Thông Báo Tập Trung Kinh Tế - Hướng Dẫn Thủ Tục Và Hồ Sơ

  • 14/11/2023

HƯỚNG DẪN THÔNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ - LHD LAW FIRM

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Thông báo tập trung kinh tế là việc luật sư tư vấn, soạn thảo và nộp hồ sơ lên Bộ Công Thương làm thủ tục như: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Các hoạt động này dẫn đển việc giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường; giúp mở rộng năng lực sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, kiểm soát cao hơn về quy mô thị phần; nguồn cung hàng hóa....dịch vụ được LHD Law Firm tư vấn và tiến hành tại Việt Nam 

1. Tập trung kinh tế là gì ?

Tập trung kinh tế (dưới góc độ khoa học kinh tế), được nhìn nhận là chiến lược tích tụ vốn và tập trung sản xuất hình thành các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô. Dưới góc độ kinh tế thị trường, tập trung kinh tế là hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế, tạo ra các doanh nghiệp mới có quy mô lớn hơn trước. Vì vậy, tập trung kinh tế có thể hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền. Khi ở vào vị trí này, doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng vị trí của mình thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xấu cho thị trường, cho doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Do đó, các hành vi tập trung kinh tế phải được pháp luật kiểm soát.

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế. Theo Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018 thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

thông báo tập trung kinh tế - luathongduc.com

2. Mục đích của việc tập trung kinh tế 

Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn. Thực tế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu vì tập trung kinh tế luôn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Những mục đích chính của tập trung kinh tế, đó là:

-        Tập trung kinh tế giúp cho doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô

-        Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà doanh nghiệp không mong muốn

-        Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm

-        Triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá hoạt động

-        Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị trường

-        Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới

3. Trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;

(2) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;

(3) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;

(4) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.

Lưu ý: Khi kết thúc thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện.

4. Các giao dịch cần phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế

Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên, của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 15.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 10.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt từ 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán từ 3.000 tỷ đồng trở lên; giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liên kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

  1. Trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được áp dụng theo điểm a, b hoặc d của khoản 1, điểm a, b hoặc d của khoản 2 Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh.
  2. Quy trình thẩm định hồ sơ tập trung kinh tế

5. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế

5.1.   Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:

Tập trung kinh tế được thực hiện;

Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

5.2.   Tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;

Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;

Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;

Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.

Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện.

Tập trung kinh tế được thẩm định chính thức khi không thuộc các trường hợp quy định tại mục 4.2 và 4.3 nêu trên.

6. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ tập trung kinh tế

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

7. Thành phần hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

7.1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

7.2.   Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

THÔNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ (MẪU FORM) LHD LAW FIRM

8. DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ TIẾN HÀNH THỦ TỤC TẬP TRUNG KINH TẾ

LHD Law Firm sẽ tư vấn và tiến hành các thủ tục thông báo tập trung kinh tế như sau

Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:

  • Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 của Luật này và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
  • Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật Cạnh tranh và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
  • Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.

➡️ Liên hệ sử dụng dịch vụ 

Hồ Chí Minh: 02822446739 - Hà Nội: 02422612929 - Đà Nẵng: 02366532929 

 

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tập trung kinh tế là gì?

Trả lời:

Tập trung kinh tế (dưới góc độ khoa học kinh tế), được nhìn nhận là chiến lược tích tụ vốn và tập trung sản xuất hình thành các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô. Dưới góc độ kinh tế thị trường, tập trung kinh tế là hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế, tạo ra các doanh nghiệp mới có quy mô lớn hơn trước. Vì vậy, tập trung kinh tế có thể hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền. Khi ở vào vị trí này, doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng vị trí của mình thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xấu cho thị trường, cho doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Do đó, các hành vi tập trung kinh tế phải được pháp luật kiểm soát.

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế. Theo Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018 thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Các hình thức tập trung kinh tế ?

Trả lời: 

Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Trong đó hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp hay diễn ra nhất 

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 29 Luật cạnh tranh tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau:
 
-  Sáp nhập doanh nghiệp: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
 
- Hợp nhất doanh nghiệp: Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
 
- Mua lại doanh nghiệp: Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
 
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp: Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
 
- Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Tập trung kinh tế được hiểu là hành vi của doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp, các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật cạnh tranh đưa ra.

Trả lời:

Doanh nghiệp sẽ phải thông báo tập trung kinh tế đến Ủy Ban Cạnh tranh quốc gia trước khi thực hiện nếu việc tập trung kinh tế của doanh nghiệp thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. 
 
Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
 
- Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
 
- Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
 
- Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế.
 
- Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

Trả lời:

Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng