear công ty LHD Law Firm, Công ty em đang có nhu cầu làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần và thủ tục điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Em muốn hỏi bảng giá cho những dịch vụ trên là bao nhiêu ạ? Cảm ơn và trân trọng

  18. Visitor
    Trần Văn Trình
    04/08/2020

    Vốn điều lệ của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài là vốn do công ty góp theo quy định và thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thông qua tài khoản vốn của công ty. Vốn điều lệ của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể bằng hoặc ít hơn số vốn mà công ty đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư. Khi thay đổi vốn điều lệ của công ty, cần phải thay đổi vốn đầu tư song song nếu vốn đăng ký ít hơn vốn điều lệ mới tăng. Tài khoản vốn đầu tư của công ty nước ngoài - Theo luật pháp Việt Nam, một công ty nước ngoài phải có tài khoản vốn để nhận vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và sau đó chuyển lợi nhuận hoặc hoàn vốn ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn này. - Khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn điều lệ, họ phải góp vào tài khoản chuyển nhượng vốn của công ty trong thời hạn quy định và sau đó chuyển vốn góp từ tài khoản vốn sang tài khoản giao dịch của công ty để hoạt động. - Có thể nói, nhiều công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không hiểu các quy định về tài khoản vốn. Do đó, rất khó để góp vốn theo quy định của pháp luật, rất khó thực hiện thủ tục thay đổi và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đặc biệt là những vấn đề khi chuyển vốn, lợi nhuận ra nước ngoài. Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ của các công ty đầu tư nước ngoài 1 . Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) / giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC); 2 . Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế (trong trường hợp công ty nước ngoài chưa tách IRC và ERC); 3 . Báo cáo về việc thực hiện dự án đến thời điểm yêu cầu điều chỉnh dự án đầu tư; 4 . Báo cáo tài chính đã được công chứng gần đến ngày điều chỉnh; 5 . Xác nhận của ngân hàng về tài khoản vốn chứng minh rằng công ty đã góp vốn đầy đủ (nếu báo cáo tài chính không cho thấy công ty đã góp vốn đầy đủ); 6 . Xác nhận số dư tài khoản, báo cáo tài chính hoặc cam kết bảo lãnh của công ty mẹ (đối với nhà đầu tư tổ chức), sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản (đối với nhà đầu tư cá nhân) tương ứng với mức tăng vốn điều lệ dự kiến; 7 . Đề xuất thông tin thi công dự án: số lượng công nhân nước ngoài, số lượng công nhân Việt Nam; số điện thoại và email của nhà đầu tư, số điện thoại của công ty tại Việt Nam, khu vực trụ sở chính ... 8 . Hộ chiếu công chứng và giấy chứng nhận tạm trú (thẻ tạm trú) của người đại diện theo pháp luật. Quy trình thay đổi vốn điều lệ của công ty đầu tư nước ngoài Bước 1 : Thay đổi ERC ( tách riêng ERC và IRC ) để tăng vốn điều lệ của công ty Bước 2 : Đăng thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia Bước 3 : Gia hạn con dấu hợp pháp mới theo thông tin mới Bước 4 : Đăng con dấu công ty mới Bước 5 : Đăng ký sửa đổi IRC (nếu có sự thay đổi vốn đầu tư theo vốn điều lệ) Thời gian hoàn thành : 10-15 ngày làm việc với đầy đủ tài liệu. Để được hỗ trợ thêm về tư vấn đầu tư tại Việt Nam , vui lòng liên hệ với công ty luật tốt nhất về đầu tư tại:

  19. Visitor
    Vũ Minh Ý
    04/08/2020

    Việt Nam được coi là một trong những thị trường đầu tư tiềm năng trên khắp Đông Nam Á. Tăng trưởng kinh tế ổn định là một trong nhiều yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nó. Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã được ký kết bởi tất cả các thành viên ASEAN thay đổi lộ trình đầu tư. Phạm vi kinh doanh thay đổi dần dần, từ trong nước đến phạm vi toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bắt đầu được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là từ một công ty có kế hoạch lớn để mở rộng kinh doanh ở các khu vực khác. Tại Việt Nam, một số công ty địa phương chuyển đổi mô hình kinh doanh của họ sang FDI để thay đổi phạm vi kinh doanh. Trước khi chuyển đổi công ty của bạn thành một công ty FDI tại Việt Nam, đây là những gì bạn cần biết. HIỂU BIẾT VỀ KINH DOANH Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một thông lệ đầu tư được thành lập bởi một cá nhân hoặc công ty ở một quốc gia mở rộng ở một quốc gia khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy đầu tư của các bên nước ngoài để có được một lợi ích lâu dài. Lãi suất kéo dài có thể khác với một công ty FDI từ một mô hình đầu tư khác vì các nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán một cách thụ động từ các quốc gia khác. Theo quy định của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện dưới ba hình thức: thực hiện thỏa thuận hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, xây dựng liên doanh và thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Những hình thức này là những cách phổ biến để tạo ra một công ty FDI tại Việt Nam. HIỂU VỀ CÁC LOẠI HÌNH FDI Nói chung, có ba loại công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngang, dọc và tập đoàn. Ngang có nghĩa là một doanh nghiệp mở rộng hoạt động sang các nước khác. Các doanh nghiệp giữ công việc tương tự nhưng ở các nước khác. Trong khi đó, FDI dọc xảy ra khi một doanh nghiệp mở rộng sang các nước khác bằng cách thay đổi chuỗi cung ứng. Nó có nghĩa là một công ty nắm giữ các công việc khác nhau ở nước ngoài nhưng vẫn liên quan đến cốt lõi chính. Một loại hình FDI khác là tập đoàn. Một loại tập đoàn là nơi công ty xây dựng một khoản đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp nhất định không liên quan đến doanh nghiệp hiện có. Loại hình FDI này thường được áp dụng bằng cách tổ chức một liên doanh. Đó là bởi vì doanh nghiệp mới không có kết nối với những doanh nghiệp cũ. LỢI THẾ CỦA MỘT CÔNG TY FDI TẠI VIỆT NAM Đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số lợi thế cho cả nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài. Một số trong số đó là ưu đãi thuế. Như đã đề cập ở trên, chính phủ Việt Nam giữ vững cam kết đảm bảo đầu tư nước ngoài có thể giữ doanh nghiệp của mình theo kế hoạch. Ưu đãi thuế gián tiếp cho tác động đến chi phí lao động. Bằng cách thực hiện một khoản đầu tư nước ngoài, một công ty có thể chi phí lao động thấp hơn. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Chính phủ Việt Nam đã cải thiện hệ thống tư pháp đặc biệt cho nền kinh tế và đầu tư kể từ năm 1987. Các nhà đầu tư nước ngoài được ưu đãi thuế. Đó là một trong những cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nước này. Cấu trúc nhân khẩu học của đất nước giúp đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực. Dân số Việt Nam, trong đó 60% trong độ tuổi lao động, có thể cho bất kỳ loại đầu tư nào. Sau đó, chi phí sinh hoạt của đất nước là một trong những nơi rẻ nhất ở Đông Nam Á. Sự ổn định chính trị - xã hội cũng có một vai trò quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam, số lượng các công ty FDI tăng dần mỗi năm, đặc biệt kể từ khi quy định được ký năm 1988 để đảm bảo sự tồn tại của đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư vào Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng, điều này sẽ ổn định vị thế của Việt Nam là một trong những nước châu Á lớn về thu hút đầu tư. Luật đầu tư tại Việt Nam bảo vệ vốn đầu tư và lợi ích của nó. Thủ tục đơn giản cũng khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

  20. Visitor
    Diễm My
    12/08/2020

    Đối với công ty vốn 100% nước ngoài thì có thể đăng ký mã ngành : Quảng cáo 7310 được không ?

  21. Visitor
    Võ Trâm
    12/08/2020

    Công ty TNHH có 3 thành viên góp vốn, đều là tổ chức nước ngoài, được cấp GPDKDN và GCNDKĐT theo Luật Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, 3 thành viên góp vốn tiến hành thủ tục hợp nhất bên nước ngoài và đã gởi quyết định thành lập cty đã hợp nhất về Việt Nam. Thủ tục điều chỉnh giấy phép của Công ty ở Việt Nam được tiến hành như thế nào? Mong chuyên viên giải thích rõ hơn ạ.

  22. Visitor
    Gia Nghĩa
    12/08/2020

    Em xin chào các anh (chị) ạ!Em là nhân viên bên Công ty TNHH Skyworth Việt Nam.Hiện tại em đang làm hồ sơ chuyển nhượng vốn góp của Công ty - Chuyển chủ sở hữu từ Công ty Skyworth Overseas Development Limited sang Công ty Skyworth Overseas Sales Limited. Người đại điện theo pháp luật hiện tại của Công ty Skyworth Overseas Sales Limited là người Trung Quốc, có mã hộ chiếu là : EC43051910. Khi em làm hồ sơ xin chủ trương góp vốn và nộp sở kế hoạch đầu tư TP HCM thì anh (Lưu Tiến Sỹ - Phòng đầu tư) đã khoanh mã hộ chiếu của người đại diện theo Pháp luật của Công ty Skyworth Overseas Sales Limited và giải thích hộ chiếu của người này là hộ chiếu người trung quốc. Hiện tại hồ sơ chuyển nhượng vốn của Công ty em là hồ sơ chuyển nhượng giữa 2 công ty với nhau và người đại điện này không qua Việt Nam (Người này đã qua công tác ở Việt Nam nhiều lần trước dịch và đã được cấp VISA qua Việt Nam). Em xin phép hỏi sở kế hoạch và đầu tư Hồ Chí Minh rằng nguyên nhân cụ thể hồ sơ bên em không được chấp nhận và bị trả về là gì vậy ạ! Nếu em muốn tiếp tục soạn hồ sơ thì hồ sơ bên em cần sửa đổi và bổ sung thêm gì không ạ?

  23. Visitor
    Bảo Huy
    12/08/2020

    Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Khoản 1 Điều 40 của Luật Đầu tư quy định: “Khi có nhu cầu thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”. Theo Khoản 1 Điều 33 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015, trong trường hợp thay đổi địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên, địa chỉ của nhà đầu tư. Mặc dù theo quy định nêu trên, doanh nghiệp không phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, theo chúng tôi, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh nội dung này cùng với việc điều chỉnh tên, địa chỉ của nhà đầu tư. Khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần lưu ý chuẩn bị văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi. Các văn bản pháp luật về đầu tư không hướng dẫn nhà đầu tư/ doanh nghiệp phải cung cấp các tài liệu liên quan nào. Do đó, doanh nghiệp cần trao đổi, hỏi ý kiến Cơ quan đăng ký đầu tư các tài liệu liên quan cần phải chuẩn bị cho trường hợp điều chỉnh cụ thể của doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh. Theo quy định, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ điều chỉnh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh. Về thủ tục điều chỉnh thông tin đăng ký doanh nghiệp, do các thông tin về nhà đầu tư không được đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi các nội dung này.

  24. Visitor
    DPI HCM
    26/08/2020

    THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ Trường hợp: Thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của Nhà đầu tư Hồ sơ giải gồm: 1. Thông báo thay đổi đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của Nhà đầu tư. Lưu ý: Nội dung Thông báo phải đầy đủ các thông tin về Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của Nhà đầu tư được bổ nhiệm mới. Thông tin bao gồm: + Họ tên (họ tên, chức vụ, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch) + Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (số, ngày, nơi cấp) + Giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với trường hợp không có CMND/hộ chiếu (tên giấy, số, ngày, nơi cấp) + Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: + Chỗ ở hiện nay: (địa chỉ, điện thoại, Fax, Email) 2. Tùy theo trường hợp, hồ sơ nộp kèm: - Trường hợp thay đổi đại diện theo pháp luật của Nhà đầu tư: hồ sơ nộp kèm bản sao hợp lệ (có hợp pháp hóa lãnh sự) các giấy tờ pháp lý chứng minh đại diện pháp luật của doanh nghiệp đã được thay đổi (thể hiện thông qua Bản Business Profile, Biz File, Bản trích lục hồ sơ đăng ký kinh doanh…của Nhà đầu tư) - Trường hợp thay đổi đại diện theo ủy quyền của Nhà đầu tư: Quyết định bằng văn bản của Nhà đầu tư về việc ủy quyền cho người đại diện. Văn bản phải được ký bởi người có đủ thẩm quyền của Nhà đầu tư và được đóng dấu của Nhà đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điều lệ của Nhà đầu tư đã nộp lúc trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp. * Lưu ý: Trường hợp giấy tờ pháp lý chứng minh tư cách người có thẩm quyền của Nhà đầu tư và Điều lệ của Nhà đầu tư có sự thay đổi so với các tài liệu đã nộp tại hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đề nghị Nhà đầu tư nộp kèm bản sao hợp lệ (có hợp pháp hóa lãnh sự) giấy tờ pháp lý và Điều lệ mới nhất của Nhà đầu tư. 3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư. 4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người thay thế làm đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của Nhà đầu tư: - Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. - Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: a) Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu. b) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu. 5. Phiếu thông tin tình hình thực hiện dự án (Mẫu do Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành năm 2012. Doanh nghiệp tải các biểu mẫu tại website http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn, mục Hướng dẫn thủ tục đầu tư). 6. Báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu theo quy định tại Khoản 2-Mục III của Thông tư số 05/2008/TT-BCT ngày 14 tháng 04 năm 2008 của Bộ Công thương về sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007. (chỉ yêu cầu đối với doanh nghiệp đã có chức năng thực hiện quyền nhập khẩu mà không thực hiện quyền phân phối hàng hóa). Hướng dẫn thủ tục đầu tư DỰ ÁN KHÔNG GẮN VỚI THÀNH LẬP DN Mẫu 4.3 Trang 2  Lưu ý: - Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục thì khi nộp hồ sơ tại Sở KHĐT phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền. - Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật. - Số lượng hồ sơ nộp: 02 bộ hồ sơ (01 bộ gốc và 01 bộ copy). - Quy cách hồ sơ: + Hồ sơ làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng. + Đóng thành từng quyển + Bìa cứng (không sử dụng bìa còng) + Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự các đầu mục hồ sơ đã hướng dẫn như trên) + Trên bìa hồ sơ ghi rõ : Tên Công ty/ Dự án, Loại hồ sơ (Cấp mới/Điều chỉnh/Giải thể), thông tin của người nộp (Tên, số điện thoại, địa chỉ) - Thời gian xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 15 ngày làm việc.

  25. Visitor
    dpihcm
    26/08/2020

    Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Trình tự thực hiện: * Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định. * Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, quận 1: Thời gian làm việc: • Các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng từ 7:30 đến 11:30; Chiều từ 13:00 đến 17:00. • Thứ 7: Sáng từ 7:30 đến 11:30 + Cách thức nộp hồ sơ: Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư. * Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Ghi chú : Trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ sau: 1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc 2. Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, quận 1. - Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ; hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư; d) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); e) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); f) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); g) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); i) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); k) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan). - Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ không thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh . - Cơ quan phối hợp (nếu có): các bộ ngành, cơ quan có liên quan. - Lệ phí: Không. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: + Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh: Mẫu I-9 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh: Mẫu I-10 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư + Đề xuất dự án đầu tư: Mẫu I-2 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án: Mẫu I-4 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Giải trình về công nghệ thực hiện dự án đầu tư: Mẫu I-5 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:  Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.  Công văn số 4366/BKHĐT-PC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.  Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư (văn bản đính kèm).  Công văn số 5122/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24 tháng 7 năm 2015 về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.  Công văn số 4211/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26 tháng 6 năm 2015 về việc hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp. Mẫu I.9 Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh (Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ/GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP KINH DOANH Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư với các nội dung như sau: I. NHÀ ĐẦU TƯ 1. Nhà đầu tư thứ nhất: a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Họ tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …………………Giới tính: ……………. Sinh ngày: …….../ / ………….Quốc tịch: ………………………... Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: / / Nơi cấp: Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Số giấy chứng thực cá nhân: Ngày cấp: / / Ngày hết hạn: / / Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………… Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………… Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ……………………… b) Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức: Tên doanh nghiệp/tổ chức: ................................................................................. Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: ..................................................... Ngày cấp ................................................Cơ quan cấp:........................................ Địa chỉ trụ sở: ............................................................................................. Điện thoại: …………… Fax: ……………… Email: ……… Website: ……….. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa): Giới tính: Chức danh:…………………Sinh ngày: …….../…../…….Quốc tịch: . Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: / / Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: …………………..………………………………………… Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………….. Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ……………………… 2. Nhà đầu tư tiếp theo:thông tin kê khai tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH: Đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư ....(tên dự án)........ với nội dung như sau: 1. Các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh đã cấp: STT Tên giấy Số giấy/Mã số dự án Ngày cấp Cơ quan cấp Ghi chú (Còn hoặc hết hiệu lực) 2. Nội dung điều chỉnh: 2.1. Nội dung điều chỉnh 1: - Nội dung đã quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh: ............................................. - Nay đăng ký sửa thành: ................................................................................ - Lý do điều chỉnh: .......................................................................................... 2.2. Nội dung điều chỉnh tiếp theo (ghi tương tự như nội dung điều chỉnh 1): 3. Các văn bản liên quan đến nội dung điều chỉnh (nếu có). III. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT: a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư   IV. HỒ SƠ KÈM THEO 1. Các văn bản quy định tại Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư; 2. Bản sao các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh đã cấp. Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có)   Mẫu I.10 Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh (Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư Nhà đầu tư/các nhà đầu tư (nêu tên của các nhà đầu tư) báo cáo về tình hình hoạt động của dự án (tên dự án) đến ngày......tháng......năm ...... với các nội dung cụ thể dưới đây: 1. Tiến độ dự án: Giải phóng mặt bằng, tái định cư; xây dựng; sử dụng đất; trang bị máy móc, thiết bị; vận hành, sản xuất, kinh doanh: 2. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư: - Vốn góp (ghi cụ thể số vốn đã góp của từng nhà đầu tư): - Vốn vay: ghi số giá trị đã vay và nguồn vốn - Vốn khác: 3. Tiến độ thực hiện các nội dung khác được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 4. Sơ lược tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm báo cáo: - Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn: - Các khoản nộp ngân sách: - Vốn chủ sở hữu: - Lợi nhuận: - Ưu đãi đầu tư được hưởng: - Số lao động sử dụng: Tổng số lao động, người Việt nam, người nước ngoài (nếu có) 5. Những khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án: 6. Những kiến nghị cần giải quyết: II. TÀI LIỆU KÈM THEO 1. Báo cáo tài chính năm trước liền kề 2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) Mẫu I.2 Đề xuất dự án đầu tư (Trường hợp dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư) (Điểm c Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày .... tháng ... năm....) I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ (Ghi tên từng nhà đầu tư hoặc Tổ chức kinh tế) Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau: II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU 1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án: 1.1. Tên dự án: ............................................................ 1.2. Địa điểm thực hiện dự án: ………………….. (Đối với dự án ngoài KCN, KCX: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện, tỉnh/thành phố). 2. Mục tiêu đầu tư: STT Mục tiêu hoạt động Mã ngành theo VSIC (Mã ngành cấp 4) Mã ngành CPC (đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có) 3. Quy mô đầu tư: Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí: - Diện tích đất sử dụng: - Công suất thiết kế: - Sản phẩm đầu ra: - Quy mô kiến trúc xây dựng: Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn, từng giai đoạn được miêu tả như trên 4. Vốn đầu tư: 4.1. Tổng vốn đầu tư, gồm vốn cố định và vốn lưu động. a) Vốn cố định: …….. Trong đó bao gồm: - Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có): - Chi phí thuê đất, mặt nước,…: - Chi phí xây dựng công trình: - Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ, thương hiệu, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác hình thành tài sản cố định theo quy định của pháp luật về tài chính: - Chi phí khác: b) Vốn lưu động: ………….. 4.2. Nguồn vốn đầu tư: a) Vốn góp (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư): STT Tên nhà đầu tư Số vốn góp Tỷ lệ (%) Phương thức góp vốn (*) Tiến độ góp vốn VNĐ Tương đương USD Ghi chú: (*): Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,……… b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn, phương án huy động và tiến độ dự kiến (vay từ tổ chức tín dụng/công ty mẹ,…). c) Vốn khác: ………….. 5. Thời hạn thực hiện dự án: (số năm dự án hoạt động). 6. Tiến độ thực hiện dự án: 6.1. Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… 6.2. Dự kiến tiến độ huy động vốn (tách riêng theo từng nguồn khác nhau). 7. Nhu cầu về lao động: (nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động cần cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể). 8. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 8.1. Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất: (Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành (nếu có), quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Nội dung phân tích phải chỉ rõ sự phù hợp của dự án với quy hoạch định hướng hay quy hoạch cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dẫn chiếu các cơ sở pháp lý). 8.2. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội - Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng. - Đóng góp của dự án với ngân sách, địa phương, người lao động; - Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này. - Cách đánh giá tác động của dự án đối với người dân tộc thiểu số (nếu có). - Kế hoạch tái định cư (nếu dự án liên quan đến tái định cư). - Khả năng dự án gây ra thay đổi về mặt xã hội. 8.3. Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường: - Các tác động chính thuộc dự án ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên (không khí, nước và đất), sức khỏe của con người và an toàn môi trường (cho từng giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, vận hành khai thác công trình dự án hoặc giải trình về việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường). - Các vấn đề quan tâm có liên quan có thể gây rủi ro cho dự án trong tương lai và các biện pháp giảm thiểu rủi ro. - Nội dung chính của kế hoạch quản lý môi trường và mức độ bao trùm của kế hoạch đó. - Các kiến nghị về tác động môi trường được phản ánh và hỗ trợ trong thiết kế và thực hiện dự án (kể cả trong phân tích kinh tế và các biện pháp thay thế). 8.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án: 8.5. Đánh giá tác động của dự án tới an ninh - quốc phòng: - Có đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng dự án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới, lãnh thổ và hải đảo (nếu có). - Ý kiến của cơ quản lý chuyên môn về ảnh hưởng của dự án tới quốc phòng, an ninh (nếu có). III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (ghi rõ cơ sở pháp lý của đề xuất ưu đãi đầu tư) 1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng):.. Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):.................................................................... 2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Cơ sở pháp lý của ưu đãi(ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): .. Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):..................................................................... 3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): . Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ..................................................................... 4. Đề xuất hỗ trợ đầu tư (nếu có): .................................................................. IV. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT: a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) Mẫu số I.4 Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án (Áp dụng đối với dự án có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) (Căn cứ Điểm đ, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ XUẤT NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN (kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày ..... tháng ..... năm .......) I. KHU ĐẤT DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Thực trạng sử dụng khu đất: - Giới thiệu tổng thể về khu đất (ranh giới, vị trí địa lý, quá trình hình thành…); - Tình hình thực trạng sử dụng khu đất. 2. Đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng khu đất để thực hiện dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất. 3. Cơ sở pháp lý xác định khu đất: 4. Kế hoạch, tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có). 5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): Khi dự án có yêu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, cần phải lập kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch giải phóng mặt bằng phải xem xét đầy đủ từ góc độ môi trường và xã hội, gồm các nội dung sau: - Phạm vi giải phóng mặt bằng và tác động của vấn đề tái định cư; - Chính sách đền bù; - Tổ chức thực hiện (có thể lập một tiểu dự án riêng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư); - Tiến độ, nguồn vốn thực hiện. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm các phương án cụ thể sau: - Phương án tổ chức thống kê đối tượng phải đền bù: diện tích từng loại đất, nhà cửa, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước, cây cối, hoa màu và các tài sản khác theo quy định; - Phương án tài chính cụ thể cho từng đối tượng phải đền bù; - Phương án tạo lập cơ sở hạ tầng, tái định canh, định cư; - Phương án tổ chức, hỗ trợ tái định canh, định cư; - Phương án đào tạo nghề, tạo việc làm đảm bảo cuộc sống cho đối tượng có đất bị thu hồi. - Nguồn vốn, và cơ chế thanh toán cho giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư. II. KẾT LUẬN Nhà đầu tư/các nhà đầu tư đề nghị được sử dụng khu đất, để thực hiện dự án (tên dự án) với các nội dung chính sau: 1. Địa điểm khu đất, ranh giới địa lý rõ ràng (tọa độ xác định): 2. Tổng diện tích, cơ cấu sử dụng đất: 3. Hiện trạng sử dụng đất (tóm tắt): 4. Tóm tắt phương án chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có): 5. Tóm tắt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư, đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi phục vụ dự án, dự toán chi phí (chi phí này phải phù hợp với chi phí nêu tại Đề xuất dự án): Mẫu số I.5 Giải trình về công nghệ thực hiện dự án đầu tư (Đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao) (Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẢI TRÌNH VỀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày ..... tháng ..... năm .......) I. TÓM TẮT DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 1. Tên dự án: 2. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, trong đó vốn mua máy móc, thiết bị, công nghệ, bản quyền... 3. Thời hạn hoạt động của dự án: - Số năm dự án hoạt động: - Năm hoạt động của máy móc, thiết bị, công nghệ: 4. Tiến độ mua, lắp đặt vận hành chạy thử, đào tạo, huấn luyện sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ: 5. Nhu cầu về lao động (Nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động, trong đó nêu rõ nhu cầu số lượng, chất lượng lao động phù hợp với trình độ công nghệ đăng ký): II. GIẢI TRÌNH VỀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 1. Tên công nghệ: 2. Xuất xứ công nghệ: 3. Sơ đồ quy trình công nghệ: 4. Thông số kỹ thuật chính: 5. Tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính: 6. Nêu rõ những khiếm khuyết (nếu có) và lý do chấp nhận của thiết bị, công nghệ được lựa chọn. 7. Kế hoạch đào tạo, chuyển giao, bảo hành. (Khi thuyết minh về giải pháp lựa chọn kỹ thuật, công nghệ phải nêu rõ cơ sở xác định các tiêu chuẩn, quy chuẩn; số lượng giải pháp kỹ thuật công nghệ. Trong trường hợp có nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ, nêu căn cứ lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ đã được chọn).  

  26. Visitor
    dpihcm
    26/08/2020

    Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Trình tự thực hiện: * Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định. * Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, quận 1: Thời gian làm việc: • Các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng từ 7:30 đến 11:30; Chiều từ 13:00 đến 17:00. • Thứ 7: Sáng từ 7:30 đến 11:30 + Cách thức nộp hồ sơ: Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư. * Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Ghi chú : Trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ sau: 1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc 2. Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, quận 1. - Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ; hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư; d) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); e) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); f) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); g) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); i) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); k) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan). - Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ không thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh . - Cơ quan phối hợp (nếu có): các bộ ngành, cơ quan có liên quan. - Lệ phí: Không. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: + Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh: Mẫu I-9 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh: Mẫu I-10 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư + Đề xuất dự án đầu tư: Mẫu I-2 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án: Mẫu I-4 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Giải trình về công nghệ thực hiện dự án đầu tư: Mẫu I-5 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:  Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.  Công văn số 4366/BKHĐT-PC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.  Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư (văn bản đính kèm).  Công văn số 5122/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24 tháng 7 năm 2015 về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.  Công văn số 4211/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26 tháng 6 năm 2015 về việc hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp. Mẫu I.9 Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh (Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ/GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP KINH DOANH Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư với các nội dung như sau: I. NHÀ ĐẦU TƯ 1. Nhà đầu tư thứ nhất: a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Họ tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …………………Giới tính: ……………. Sinh ngày: …….../ / ………….Quốc tịch: ………………………... Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: / / Nơi cấp: Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Số giấy chứng thực cá nhân: Ngày cấp: / / Ngày hết hạn: / / Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………… Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………… Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ……………………… b) Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức: Tên doanh nghiệp/tổ chức: ................................................................................. Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: ..................................................... Ngày cấp ................................................Cơ quan cấp:........................................ Địa chỉ trụ sở: ............................................................................................. Điện thoại: …………… Fax: ……………… Email: ……… Website: ……….. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa): Giới tính: Chức danh:…………………Sinh ngày: …….../…../…….Quốc tịch: . Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: / / Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: …………………..………………………………………… Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………….. Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ……………………… 2. Nhà đầu tư tiếp theo:thông tin kê khai tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH: Đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư ....(tên dự án)........ với nội dung như sau: 1. Các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh đã cấp: STT Tên giấy Số giấy/Mã số dự án Ngày cấp Cơ quan cấp Ghi chú (Còn hoặc hết hiệu lực) 2. Nội dung điều chỉnh: 2.1. Nội dung điều chỉnh 1: - Nội dung đã quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh: ............................................. - Nay đăng ký sửa thành: ................................................................................ - Lý do điều chỉnh: .......................................................................................... 2.2. Nội dung điều chỉnh tiếp theo (ghi tương tự như nội dung điều chỉnh 1): 3. Các văn bản liên quan đến nội dung điều chỉnh (nếu có). III. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT: a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư   IV. HỒ SƠ KÈM THEO 1. Các văn bản quy định tại Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư; 2. Bản sao các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh đã cấp. Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có)   Mẫu I.10 Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh (Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư Nhà đầu tư/các nhà đầu tư (nêu tên của các nhà đầu tư) báo cáo về tình hình hoạt động của dự án (tên dự án) đến ngày......tháng......năm ...... với các nội dung cụ thể dưới đây: 1. Tiến độ dự án: Giải phóng mặt bằng, tái định cư; xây dựng; sử dụng đất; trang bị máy móc, thiết bị; vận hành, sản xuất, kinh doanh: 2. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư: - Vốn góp (ghi cụ thể số vốn đã góp của từng nhà đầu tư): - Vốn vay: ghi số giá trị đã vay và nguồn vốn - Vốn khác: 3. Tiến độ thực hiện các nội dung khác được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 4. Sơ lược tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm báo cáo: - Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn: - Các khoản nộp ngân sách: - Vốn chủ sở hữu: - Lợi nhuận: - Ưu đãi đầu tư được hưởng: - Số lao động sử dụng: Tổng số lao động, người Việt nam, người nước ngoài (nếu có) 5. Những khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án: 6. Những kiến nghị cần giải quyết: II. TÀI LIỆU KÈM THEO 1. Báo cáo tài chính năm trước liền kề 2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) Mẫu I.2 Đề xuất dự án đầu tư (Trường hợp dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư) (Điểm c Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày .... tháng ... năm....) I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ (Ghi tên từng nhà đầu tư hoặc Tổ chức kinh tế) Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau: II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU 1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án: 1.1. Tên dự án: ............................................................ 1.2. Địa điểm thực hiện dự án: ………………….. (Đối với dự án ngoài KCN, KCX: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện, tỉnh/thành phố). 2. Mục tiêu đầu tư: STT Mục tiêu hoạt động Mã ngành theo VSIC (Mã ngành cấp 4) Mã ngành CPC (đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có) 3. Quy mô đầu tư: Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí: - Diện tích đất sử dụng: - Công suất thiết kế: - Sản phẩm đầu ra: - Quy mô kiến trúc xây dựng: Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn, từng giai đoạn được miêu tả như trên 4. Vốn đầu tư: 4.1. Tổng vốn đầu tư, gồm vốn cố định và vốn lưu động. a) Vốn cố định: …….. Trong đó bao gồm: - Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có): - Chi phí thuê đất, mặt nước,…: - Chi phí xây dựng công trình: - Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ, thương hiệu, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác hình thành tài sản cố định theo quy định của pháp luật về tài chính: - Chi phí khác: b) Vốn lưu động: ………….. 4.2. Nguồn vốn đầu tư: a) Vốn góp (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư): STT Tên nhà đầu tư Số vốn góp Tỷ lệ (%) Phương thức góp vốn (*) Tiến độ góp vốn VNĐ Tương đương USD Ghi chú: (*): Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,……… b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn, phương án huy động và tiến độ dự kiến (vay từ tổ chức tín dụng/công ty mẹ,…). c) Vốn khác: ………….. 5. Thời hạn thực hiện dự án: (số năm dự án hoạt động). 6. Tiến độ thực hiện dự án: 6.1. Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… 6.2. Dự kiến tiến độ huy động vốn (tách riêng theo từng nguồn khác nhau). 7. Nhu cầu về lao động: (nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động cần cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể). 8. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 8.1. Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất: (Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành (nếu có), quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Nội dung phân tích phải chỉ rõ sự phù hợp của dự án với quy hoạch định hướng hay quy hoạch cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dẫn chiếu các cơ sở pháp lý). 8.2. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội - Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng. - Đóng góp của dự án với ngân sách, địa phương, người lao động; - Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này. - Cách đánh giá tác động của dự án đối với người dân tộc thiểu số (nếu có). - Kế hoạch tái định cư (nếu dự án liên quan đến tái định cư). - Khả năng dự án gây ra thay đổi về mặt xã hội. 8.3. Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường: - Các tác động chính thuộc dự án ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên (không khí, nước và đất), sức khỏe của con người và an toàn môi trường (cho từng giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, vận hành khai thác công trình dự án hoặc giải trình về việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường). - Các vấn đề quan tâm có liên quan có thể gây rủi ro cho dự án trong tương lai và các biện pháp giảm thiểu rủi ro. - Nội dung chính của kế hoạch quản lý môi trường và mức độ bao trùm của kế hoạch đó. - Các kiến nghị về tác động môi trường được phản ánh và hỗ trợ trong thiết kế và thực hiện dự án (kể cả trong phân tích kinh tế và các biện pháp thay thế). 8.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án: 8.5. Đánh giá tác động của dự án tới an ninh - quốc phòng: - Có đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng dự án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới, lãnh thổ và hải đảo (nếu có). - Ý kiến của cơ quản lý chuyên môn về ảnh hưởng của dự án tới quốc phòng, an ninh (nếu có). III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (ghi rõ cơ sở pháp lý của đề xuất ưu đãi đầu tư) 1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng):.. Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):.................................................................... 2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Cơ sở pháp lý của ưu đãi(ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): .. Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):..................................................................... 3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): . Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ..................................................................... 4. Đề xuất hỗ trợ đầu tư (nếu có): .................................................................. IV. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT: a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) Mẫu số I.4 Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án (Áp dụng đối với dự án có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) (Căn cứ Điểm đ, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ XUẤT NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN (kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày ..... tháng ..... năm .......) I. KHU ĐẤT DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Thực trạng sử dụng khu đất: - Giới thiệu tổng thể về khu đất (ranh giới, vị trí địa lý, quá trình hình thành…); - Tình hình thực trạng sử dụng khu đất. 2. Đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng khu đất để thực hiện dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất. 3. Cơ sở pháp lý xác định khu đất: 4. Kế hoạch, tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có). 5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): Khi dự án có yêu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, cần phải lập kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch giải phóng mặt bằng phải xem xét đầy đủ từ góc độ môi trường và xã hội, gồm các nội dung sau: - Phạm vi giải phóng mặt bằng và tác động của vấn đề tái định cư; - Chính sách đền bù; - Tổ chức thực hiện (có thể lập một tiểu dự án riêng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư); - Tiến độ, nguồn vốn thực hiện. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm các phương án cụ thể sau: - Phương án tổ chức thống kê đối tượng phải đền bù: diện tích từng loại đất, nhà cửa, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước, cây cối, hoa màu và các tài sản khác theo quy định; - Phương án tài chính cụ thể cho từng đối tượng phải đền bù; - Phương án tạo lập cơ sở hạ tầng, tái định canh, định cư; - Phương án tổ chức, hỗ trợ tái định canh, định cư; - Phương án đào tạo nghề, tạo việc làm đảm bảo cuộc sống cho đối tượng có đất bị thu hồi. - Nguồn vốn, và cơ chế thanh toán cho giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư. II. KẾT LUẬN Nhà đầu tư/các nhà đầu tư đề nghị được sử dụng khu đất, để thực hiện dự án (tên dự án) với các nội dung chính sau: 1. Địa điểm khu đất, ranh giới địa lý rõ ràng (tọa độ xác định): 2. Tổng diện tích, cơ cấu sử dụng đất: 3. Hiện trạng sử dụng đất (tóm tắt): 4. Tóm tắt phương án chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có): 5. Tóm tắt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư, đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi phục vụ dự án, dự toán chi phí (chi phí này phải phù hợp với chi phí nêu tại Đề xuất dự án): Mẫu số I.5 Giải trình về công nghệ thực hiện dự án đầu tư (Đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao) (Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẢI TRÌNH VỀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày ..... tháng ..... năm .......) I. TÓM TẮT DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 1. Tên dự án: 2. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, trong đó vốn mua máy móc, thiết bị, công nghệ, bản quyền... 3. Thời hạn hoạt động của dự án: - Số năm dự án hoạt động: - Năm hoạt động của máy móc, thiết bị, công nghệ: 4. Tiến độ mua, lắp đặt vận hành chạy thử, đào tạo, huấn luyện sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ: 5. Nhu cầu về lao động (Nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động, trong đó nêu rõ nhu cầu số lượng, chất lượng lao động phù hợp với trình độ công nghệ đăng ký): II. GIẢI TRÌNH VỀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 1. Tên công nghệ: 2. Xuất xứ công nghệ: 3. Sơ đồ quy trình công nghệ: 4. Thông số kỹ thuật chính: 5. Tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính: 6. Nêu rõ những khiếm khuyết (nếu có) và lý do chấp nhận của thiết bị, công nghệ được lựa chọn. 7. Kế hoạch đào tạo, chuyển giao, bảo hành. (Khi thuyết minh về giải pháp lựa chọn kỹ thuật, công nghệ phải nêu rõ cơ sở xác định các tiêu chuẩn, quy chuẩn; số lượng giải pháp kỹ thuật công nghệ. Trong trường hợp có nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ, nêu căn cứ lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ đã được chọn).  

  27. Visitor
    Trần văn Sở
    23/04/2021

    Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trình tự thực hiện: * Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định. * Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, quận 1: Thời gian làm việc: • Các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng từ 7:30 đến 11:30; Chiều từ 13:00 đến 17:00. • Thứ 7: Sáng từ 7:30 đến 11:30 + Cách thức nộp hồ sơ: Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư. * Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Ghi chú : Trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ sau: 1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc 2. Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, số 32 Lê Thánh Tôn, quận 1. - Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ; hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư; d) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); e) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); f) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); g) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); i) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan); k) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (trường hợp điều chỉnh nội dung có liên quan). - Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ không thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh . - Cơ quan phối hợp (nếu có): các bộ ngành, cơ quan có liên quan. - Lệ phí: Không. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: + Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh: Mẫu I-9 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh: Mẫu I-10 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư + Đề xuất dự án đầu tư: Mẫu I-2 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án: Mẫu I-4 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. + Giải trình về công nghệ thực hiện dự án đầu tư: Mẫu I-5 của Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư. - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:  Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.  Công văn số 4366/BKHĐT-PC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.  Công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 30 tháng 6 năm 2015 về việc thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động theo Luật Đầu tư (văn bản đính kèm).  Công văn số 5122/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24 tháng 7 năm 2015 về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.  Công văn số 4211/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26 tháng 6 năm 2015 về việc hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp. Mẫu I.9 Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh (Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ/GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ/GIẤY PHÉP KINH DOANH Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư với các nội dung như sau: I. NHÀ ĐẦU TƯ 1. Nhà đầu tư thứ nhất: a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Họ tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …………………Giới tính: ……………. Sinh ngày: …….../ / ………….Quốc tịch: ………………………... Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: / / Nơi cấp: Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Số giấy chứng thực cá nhân: Ngày cấp: / / Ngày hết hạn: / / Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………… Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………… Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ……………………… b) Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức: Tên doanh nghiệp/tổ chức: ................................................................................. Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: ..................................................... Ngày cấp ................................................Cơ quan cấp:........................................ Địa chỉ trụ sở: ............................................................................................. Điện thoại: …………… Fax: ……………… Email: ……… Website: ……….. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa): Giới tính: Chức danh:…………………Sinh ngày: …….../…../…….Quốc tịch: . Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: / / Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: …………………..………………………………………… Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………….. Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ……………………… 2. Nhà đầu tư tiếp theo:thông tin kê khai tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH: Đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư ....(tên dự án)........ với nội dung như sau: 1. Các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh đã cấp: STT Tên giấy Số giấy/Mã số dự án Ngày cấp Cơ quan cấp Ghi chú (Còn hoặc hết hiệu lực) 2. Nội dung điều chỉnh: 2.1. Nội dung điều chỉnh 1: - Nội dung đã quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh: ............................................. - Nay đăng ký sửa thành: ................................................................................ - Lý do điều chỉnh: .......................................................................................... 2.2. Nội dung điều chỉnh tiếp theo (ghi tương tự như nội dung điều chỉnh 1): 3. Các văn bản liên quan đến nội dung điều chỉnh (nếu có). III. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT: a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IV. HỒ SƠ KÈM THEO 1. Các văn bản quy định tại Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư; 2. Bản sao các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh đã cấp. Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) Mẫu I.10 Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh (Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư Nhà đầu tư/các nhà đầu tư (nêu tên của các nhà đầu tư) báo cáo về tình hình hoạt động của dự án (tên dự án) đến ngày......tháng......năm ...... với các nội dung cụ thể dưới đây: 1. Tiến độ dự án: Giải phóng mặt bằng, tái định cư; xây dựng; sử dụng đất; trang bị máy móc, thiết bị; vận hành, sản xuất, kinh doanh: 2. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư: - Vốn góp (ghi cụ thể số vốn đã góp của từng nhà đầu tư): - Vốn vay: ghi số giá trị đã vay và nguồn vốn - Vốn khác: 3. Tiến độ thực hiện các nội dung khác được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 4. Sơ lược tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm báo cáo: - Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn: - Các khoản nộp ngân sách: - Vốn chủ sở hữu: - Lợi nhuận: - Ưu đãi đầu tư được hưởng: - Số lao động sử dụng: Tổng số lao động, người Việt nam, người nước ngoài (nếu có) 5. Những khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án: 6. Những kiến nghị cần giải quyết: II. TÀI LIỆU KÈM THEO 1. Báo cáo tài chính năm trước liền kề 2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) Mẫu I.2 Đề xuất dự án đầu tư (Trường hợp dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư) (Điểm c Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày .... tháng ... năm....) I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ (Ghi tên từng nhà đầu tư hoặc Tổ chức kinh tế) Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau: II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU 1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án: 1.1. Tên dự án: ............................................................ 1.2. Địa điểm thực hiện dự án: ………………….. (Đối với dự án ngoài KCN, KCX: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện, tỉnh/thành phố). 2. Mục tiêu đầu tư: STT Mục tiêu hoạt động Mã ngành theo VSIC (Mã ngành cấp 4) Mã ngành CPC (đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có) 3. Quy mô đầu tư: Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí: - Diện tích đất sử dụng: - Công suất thiết kế: - Sản phẩm đầu ra: - Quy mô kiến trúc xây dựng: Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn, từng giai đoạn được miêu tả như trên 4. Vốn đầu tư: 4.1. Tổng vốn đầu tư, gồm vốn cố định và vốn lưu động. a) Vốn cố định: …….. Trong đó bao gồm: - Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có): - Chi phí thuê đất, mặt nước,…: - Chi phí xây dựng công trình: - Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ, thương hiệu, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác hình thành tài sản cố định theo quy định của pháp luật về tài chính: - Chi phí khác: b) Vốn lưu động: ………….. 4.2. Nguồn vốn đầu tư: a) Vốn góp (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư): STT Tên nhà đầu tư Số vốn góp Tỷ lệ (%) Phương thức góp vốn (*) Tiến độ góp vốn VNĐ Tương đương USD Ghi chú: (*): Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,……… b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn, phương án huy động và tiến độ dự kiến (vay từ tổ chức tín dụng/công ty mẹ,…). c) Vốn khác: ………….. 5. Thời hạn thực hiện dự án: (số năm dự án hoạt động). 6. Tiến độ thực hiện dự án: 6.1. Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… 6.2. Dự kiến tiến độ huy động vốn (tách riêng theo từng nguồn khác nhau). 7. Nhu cầu về lao động: (nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động cần cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể). 8. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 8.1. Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất: (Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành (nếu có), quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Nội dung phân tích phải chỉ rõ sự phù hợp của dự án với quy hoạch định hướng hay quy hoạch cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dẫn chiếu các cơ sở pháp lý). 8.2. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội - Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng. - Đóng góp của dự án với ngân sách, địa phương, người lao động; - Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này. - Cách đánh giá tác động của dự án đối với người dân tộc thiểu số (nếu có). - Kế hoạch tái định cư (nếu dự án liên quan đến tái định cư). - Khả năng dự án gây ra thay đổi về mặt xã hội. 8.3. Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường: - Các tác động chính thuộc dự án ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên (không khí, nước và đất), sức khỏe của con người và an toàn môi trường (cho từng giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, vận hành khai thác công trình dự án hoặc giải trình về việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường). - Các vấn đề quan tâm có liên quan có thể gây rủi ro cho dự án trong tương lai và các biện pháp giảm thiểu rủi ro. - Nội dung chính của kế hoạch quản lý môi trường và mức độ bao trùm của kế hoạch đó. - Các kiến nghị về tác động môi trường được phản ánh và hỗ trợ trong thiết kế và thực hiện dự án (kể cả trong phân tích kinh tế và các biện pháp thay thế). 8.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án: 8.5. Đánh giá tác động của dự án tới an ninh - quốc phòng: - Có đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng dự án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới, lãnh thổ và hải đảo (nếu có). - Ý kiến của cơ quản lý chuyên môn về ảnh hưởng của dự án tới quốc phòng, an ninh (nếu có). III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (ghi rõ cơ sở pháp lý của đề xuất ưu đãi đầu tư) 1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng):.. Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):.................................................................... 2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Cơ sở pháp lý của ưu đãi(ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): .. Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):..................................................................... 3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): . Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ..................................................................... 4. Đề xuất hỗ trợ đầu tư (nếu có): .................................................................. IV. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT: a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) Mẫu số I.4 Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án (Áp dụng đối với dự án có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) (Căn cứ Điểm đ, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ XUẤT NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN (kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày ..... tháng ..... năm .......) I. KHU ĐẤT DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Thực trạng sử dụng khu đất: - Giới thiệu tổng thể về khu đất (ranh giới, vị trí địa lý, quá trình hình thành…); - Tình hình thực trạng sử dụng khu đất. 2. Đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng khu đất để thực hiện dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất. 3. Cơ sở pháp lý xác định khu đất: 4. Kế hoạch, tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có). 5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có): Khi dự án có yêu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, cần phải lập kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch giải phóng mặt bằng phải xem xét đầy đủ từ góc độ môi trường và xã hội, gồm các nội dung sau: - Phạm vi giải phóng mặt bằng và tác động của vấn đề tái định cư; - Chính sách đền bù; - Tổ chức thực hiện (có thể lập một tiểu dự án riêng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư); - Tiến độ, nguồn vốn thực hiện. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm các phương án cụ thể sau: - Phương án tổ chức thống kê đối tượng phải đền bù: diện tích từng loại đất, nhà cửa, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước, cây cối, hoa màu và các tài sản khác theo quy định; - Phương án tài chính cụ thể cho từng đối tượng phải đền bù; - Phương án tạo lập cơ sở hạ tầng, tái định canh, định cư; - Phương án tổ chức, hỗ trợ tái định canh, định cư; - Phương án đào tạo nghề, tạo việc làm đảm bảo cuộc sống cho đối tượng có đất bị thu hồi. - Nguồn vốn, và cơ chế thanh toán cho giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư. II. KẾT LUẬN Nhà đầu tư/các nhà đầu tư đề nghị được sử dụng khu đất, để thực hiện dự án (tên dự án) với các nội dung chính sau: 1. Địa điểm khu đất, ranh giới địa lý rõ ràng (tọa độ xác định): 2. Tổng diện tích, cơ cấu sử dụng đất: 3. Hiện trạng sử dụng đất (tóm tắt): 4. Tóm tắt phương án chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có): 5. Tóm tắt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư, đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi phục vụ dự án, dự toán chi phí (chi phí này phải phù hợp với chi phí nêu tại Đề xuất dự án): Mẫu số I.5 Giải trình về công nghệ thực hiện dự án đầu tư (Đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao) (Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẢI TRÌNH VỀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày ..... tháng ..... năm .......) I. TÓM TẮT DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 1. Tên dự án: 2. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, trong đó vốn mua máy móc, thiết bị, công nghệ, bản quyền... 3. Thời hạn hoạt động của dự án: - Số năm dự án hoạt động: - Năm hoạt động của máy móc, thiết bị, công nghệ: 4. Tiến độ mua, lắp đặt vận hành chạy thử, đào tạo, huấn luyện sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ: 5. Nhu cầu về lao động (Nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động, trong đó nêu rõ nhu cầu số lượng, chất lượng lao động phù hợp với trình độ công nghệ đăng ký): II. GIẢI TRÌNH VỀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 1. Tên công nghệ: 2. Xuất xứ công nghệ: 3. Sơ đồ quy trình công nghệ: 4. Thông số kỹ thuật chính: 5. Tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính: 6. Nêu rõ những khiếm khuyết (nếu có) và lý do chấp nhận của thiết bị, công nghệ được lựa chọn. 7. Kế hoạch đào tạo, chuyển giao, bảo hành. (Khi thuyết minh về giải pháp lựa chọn kỹ thuật, công nghệ phải nêu rõ cơ sở xác định các tiêu chuẩn, quy chuẩn; số lượng giải pháp kỹ thuật công nghệ. Trong trường hợp có nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ, nêu căn cứ lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ đã được chọn).

  28. Visitor
    Luận
    05/07/2021

    Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư) a) Trình tự thực hiện: - Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước c) Thành phần hồ sơ: - Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; - Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; - Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư; - Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung điều chỉnh, cụ thể: b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. e) Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư

  29. Visitor
    Vũ Ngọc Hạnh
    27/09/2021

    Xin cho báo giá đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh cụ thể bổ sung ngành xuất nhập khẩu và phân phối cá hồi na uy Giấy chứng nhận cấp năm 2010 và công ty mẹ tại Hoa kỳ Trân trọng

  30. Visitor
    Vũ Ngọc Hân
    28/10/2021

    Xin vui lòng báo giá thay đổi giấy chứng nhận đầu tư irc của công ty phần mềm trong khu công nghệ cao thủ đức ? Công ty lập 5 năm và có hơn 1000 lao động

  31. Visitor
    David
    15/07/2022

    Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của LHD rất tốt, Chúng tôi đã sử dụng dịch vụ hơn 10 năm nay ! Cảm ơn văn phòng

  32. Visitor
    Vũ Anh
    14/09/2022

    Theo tôi được biết: Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là việc tổ chức, cá nhân (là chủ dự án đầu tư) thực hiện các thủ tục để thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp tôi chỉ chỉnh ngành nghề thì có cần làm như vậy không ? xin báo phí !

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng