Thành Lập Công Ty Có Người Nước Ngoài Góp Vốn

  • 29/08/2019

Khám phá thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong công ty TNHH tại Việt Nam...→

Người nước ngoài có thể góp vốn vào Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ Phần tại doanh nghiệp Việt Nam theo tỷ lệ từ 1-99% hoặc mua đứt các công ty Việt Nam 100% theo Luật doanh nghiệp mới nhất 2014 có hiệu lực 2015 và áp dụng đến hiện tại...

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam là một trong những cách thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua việc góp vốn để nắm giữ cổ phần, cổ phiếu hoặc phần vốn góp trong công ty Việt Nam.

Vậy hình thức này là như thế nào ?

# Nhằm mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về những quy định liên quan đến lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin trong bài viết dưới đây:

Tại sao nhà đầu tư nước ngoài lại chọn hình thức góp vốn mua cổ phẩn ? 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng chính sách hội nhập hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam đang dần trở thành xu hướng phổ biến và nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nhân. Tuy nhiên, một công ty, doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư góp vốn vào công ty Việt Nam cần phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chính xác nhất về lĩnh vực nói trên theo như Luật Doanh nghiệp 2014.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê Bộ kế hoạch và Đầu tư chỉ trong quý 1 năm 2017  đã có đến 654 với tổng giá trị vốn góp là 619 triệu đô la Mỹ, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2016. 

 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Cơ sở pháp lí quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam?

Những quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam được quy định trong luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014, kèm theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014

Các luật này quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam. Công ty Việt Nam ở đây bao gồm công ty có 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Phần vốn góp vào công ty Việt Nam cần phải tuân thủ những quy định theo luật dưới đây:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015.

Quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam theo luật 2014?

Theo như Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014, có thể rút ra những điểm quy định trọng yếu liên quan đến hình thức, điều kiện, thủ tục, hồ sơ cũng như các bước đầu tư mà những nhà đầu tư nước ngoài cần phải lưu ý khi đầu tư vào công ty Việt Nam

Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân người nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tại công ty 100% vốn Việt Nam. Để góp vốn vào công ty Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể:

Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần

Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn

Góp vốn vào công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh

Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các thành viên là nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các trường hợp:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Thực hiện đăng ký thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam trong các trường hợp nào?

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần,  phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

Đối với nhà đầu tư là cá nhân, chuẩn bị bản sao các giấy tờ cá nhân như CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu; đối với nhà đầu tư là tổ chức, chuẩn bị bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý

Các bước nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.

Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:

Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Nếu công ty chưa tách Giấy chứng nhận đầu tư thành giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục tách và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân mới tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Sau khi tách giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan cấp phép đầu tư

 

GÓP VỐN MUA CỔ PHÀN

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VIỆC GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

+ Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài vốn góp, mua cổ phần, phần vốn góp đặt trụ sở chính;

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

- Bước 2: Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp) và pháp luật khác (đối với tổ chức kinh tế không phải doanh nghiệp).

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

b) Cách thức thực hiện:

- Thông qua hệ thống bưu chính;

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:

+ Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

- Hồ sơ thay đổi thành viên, cổ đông: theo quy định tương ứng của pháp luật về doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chức kinh tế là doanh nghiệp) hoặc pháp luật khác (đối với trường hợp tổ chức kinh tế không phải doanh nghiệp).

d) Số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ

đ) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.

e) Cơ quan thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Bước 1) là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

+ Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư tăng từ dưới 51% lên 51% trở lên;

+ Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư đang từ 51% trở lên tăng lên mức cao hơn.

- Đối tượng thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Bước 2) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

* Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được thực hiện trực tiếp thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Bước 2) mà không phải thực hiện Bước 1 (đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp).

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Bước đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: Thông báo việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo Mẫu II.9 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT.

- Bước đăng ký cổ đông, thành viên tại cơ quan đăng ký kinh doanh: Ghi nhận thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định tương ứng của pháp luật về doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp) và pháp luật khác (đối với trường hợp không phải doanh nghiệp).

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp 2014. Những nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và các nhà kinh doanh trên thị trường hiện nay nói chung nên căn cứ vào những điều khoản quy định trên đây để đưa ra quyết định kinh tế phù hợp, đúng đắn nhất.

--------------------

VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG DỊCH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ LÀM THỦ TỤC CỦA #LUATHONGDUC.COM

Công Ty Luật Hồng Đức chuyên tư vấn THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI, cung cấp Hồ sơ Thành lập công ty  có vốn đầu tư nước ngoài, đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty  vốn nước ngoài cho cơ quan Nhà Nước vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính. Dịch vụ của Luật Hồng Đức được tạp chí Legal500 Asia, hg.org. đánh giá thuộc Top10 các nhà tư vấn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU  # THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

1.      TOYOTA

2.      WACOAL

3.      DELOITE

4.      DLH; SHISEIDO

5.      FOS

6.      DLT

7.      YAMAZEN

8.      SANKOUGIKEN

9.      DIEMSANG

10.  IFO

11.  ALTECH

12.  TRIUMPH

13.  SOMETHINGHOLDINGS

14.  JABES

15.  SPASH INTERACTIVE

16.  YM

17.  CORELEV

18.  VIET AGO

19.  STENCIL

20.  SHINWON

21.  DLT

22.  AYOBA

23.  E&C VINA

24.  TYCOOND

25.  ILLHO

26.  VIETPOLL

27.  BIOMIN

28.  M&R FORWARDING

29.  WSP VN

30.  J. DROUP

31.  HALFEN MOMENT

32.  MARTIME

33.  DAIKOAD

34.  RICOH VN

35.  CHEMSTATION ASIA

36.  DEVPROSOFT

37.  ATEA

38.  OPTIMUM GLOBAL

39.  V STENCIL ....và hơn 68000 khách hàng khác đến từ 38 nước trên thế giới

LIÊN HỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ 

# MIỄN PHÍ TƯ VẤN 

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng