Đăng Ký Thay Đổi Khoản Vay Nước Ngoài

  • 04/03/2022
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh tại SBV (Ngân hàng nhà nước)

Khi cần thay đổi các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn hoặc tăng giảm số vốn vay nước ngoài của Doanh Nghiệp đối với các khoản vay không được SBV bảo lãnh thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-NHNN - Cụ thể các bước tiến hành như sau: 

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trong thời hạn

30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài), Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay hoặc cơ quan xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay lần gần nhất đối với trường hợp đã có đăng ký thay đổi Khoản vay để thực hiện việc đăng ký thay đổi Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư  số 03/2016/TT-NHNN.

Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn của trang điện tử.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay trong thời hạn

a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến), hoặc;

b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống);

Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay,  cơ quan có thẩm quyền có văn bản nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

+ Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

+ Gửi qua đường bưu điện.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị thay đổi khoản vay 

1. Đơn đăng ký khoản vay

2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi Khoản vay đã ký (có xác nhận của Bên đi vay) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa thuận giữa các bên.

3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về nội dung thay đổi Khoản vay đối với trường hợp khoản vay của Bên đi vay được bảo lãnh.

4. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay hoặc kéo dài thời hạn vay.

5. Đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay:

Bản sao (có xác nhận của bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh mục đích vay bao gồm:

a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài

(i) Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư xác định rõ quy mô vốn đầu tư;

(ii) Phương án cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay;

b) Đối với khoản vay:

(i) Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.

(ii)Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên

Báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh) và phương án trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

 6) Đối với trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng kim ngạch vay nước ngoài:

Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời Điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7) Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khỏan về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời điểm đăng ký thay đổi khoản vay đối với trường hợp đăng ký thay đổi kim ngạch vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài

a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến);

b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống);

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bên đi vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-NHNN

- Nơi nộp và giải quyết hồ sơ

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối): đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

+ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đối với các khoản vay có kim ngạch vay đến 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

Kết quả nhận được: Văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài hoặc văn bản từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.

5. Quy định pháp luật về đăng ký khoản vay nước ngoài

+ Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/03/2014 quy định điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính Phủ bảo lãnh;

+ Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.  Ngày có hiệu lực 15/4/2016.

+ Thông tư số 05/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2014 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Ngày có hiệu lực 15/4/2016.

6. Mẫu biểu áp dụng đăng ký khoản vay nước ngoài

[1] Ghi chú rõ gửi Vụ Quản lý Ngoại hối hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này).

[1] Ghi loại hình Bên đi vay theo phân tổ sau:

- Đối với khối doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại):

+ Khối doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (SOE); doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ (S50).

+ Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% đến 100% vốn điều lệ (F51); Doanh nghiệp có từ 10% đến dưới 51% vốn đầu tư nước ngoài (F10).

+ Khối doanh nghiệp khác: Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; Doanh nghiệp khác.

- Đối với khối ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

+ Khối ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: Ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (FOB).

+ Khối ngân hàng thương mại khác: BAK.                                        

[1] Ghi rõ các nội dung về loại hồ sơ pháp lý; số, ngày cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Tùy từng Bên đi vay, các loại hồ sơ pháp lý này bao gồm: Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã của Bên đi vay và của Doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (trong trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp) theo quy định của pháp luật.

[1] Chỉ liệt kê lĩnh vực hoạt động kinh doanh ghi tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, điều lệ công ty… liên quan đến dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn từ khoản vay nước ngoài.

[1] Trường hợp khoản vay hợp vốn không có đại diện các bên cho vay, ghi rõ các thông tin tại mục này đối với từng bên cho vay, ghi chú bên cho vay chiếm đa số. Trường hợp khoản vay hợp vốn có Đại diện các bên cho vay: ghi các thông tin của bên Đại diện các bên cho vay.

Trường hợp khoản vay dưới hình thức phát hành công cụ nợ không ghi danh, các thông tin về Bên cho vay được thay thế bằng các thông tin về Bên làm đại lý phát hành.

[1] Ghi chính xác tên Bên cho vay theo các Thỏa thuận vay vốn/Hợp đồng tín dụng

[1] Loại hình Bên cho vay ghi theo phân tổ sau:

+ Công ty mẹ, công ty thành viên thuộc công ty mẹ

+ Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế

+ Các đối tượng khác

[1] Ghi rõ các thông tin về tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài mở tại TCTD được phép: số lượng tài khoản sử dụng và số tài khoản của từng tài khoản cụ thể.

Trong trường hợp Bên đi vay là Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tài khoản này chính là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bên đi vay.

[1] Ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài như: cho vay lại, thực hiện dự án đầu tư, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài, mua máy móc, thiết bị, …

[1] Trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, thỏa thuận vay nước ngoài chỉ có hiệu lực đầy đủ sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và xác nhận đăng ký.

[1] Hình thức vay:

+ Vay bằng tiền: bao gồm vay trực tiếp bằng tiền hoặc thông qua hợp đồng ủy thác cho vay với Bên ủy thác là người không cư trú

+ Vay thông qua phát hành công cụ nợ (không bao gồm trái phiếu quốc tế)

+ Vay thông qua hình thức thuê tài chính

[1]  Hình thức trả nợ: ghi rõ trả nợ bằng tiền hay bằng hàng hóa, cổ phần,…

[1] Ghi rõ loại lãi suất lựa chọn (cố định hay thả nổi; đối với lãi suất thả nổi: ghi rõ lãi suất cơ sở, lãi lề); cách tính (lãi đơn hay lãi gộp), ngày bắt đầu tính lãi.

[1] Ghi rõ tên và cách tính các loại phí như phí bảo lãnh, phí bảo hiểm, phí thu xếp, phí quản lý, phí trả trước, phí cam kết và các phí khác.

[1] Doanh nghiệp tính chi phí vay ước tính của khoản vay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký khoản vay. Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm trên kim ngạch khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà Bên đi vay chắc chắn phải trả cho Bên cho vay, các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản vay, các đại lý và các bên liên quan khác.

[1] Kế hoạch rút vốn phù hợp với Thỏa thuận vay. Trường hợp Thỏa thuận vay không quy định kế hoạch rút vốn cụ thể, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của Bên đi vay phù hợp với Thỏa thuận vay, Bên đi vay chủ động ghi kế hoạch rút vốn dự kiến chi tiết theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.

[1] Kế hoạch trả nợ phù hợp với Thỏa thuận vay. Trường hợp Thỏa thuận vay không quy định kế hoạch trả nợ cụ thể, trong phạm vi các cam kết tại hợp đồng vay, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng cân đối nguồn vốn trả nợ của Bên đi vay, Bên đi vay ghi chi tiết kế hoạch trả nợ theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.

[1] Ghi rõ kỳ trả lãi và thời điểm bắt đầu trả lãi.

[1] Doanh nghiệp ước tính kế hoạch sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ trong đó bao nhiêu phần trăm giá trị khoản vay sẽ được bán cho TCTD được phép để lấy VNĐ thanh toán cho các mục đích sử dụng trong nước (bao gồm cả phần sẽ bán trong tương lai). Đối với phần ngoại tệ không bán cho TCTD, doanh nghiệp nêu rõ các mục đích sử dụng vốn bằng ngoại tệ như thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, thanh toán cho nhà thầu nước ngoài, trả nợ bằng ngoại tệ, ...

DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY CỦA LHD LAW FIRM

Đảm bảo đúng thời hạn và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ Chuyên viên của SBV là thế mạnh của Chúng tôi

Các dịch vụ của LHD Law Firm bao gồm

  1. ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI (NGẮN HẠN, TRUNG HẠN, DÀI HẠN) VỚI SBV
  2. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY (NGẮN HẠN, TRUNG HẠN, DÀI HẠN) VỚI SBV
  3. TƯ VẤN VÀ REVIEW HỢP ĐỒNG VAY VỐN NƯỚC NGOÀI 
  4. TƯ VẤN VÀ REVIEW PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ ĐÁO HẠN ...
  5. TÌM ĐỐI TÁC CHO VAY TỪ NƯỚC NGOÀI 

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU LIÊN HỆ DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI 

Hồ Chí Minh 02822446739 

Hà Nội 02422612929

Đà Nẵng 02366532929  

 

LUẬT SƯ TIÊU BIỂU  → LUẬT SƯ CAO CẤP CỦA LHD LAW FIRM

Luật Sư: Thanh Thủy
→ Luật sư chuyên trách về Tư vấn đầu tư nước ngoài, các khoản vay tại Việt Nam
Bà tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Chuyên ngành Luật Thương Mại - Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ tư vấn: Tiếng Anh và Tiếng Việt
Là 1 trong 20 Luật sư hàng đầu Việt Nam được đánh giá cao bởi Legal500 và Hg.org →  chuyên trách về Đầu Tư nước ngoài với hơn 6800 dự án đã hoàn thành trong suốt 15 năm làm việc...
 

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU LIÊN HỆ DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI 

Hồ Chí Minh 02822446739 

Hà Nội 02422612929

Đà Nẵng 02366532929  

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng