Giấy Xác Nhận Ưu Đãi Dự Án Sản Xuất Sản Phẩm Công Nghiệp Hỗ Trợ

  • 04/05/2024

Miễn phí tư vấn và tiến hành thủ tục xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ↓ LHD Law Firm

  • Hồ Chí Minh: 02822446739
  • Hà Nội: 02422612929
  • Đà Nẵng: 02366532929

GIẤY XÁC NHẬN ƯU ĐÃI SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP - LHD LAW FIRM

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Dịch vụ tư vấn xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

Bối cảnh lịch sử

Hiện nay vốn FDI đổ vào Việt Nam rất nhiều, với các tập đoàn lớn đã có mặt tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, Việt Nam đang nổi lên như là một công xưởng mới của thế giới.

Các tập đoàn lớn từ Samsung, Toyota, Inter …vv đều có mặt tại Việt Nam và kéo theo đó là sự ra đời của các công ty Công nghiệp bổ trợ (RẤT NHIỀU) để giúp sức cho các tập đoàn lớn, và đơn nhiên việc các công ty này nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ không có gì là mới so với những đóng góp của họ cho nên Công Nghiệp Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ là gì ?

Điều 3.1 Nghị định 111/2015/NĐ-CP và Điều 3.1 TT 55/2015/TT-BCT định nghĩa “Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.”

Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Hoạt động trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ.

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động xúc tiến, trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm mục tiêu phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

giấy phép công nghiệp hỗ trợ

Đối tượng được hưởng ưu đãi công nghiệp hỗ trợ / bổ trợ

Theo Điều 3.1 Nghị định 111/2015/NĐ-CP, Công Nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20% (Điều 11.1 Nghị định 111/2015/NĐ-CP).

Điều 3.3 Thông tư 55/2015/TT-BTC quy định dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là:

– Dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập với dự án hiện có;

– Dự án đang sản xuất và được mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

Thủ tục xác nhận ưu đãi:

Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi đặt dự án hoặc Bộ Công Thương để được xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương gửi Quyết định xác nhận ưu đãi tới Bộ Công Thương;

Các đối tượng còn lại ngoài các đối tượng quy định ở mục trên, nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại Bộ Công Thương.

Danh mục sản phẩm

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

NGÀNH DỆT - MAY

- Xơ thiên nhiên: Bông, đay, gai, tơ tằm;

- Xơ tổng hợp: PE, Viscose;

- Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt;

- Hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải;

- Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun.

NGÀNH DA - GIÀY

- Da thuộc;

- Vải giả da;

- Đế giầy;

- Hóa chất thuộc da;

- Da muối;

- Chỉ may giầy.

NGÀNH ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor;

- Linh kiện thạch anh;

- Vi mạch điện tử;

- Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực;

- Linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính;

- Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động.

NGÀNH SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ

- Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ;

- Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van;

- Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước;

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu;

- Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe;

- Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn;

- Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm;

- Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng;

- Hệ thống lái;

- Hệ thống phanh;

- Linh kiện điện - điện tử;

+ Nguồn điện: Ắcquy, máy phát điện;

+ Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp;

+ Rơle khởi động, động cơ điện khởi động;

+ Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý;

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại;

- Hệ thống xử lý khí thải ô tô;

- Linh kiện nhựa cho ô tô;

- Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn.

NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO

- Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;

- Dụng cụ - dao cắt: Dao điện, dao phay, mũi khoan;

- Phụ tùng máy gia công cơ khí, phụ tùng máy hàn;

- Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 3 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn;

- Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực, phụ tùng máy động lực, phụ tùng máy nông nghiệp;

- Thép chế tạo.

CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

- Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao;

- Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp;

- Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời;

- Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo;

- Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa./.

Hồ sơ xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ / bổ trợ

Số lượng hồ sơ: 06 bản (01 bản chính và 05 bản sao). Trong đó, hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký xin ưu đãi. Trường hợp các dự án có thay đổi về điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư thì gửi hồ sơ bổ sung (nội dung phần thay đổi) tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét.

Thành phần hồ sơ

  1. Văn bản đề nghị xác nhận ưu đãi theo mẫu;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Thuyết minh dự án:

– Trường hợp dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập báo cáo dự án đầu tư

– Trường hợp dự án đang sản xuất:

+ Thuyết minh hiện trạng quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính phù hợp với sản phẩm và quy mô đang sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng…); công suất sản xuất; Báo cáo kiểm toán độc lập năm gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ xin xác nhận ưu đãi (hoặc báo cáo tài chính);

+ Thuyết minh đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

  1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động).
  2. Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN  ban hành) hoặc tương đương (nếu có) do tổ chức chứng nhận được phép hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa cấp.
  3. Thủ tục xác nhận ưu đãi

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến tới cơ quan dưới đây:

– Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi đặt dự án hoặc Bộ Công Thương. Doanh nghiệp chỉ được nộp hồ sơ tại một cơ quan, cơ quan có thẩm quyền của địa phương gửi Quyết định xác nhận ưu đãi tới Bộ Công Thương;

– Các đối tượng còn lại: nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ, trường hợp cần thiết sẽ kiểm tra thực tế tại cơ sở và phải có văn bản thông báo kết quả xác nhận ưu đãi chậm nhất sau 30 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ theo các nội dung sau:

– Sự phù hợp của dự án sản xuất đối với các quy định tại Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

– Thủ tục pháp lý của dự án.

– Tính khả thi, hợp lý của các giải pháp kỹ thuật – công nghệ áp dụng trong sản xuất của dự án.

– Năng lực tài chính, hiệu quả đầu tư của dự án.

– Khả năng đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường của dự án.

Bước 3: Xác nhận ưu đãi

Cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi thực hiện dự án hoặc Bộ Công Thương xác nhận ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ Công Thương xác nhận ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho các đối tượng còn lại.

Căn cứ hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi của doanh nghiệp; trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan xác nhận có trách nhiệm thông báo kết quả cho doanh nghiệp.

Luật sư tư vấn [LHD Law Firm]

Với kinh nghiệm hơn 15 năm tư vấn cho hơn 6800 dự án FDI vào Việt Nam LHD Law Firm là công ty Luật chuyên nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu cho các dự án liên quan đến Công Nghiệp hỗ trợ 

  1. Xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại KCN Bình Dương
  2. Xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại các KCN Đồng Nai
  3. Xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại các KCN Bắc Giang
  4. Xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại các KCN Bắc Ninh
  5. Xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại các KCN Hải Phòng
  6. Xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại KCN Hưng Yên
  7. Xin Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại KCN Thái Nguyên ...vv

Tư vấn của Chúng tôi liên quan đến xin giấy phép Công Nghiệp Hỗ Trợ / bổ trợ 

  • Tư vấn ngành nghề liên quan để đăng ký phù hợp với công nghiệp hỗ trợ
  • Tư vấn chính sách liên quan đến hoạt động nghiên cứu phát triển
  • Sự phù hợp của dự án sản xuất đối với các quy định tại Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
  • Thủ tục pháp lý của dự án.
  • Tính khả thi, hợp lý của các giải pháp kỹ thuật - công nghệ áp dụng trong sản xuất của dự án.
  • Năng lực tài chính, hiệu quả đầu tư của dự án.
  • Khả năng đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường của dự án.

Kết qủa khách hàng có được: GIẤY XÁC NHẬN ƯU ĐÃI SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

GIẤY XÁC NHẬN ƯU ĐÃI SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

Sự chuyên nghiệp của LHD Law Firm

Với 3 văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng 🔜 LHD Law Firm tạo ra sự phù hợp để liên hệ tư vấn tại Việt Nam cho việc xin giấy phép

“Cấp Giấy xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển”

o Liên hệ sử dụng dịch vụ

  • Hồ Chí Minh: 02822446739
  • Hà Nội: 02422612929
  • Đà Nẵng: 02366532929

→ (Miễn phí tư vấn, báo giá nhanh chóng, Chi phí phù hợp nhất)

liên hệ sử dụng dịch vụ

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Công nghiệp phụ trợ/hỗ trợ là gì?

Trả lời

Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Hoạt động trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ.

Theo Phụ lục đính kèm của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP liệt kê danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, bao gồm 7 loại sản phẩm của ngành dệt may; 7 loại sản phẩm của ngành da – giày; 9 loại sản phẩm của ngành điện tử; 16 loại sản phẩm của ngành sản xuất lắp ráp ô tô; 8 loại sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo; 8 loại sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận công nghiệp hỗ trợ ? 

Trả lời

- Văn bản đề nghị xác nhận ưu đãi (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này);

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Thuyết minh dự án:

+ Trường hợp dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập: Báo cáo (dự án) đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng;

+ Trường hợp dự án đang sản xuất:

  • Thuyết minh hiện trạng quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính phù hợp với sản phẩm và quy mô đang sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng…); công suất sản xuất; Báo cáo kiểm toán độc lập năm gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ xin xác nhận ưu đãi (hoặc báo cáo tài chính);

  • Thuyết minh đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động).

- Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN - European Committee for Standardization ban hành) hoặc tương đương (nếu có) do tổ chức chứng nhận được phép hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa cấp.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở Việt Nam hiện nay ?

Trả lời: 

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo 

Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô 

Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày

 

 

Chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ? 

Trả lời:

Theo Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Công Thương đặt mục tiêu: Đến năm 2020, có khoảng 1 nghìn doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. 

Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; khoảng 2 nghìn doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. 

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công Thương đã chỉ ra những ngành, lĩnh vực chủ chốt để ưu tiên đầu tư phát triển. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, một số ngành công nghiệp chủ lực như: Điện tử, ôtô, dệt may, da giày, năng lượng..., Việt Nam có tiềm năng, lợi thế và có dung lượng thị trường. 
"Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ với hy vọng sắp tới, Việt Nam có điều kiện hình thành những trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ và trước mắt là tại 3 trung tâm kinh tế lớn khu vực miền Bắc, Trung, Nam", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết. 

Theo đó, những trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ không chỉ tập trung giới thiệu công nghệ, hỗ trợ điều kiện tiếp cận công nghệ cho doanh nghiệp thông qua hợp tác quốc tế và các chính sách của Chính phủ nói chung, mà còn hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển. Những trung tâm này sẽ đóng góp vào sự phát triển về giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ cho ngành, giúp doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng được chính sách hỗ trợ, Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung vào cơ chế, chính sách của nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi. 

Cùng đó, Bộ cũng hỗ trợ tăng năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế về quy mô trong lĩnh vực năng lực công nghệ, nguồn nhân lực cũng như điều kiện tín dụng và tiếp cận thị trường... 

Nhiều chuyên gia cho rằng, công nghiệp hỗ trợ được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu, thông qua việc cung cấp linh kiện, phụ tùng và các quy trình kỹ thuật. Do vậy, công nghiệp hỗ trợ không phải là một ngành “phụ trợ” mà là "xương sống" cho rất nhiều ngành công nghiệp khác. 
Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy, thời gian tới, nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia hy vọng, với các chính sách mạnh mẽ từ Bộ Công Thương, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam sẽ có bước khởi sắc.

Trích dẫn từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM157089 

Trả lời:

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

Trả lời

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

  1. NGÀNH DỆT - MAY:

- Xơ thiên nhiên: Bông, đay, gai, tơ tằm;

- Xơ tổng hợp: PE, Viscose;

- Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt;

- Hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải;

- Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun.

  1. NGÀNH DA - GIÀY:

- Da thuộc;

- Vải giả da;

- Đế giầy;

- Hóa chất thuộc da;

- Da muối;

- Chỉ may giầy.

III. NGÀNH ĐIỆN TỬ - TIN HỌC:

- Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor;

- Linh kiện thạch anh;

- Vi mạch điện tử;

- Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực;

- Linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính;

- Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động.

  1. NGÀNH SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ:

- Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ;

- Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van;

- Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước;

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu;

- Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe;

- Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn;

- Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm;

- Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng;

- Hệ thống lái;

- Hệ thống phanh;

- Linh kiện điện - điện tử;

+ Nguồn điện: Ắcquy, máy phát điện;

+ Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp;

+ Rơle khởi động, động cơ điện khởi động;

+ Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý;

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại;

- Hệ thống xử lý khí thải ô tô;

- Linh kiện nhựa cho ô tô;

- Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn.

  1. NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO:

- Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;

- Dụng cụ - dao cắt: Dao điện, dao phay, mũi khoan;

- Phụ tùng máy gia công cơ khí, phụ tùng máy hàn;

- Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 3 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn;

- Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực, phụ tùng máy động lực, phụ tùng máy nông nghiệp;

- Thép chế tạo.

  1. CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

- Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao;

- Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp;

- Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời;

- Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo;

- Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa./.

2 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Denis Lee
    01/11/2021

    Xin báo giá giúp chúng tôi xin giấy phép ưu đãi công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP và Điều 3.1 TT 55/2015/TT-BCT

  2. Visitor
    NGUYỄN THỊ THÔNG
    02/12/2023

    Xin hỏi về thủ tục để xin giấy phép CNHT

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng