i. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
ii. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
iii. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
Như vậy, việc vay vốn nước ngoài, tùy thuộc vào thời hạn khoản vay mà các doanh nghiệp đi vay phải thực hiện việc đăng ký với ngân hàng nhà nước trước khi thực hiện vay vốn nước ngoài.
Trường hợp bên đi vay không thực hiện đăng ký khoản vay với ngân hàng nhà nước thì có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Mỗi Khoản vay ngắn hạn nước ngoài chỉ được thực hiện thông qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài Khoản cho 01 (một) hoặc nhiều Khoản vay nước ngoài ngắn hạn.
Mỗi Khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài Khoản cho 01 (một) hoặc nhiều Khoản vay nước ngoài.
Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
i .Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của các đối tượng sau:
a) Của Bên đi vay;
b) Của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (chỉ áp dụng với trường hợp vay trung, dài hạn nước ngoài). Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của Bên đi vay trên tổng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay trong doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.
Các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại Khoản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Bên đi vay hoặc của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.
ii. Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.
Bên đi vay phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo. Bên đi vay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có các hành vi sau:
Điều này có nghĩa rằng, đối với bên đi vay có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mức vốn đi vay không được vượt quá mức vốn huy động đã đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp, bên đi vay muốn vay với số tiền lớn hơn thì phải thực hiện điều chỉnh vốn huy động phù hợp với mức vốn dự kiến đi vay để ngân hàng nhà nước có cơ sở chấp thuận khoản vay nước ngoài.
Tóm lại đối với việc vay vốn nước ngoài, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý các vấn đề trên để việc vay vốn được diễn ra thuận lợi, tránh trường hợp bị xử phạt ảnh hưởng đến tài chính của Công ty trong khi công ty đang gặp khó khăn về tài chính.
Có 0 bình luận trong bài viết này