Đăng Ký Khoản Vay Nước Ngoài Không Được Chính Phủ Bảo Lãnh

  • 07/11/2023

Dịch vụ tư vấn và tiến hành các thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước không được chính phủ bảo lãnh

Dang ky khoan vay nuoc ngoai - dich vu lhd law firm tu van

Liên hệ dịch vụ ↓

Hồ Chí Minh 02822446739 

Hà Nội 02422612929

Đà Nẵng 02366532929

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn của Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng nước ngoài khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh doanh nghiệp đó phải tiến hành đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết điều kiện, hồ sơ và danh mục đăng ký khoản vay nêu trên. Cụ thể gồm có hai trường hợp phải đăng ký là: 

1. Đăng ký Khoản vay vốn nước ngoài trung và dài hạn với Ngân hàng nhà nước (SBV)

2. Đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng nhà nước (SBV)

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Các khoản cho vay nước ngoài không được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh

  • Khoản vay thông thường 

Đăng ký Khoản vay Nước ngoài với NHNN (Ngân hàng nhà nước) 

Các khoản cho vay nước ngoài phải đăng ký với NHNN bao gồm

  • Vay dài hạn và trung hạn nước ngoài
  • Các khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn và vẫn còn dư nợ trong một năm kể từ lần giải ngân đầu tiên
  • Gia hạn các khoản vay ngắn hạn trên 1 năm đến hạn

Đăng ký Thay đổi Khoản vay với NHNN (Ngân hàng nhà nước) 

Việc thay đổi, điều chỉnh Khoản vay nước ngoài cũng phải được Bên vay đăng ký với Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, người đi vay chỉ phải viết đơn và thông báo cho NHNN nếu có những thay đổi nhất định

  • Thông tin chủ nợ
  • Tên giao dịch thương mại của nhà cung cấp dịch vụ tài khoản
  • Địa chỉ trụ sở chính của Bên vay
  • Các thay đổi được thực hiện trong vòng 10 ngày sau khi được NHNN chấp thuận về việc trả nợ, phương án giải ngân rút vốn và thực tế nộp phí

Ba bước chung của việc đăng ký khoản vay nước ngoài là chuẩn bị tài liệu, nộp đơn và tài liệu, và kết quả của đơn đăng ký.

Kết quả của hồ sơ vay có thể bị ảnh hưởng và người nước ngoài có thể phải đối mặt với các hình phạt nhất định nếu việc đăng ký bị chậm trễ. Để tránh kết quả tiêu cực và các hình phạt không cần thiết, người vay phải nộp các giấy tờ cần thiết trong vòng 30 ngày. Ngày bắt đầu của 30 ngày khác nhau và phù hợp với loại khoản vay nước ngoài.

Cách đăng ký các khoản vay nước ngoài tại Ngân hàng nhà nước

Có hai cách bạn có thể sử dụng để đăng ký:

  • Đăng ký trực tuyến
  • Đăng ký trực tiếp

Các tài liệu cần thiết để đăng ký khoản vay nước ngoài

  • Bản đăng ký khoản vay nước ngoài
  • Các mục đích cho vay cụ thể bằng văn bản
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Hợp đồng vay nước ngoài
  • Văn bản bảo đảm khoản vay bằng thư hoặc hợp đồng
  • Sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
  • Báo cáo tình hình tuân thủ quy định của NHNN
  • Xác nhận của nhà cung cấp dịch vụ tài khoản
  • Hóa đơn có lãi bằng đồng Việt Nam (VND)
  • Giải trình nhu cầu vốn nước ngoài bằng VND

Quy trình đăng ký khoản vay nước ngoài

Người vay sẽ được NHNN thông báo về việc đăng ký thành công hay không thành công trong các thời hạn sau, khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ:

  • 12 ngày làm việc để đăng ký trực tuyến
  • 15 ngày làm việc đối với đăng ký trực tiếp
  • 45 ngày làm việc đối với khoản vay nước ngoài bằng VND

→ Dưới đây là Thủ tục chi tiết liên quan đến hai thủ tục này

1. ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY MỚI VỐN NƯỚC NGOÀI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh

  • Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
  • Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
  • Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Thông tư 05/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 03/2016/ TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như sau

1. Khoản vay phải thực hiện đăng ký (Điều 9 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN)

  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

2.Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký Khoản vay (Điều 11 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN)

  • Các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa Bên đi vay và Bên cho vay là người không cư trú làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của Bên đi vay hoặc các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú.
  • Trường hợp phát sinh Khoản vay tự vay tự trả trung, dài hạn của Bên đi vay do có thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận khung

3.Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký Khoản vay (Điều 13 thông tư 03/2016/TT-NHNN)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ tới cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay theo thẩm quyền bằng hình thức trực tuyến hoặc nộp trực tiếp.

Bước 2: Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

Bước 3: Ngân hàng Nhà nước/Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước kiểm tra hồ sơ, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử hoặc tạo mã Khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

4. Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài (Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN)

  • Đơn đăng ký Khoản vay
  • Bản sao hồ sơ pháp lý của Bên đi vay hoặc bên sử dụng vốn vay
  • Bản sao hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay bao gồm :

+ Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Phương án cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt ( Đối với khoản vay tại Khoản 1 Điều 9 Thông  tư 03/2016/TT-NHNN)

+ Báo cáo việc sử dụng Khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về Điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh) và phương án trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký. (Đối với khoản vay theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông  tư 03/2016/TT-NHNN)

  • Bản sao và bản dịch tiếng Việt thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn Khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.
  • Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh
  • Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản (trong một số trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
  • Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam;
  • Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Lưu ý: đối với các bản sao đều cần có xác nhận của Bên đi vay.

5. Thời hạn

  • Thời hạn gửi hồ sơ : thời hạn 30 (ba mươi) ngày
  • Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay trong thời hạn:
  • 12 (mười hai) ngày làm việc thức trực tuyến;
  • 15 (mười lăm) ngày làm việc với hình thức truyền thống;
  • 45 (bốn mươi lăm) ngày làm trường hợp Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định pháp luật hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
  • Thời hạn nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

6.Lệ phí: Không

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh theo hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam (mới nhất)

Thủ tục thay đổi khoản vay nước ngoài với SBV (Ngân hàng nhà nước) 

3. MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CHO KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI

Không được giao dịch khoản vay nước ngoài thông qua tài khoản thanh toán của doanh nghiệp, điều này dẫn đến nhiều hậu quả nghiệm trọng. Việc mở và sử dụng tài khoản vay nước ngoài đúng cần thực hiện như sau:

1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài.

2. Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài các nội dung thu, chi liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này, Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (đồng thời là tài khoản vay, trả nợ nước ngoài) cho các nội dung thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

b) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: Bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản này hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mỗi khoản vay ngắn hạn nước ngoài chỉ được thực hiện thông qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài khoản cho 01 (một) hoặc nhiều khoản vay nước ngoài ngắn hạn. Nội dung thu, chi của tài khoản nay được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.

3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài khoản cho 01 (một) hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.

1. Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay.

2. Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú góp vốn tại Bên đi vay được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.

I. Các giao dịch thu, chi trên Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ

Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài như sau:

1. Các giao dịch thu

a) Thu tiền rút vốn khoản vay nước ngoài;

b) Thu từ mua ngoại tệ từ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài, thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay;

c) Thu chuyển đổi ngoại tệ từ nguồn rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền giải ngân từ bên cho vay không phải là đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài;

d) Thu từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của Bên đi vay mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của Bên đi vay mở tại nước ngoài.

2. Các giao dịch chi:

a) Chi chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài;

b) Chi chuyển ra nước ngoài để thanh toán khoản nhận nợ bắt buộc cho Bên bảo lãnh là người không cư trú theo quy định tại Chương V Thông tư này;

c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của Bên đi vay;

d) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;

đ) Chi chuyển sang tài khoản ngoại tệ của Bên đi vay mở tại nước ngoài để thực hiện các cam kết theo thỏa thuận vay nước ngoài;

e) Chi chuyển tiền thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay nước ngoài;

g) Chi chuyển đổi ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền trả nợ không phải là đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.

II. Các giao dịch thu, chi trên Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam

Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài như sau:

1. Các giao dịch thu:

a) Thu chuyển khoản tiền rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp Bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

b) Thu tiền rút vốn từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam trong trường hợp Bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Việt Nam để giải ngân khoản vay;

c) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của Bên đi vay.

2. Các giao dịch chi:

a) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của Bên cho vay để thanh toán nợ (gốc, lãi) trong trường hợp Bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;

b) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp Bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;

c) Chi thanh toán khoản nhận nợ cho Bên bảo lãnh theo quy định tại Chương V Thông tư này;

d) Chi thanh toán các loại phí bằng đồng Việt Nam, chi mua ngoại tệ để thanh toán các loại phí bằng ngoại tệ liên quan đến khoản vay nước ngoài;

đ) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của Bên đi vay.

1. Trường hợp thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài do thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, Bên đi vay yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

2. Trường hợp thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài do thay đổi đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

I. Nguyên tắc minh bạch dòng tiền

1. Bên đi vay phải thực hiện mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay.

2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được làm rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch.

3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu Bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán.

II. Giải ngân tiền vay

1. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, trừ trường hợp rút vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay ngắn hạn chuyển trung, dài hạn.

2. Bên đi vay chỉ được nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) khoản vay thông qua tài khoản của Bên cho vay, Đại diện của các Bên cho vay hoặc ngân hàng đại lý thanh toán của các Bên cho vay trong trường hợp khoản vay hợp vốn hoặc khoản vay có sử dụng ngân hàng đại lý thanh toán theo quy định tại thỏa thuận vay.

3. Trường hợp nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tài khoản của bên thứ ba là người không cư trú không phải các đối tượng nêu tại khoản 2 Điều này, nội dung này cần được quy định rõ trong thỏa thuận vay (hoặc thỏa thuận thay đổi), trường hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước thì nội dung này phải được xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.

I. Chuyển tiền thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Khi thực hiện chuyển tiền trả nợ gốc, lãi của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, Bên đi vay có trách nhiệm xuất trình các tài liệu, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.

II. Mua ngoại tệ và chuyển tiền trả nợ nước ngoài

1. Bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nợ gốc, lãi và phí liên quan đến khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của pháp luật và yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.

2. Tổ chức tín dụng được phép quy định về chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp trên nguyên tắc xác minh nghĩa vụ nợ hợp pháp của Bên đi vay thông qua thỏa thuận vay nước ngoài, chứng từ xác định việc rút vốn của khoản vay, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước) và các hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.

III. Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài

1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú;

b) Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm từ Bên cho vay;

c) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;

d) Rút vốn thông qua tài khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp Bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;

đ) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ thanh toán trực tiếp với Bên cho vay.

2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Bên cho vay;

b) Trả nợ bằng cổ phần hoặc phần vốn góp của Bên đi vay phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với Bên cho vay;

d) Trả nợ thông qua tài khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp Bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).

đ) Trả nợ các khoản vay nước ngoài ngắn hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm.

4. BÁO CÁO KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI

Doanh nghiệp khi có phát sinh khoản vay nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và chế độ báo cáo đột xuất. Việc thực hiện không đúng chế độ báo cáo có thể dẫn đến bị phạt vi phạm hành chính và phát sinh vấn đề khi gia hạn hoặc đăng ký khoản vay mới. Doanh nghiệp cần thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, hướng dẫn như sau:

I. Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến

1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử.

qlnh/ 

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Bên đi vay trên Trang điện tử, Chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, Bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho Bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.

II. Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống

1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải gửi Chi nhánh báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn theo mẫu tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này.

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Bên đi vay, Chi nhánh tổ chức việc nhập báo cáo của Bên đi vay vào mẫu biểu trên Trang điện tử để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu.

Các trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, Bên đi vay, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Đăng ký khoản vay nước ngoài và báo cáo khoản vay nước ngoài có thể thực hiện theo cách truyền thống là gửi trực tiếp hoặc thực hiện tại địa chỉ trang web của Vụ quản lý ngoại hối  Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sau:

Mẫu form Đăng ký vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước
 

5. CHUYỂN KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI THÀNH VỐN GÓP 

Khoản vay nước ngoài có thể được chuyển thành vốn góp nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Việc chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp có thể được thực hiện theo những điều kiện sau:

Căn cứ điểm b, khoản 2, điều 34 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2016.

Điều 34: Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài

1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú;

b) Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm từ Bên cho vay;

c) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;

d) Rút vốn thông qua tài khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp Bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;

đ) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ thanh toán trực tiếp với Bên cho vay.

2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Bên cho vay;

b) Trả nợ bằng cổ phần hoặc phần vốn góp của Bên đi vay phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với Bên cho vay;

d) Trả nợ thông qua tài khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp Bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).

đ) Trả nợ các khoản vay nước ngoài ngắn hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm.

Bên đi vay và Bên cho vay có thể thỏa thuận trả nợ bằng cổ phần hoặc phần vốn góp của bên đi vay và cần đăng ký theo quy định pháp luật, được cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư chấp thuận.

Quý doanh nghiệp cần tư vấn về điểm này vui lòng liên hệ chúng tôi.

LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

luu y sau khi dang ky khoan vay von nuoc ngoai

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA LHD LAW FIRM

  • Tư vấn về các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
  • Tư vấn và review hợp đồng vay vốn với các tổ chức nước ngoài
  • Tư vấn điều kiện vay vốn nước ngoài
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký khoản vay với ngân hàng nhà nước
  • Tiến hành thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước
  • Tư vấn hoặc làm thủ tục thay đổi khoản vay khi có nhu cầu
  • Tư vấn quy trình và báo cáo các khoản vay với ngân hàng nhà nước hàng năm
  • Tư vấn quy trình thay đổi khoản vay nước ngoài 

KẾT QUẢ KHÁCH HÀNG ĐẠT ĐƯỢC 

(Giấy xác nhận khoản vay của SBV Ngân hàng nhà nước với tố chức kinh tế) 

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI (VUI LÒNG) LIÊN HỆ →

Hồ Chí Minh 02822446739 

Hà Nội 02422612929

Đà Nẵng 02366532929  

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay tự trả). Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của Bên đi vay.

Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn là các khoản vay nước ngoài có thời hạn từ 01 năm trở lên.

Trường hợp nào thì được đi vay bằng tiền Việt Nam Đồng ? Trả lời Vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau: Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô; Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay. Các trường hợp khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.

Căn cứ Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 03/2016/TT-NHNN) Căn cứ Thông tư số 05/2017/ TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016.

Vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh là việc Bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài. (Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh )

Hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại: Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 03 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Thông tư số 05/2016/TT-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của  Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Thông tư số 05/2017/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của  Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều kiện vay vốn nước ngoài của Doanh Nghiệp Việt Nam ? Trả lời: Doanh nghiệp đi vay cần đáp ứng các điều kiện vay nước ngoài được quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-NHNN: Điều kiện chung về mục đích vay; thỏa thuận vay; đồng tiền vay; bảo đảm khoản vay và chi phí vay nước ngoài được quy định tại Điều 5 đến Điều 9, Chương II và Điều kiện bổ sung quy định tại Chương III. Lưu ý điều kiện bổ sung: * Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn đến một (01) năm: Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn (Điểm a, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 12/2014/TT-NHNN). * Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn trên một (01) năm: Trường hợp Bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư (Tiết (i), Điểm b, Khoản 2, Điều 11, Thông tư 12/2014/TT-NHNN); Trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật(Tiết (ii), Điểm b, Khoản 2, Điều 11, Thông tư 12/2014/TT-NHNN).

Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 9, Mục 1, Chương III, Thông tư 03/2016/TT-NHNN: 1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài. 2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 (một) năm. 3. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký quy định tại Điều 10, Mục 1, Chương III, Thông tư 03/2016/TT-NHNN: 1. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 1, Điều 9, Thông tư 03/2016/TT-NHNN, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. 2. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 2, Điều 9, Thông tư 03/2016/TT-NHNN, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài. 3. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 3, Điều 9, Thông tư 03/2016/TT-NHNN, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng. 4. Ngày rút vốn quy định tại Điều này là ngày giải ngân tiền vay đối với các khoản vay giải ngân bằng tiền, ngày thông quan hàng hóa đối với các khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Các trường hợp phải đăng ký thay đổi khoản vay quy định tại Điều 15, Mục 2, Chương III, Thông tư 03/2016/TT-NHNN: 1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này), Bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này. 2. Trường hợp kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí thực tế thay đổi trong phạm vi 10 (mười) ngày so với kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận trước đó, Bên đi vay có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ theo kế hoạch thay đổi; không yêu cầu phải đăng ký thay đổi khoản vay với Ngân hàng Nhà nước. 3. Bên đi vay chỉ thực hiện thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước, không thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay đối với các nội dung sau: a) Thay đổi địa chỉ Bên đi vay trong tỉnh, thành phố nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính; b) Thay đổi Bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp Bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong khoản vay hợp vốn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay; c) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. 4. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày thay đổi hoặc nhận được thông báo thay đổi về các nội dung nêu tại khoản 3 Điều này, Bên đi vay gửi văn bản thông báo qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.

Thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay? Trả lời: thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay quy định tại Điều 18, Mục 3, Chương III, Thông tư 03/2016/TT-NHNN: 1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam. 2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay có kim ngạch vay đến 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương). 3. Trường hợp việc thay đổi tăng hoặc giảm kim ngạch vay, thay đổi đồng tiền vay, thay đổi trụ sở chính của Bên đi vay, thay đổi Bên đi vay sang doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc địa bàn khác làm thay đổi cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay, cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay ban đầu có trách nhiệm như sau: a) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay của Bên đi vay; b) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi của Bên đi vay, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi khoản vay và bản sao hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký thay đổi đã thực hiện của khoản vay (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để tiếp tục xử lý. 4. Trường hợp phát sinh nội dung thay đổi của các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Chi nhánh xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, việc xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều này. 5. Trường hợp khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận, Vụ Quản lý Ngoại hối làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Tài khoản vay trả nợ nước ngoài quy định tại Điều 24, Mục 1, Chương IV, Thông tư 03/2016/TT-NHNN: 1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài. 2. Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài các nội dung thu, chi liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này, Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (đồng thời là tài khoản vay, trả nợ nước ngoài) cho các nội dung thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài khoản cho 01 (một) hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.

Doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính đăng ký/đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài chuẩn bị hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục theo hướng dẫn tại đường link sau: Dichvucong.gov.vn/Thủ tục hành chính/Tra cứu TTHC Nhập từ khóa tìm kiếm: 1.000972 để tìm thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Nhập từ khóa tìm kiếm: 1.000111 để tìm thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

1. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, Bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, trừ trường hợp rút vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay ngắn hạn chuyển trung, dài hạn. 2. Bên đi vay chỉ được nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) khoản vay thông qua tài khoản của Bên cho vay, Đại diện của các Bên cho vay hoặc ngân hàng đại lý thanh toán của các Bên cho vay trong trường hợp khoản vay hợp vốn hoặc khoản vay có sử dụng ngân hàng đại lý thanh toán theo quy định tại thỏa thuận vay. 3. Trường hợp nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tài khoản của bên thứ ba là người không cư trú không phải các đối tượng nêu tại khoản 2 Điều này, nội dung này cần được quy định rõ trong thỏa thuận vay (hoặc thỏa thuận thay đổi), trường hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước thì nội dung này phải được xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
4 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Vũ Anh
    28/04/2021

    TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRANG ĐIỆN TỬ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI (Phần dành cho Bên đi vay theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp) (Tháng 6/2016) Thực hiện định hướng của Chính phủ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực xây dựng Trang điện tử quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Trên cơ sở quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Thông tư 03), kể từ ngày 15/4/2016, Bên đi vay nước ngoài có thể gửi Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài, Đơn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và Báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài trực tuyến thông qua Trang điện tử tại địa chỉ www.qlnh-sbv.cic.org.vn hoặc www.sbv.gov.vn. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, Bên đi vay sử dụng Trang điện tử trong quá trình đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (phương thức trực tuyến) sẽ được hưởng nhiều ưu thế như thời gian xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được rút ngắn, cập nhật được trực tuyến tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài… Tài liệu hướng dẫn này được xây dựng để hỗ trợ Bên đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tiếp cận và sử dụng Trang điện tử để đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài nhanh chóng, hiệu quả. Tài liệu hướng dẫn này sẽ được cập nhật thường xuyên trên cơ sở các ứng dụng, cải tiến về mặt công nghệ và các câu hỏi, đáp của các đối tượng có liên quan nhằm hướng dẫn chi tiết hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên đi vay cần chủ động trong việc truy cập, sử dụng Chương trình, thường xuyên cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp và tình hình hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp trên Chương trình (đăng ký khoản vay, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, báo cáo định kỳ, chỉnh sửa các thông tin liên hệ như địa chỉ điện thoại,….) để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, đồng thời hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc xin liên hệ (i) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký sử dụng Chương trình; hoặc (ii) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Vụ Quản lý Ngoại hối: Phòng Quản lý vay và cho vay nước ngoài (04.3934 3356); đối với các vướng mắc về kỹ thuật liên hệ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – CIC ( 04. 3355 3909) để được giải đáp. Các chữ viết tắt trong văn bản Doanh nghiệp: Bên đi vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TTNHNN ngày 26/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp Người sử dụng (NSD): người chịu trách nhiệm quản lý Tên đăng nhập và mật khẩu sử dụng Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (khai Đơn đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp) NHNN: Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả Vụ Quản lý ngoại hối – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) Thông tư 03: Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp Trang điện tử: Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại địa chỉ www.qlnhsbv.cic.org.vn hoặc www.sbv.gov.vn Thuyết minh Minh họa III. Đăng ký khoản vay nước ngoài Bước 1: Để đăng ký khoản vay nước ngoài, sau khi sử dụng Tên đăng nhập và mật khẩu truy cập Trang điện tử, NSD chọn “Đăng ký khoản vay NN” Bước 2: NSD điền đầy đủ các thông tin tại Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài trên cơ sở các thông tin về khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và các hướng dẫn tại Trang điện tử Lưu ý: Ngày tháng tại Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài sẽ được mặc định là ngày NSD khai và gửi đơn tại Trang điện tử. NSD chọn mũi tên để chọn Cơ quan tiếp nhận Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 03 Các thông tin về doanh nghiệp sẽ được Trang điện tử tự chiết xuất trên cơ sở các thông tin về tài khoản truy cập sử dụng Trang điện tử của doanh nghiệp - Đối với các số liệu chưa phát sinh của doanh nghiệp, NSD điền “0”. Trường hợp NSD bỏ trống không điền giá trị, Trang điện tử sẽ báo lỗi. - NSD điền số lượng khoản vay trung, dài hạn còn dư nợ của doanh nghiệp, không điền số dư nợ Trường hợp khoản vay có nhiều Bên cho vay, NSD chọn “(+) Bên cho vay thứ 2” … để điền thêm thông tin về các Bên cho vay khác Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp có thể được bảo lãnh bởi cả người cư trú và người không cư trú; do đó, NSD có thể đánh dấu và cả 2 mục “Bảo lãnh bởi người cư trú” và “Bảo lãnh bởi người không cư trú”. Trường hợp NSD đánh dấu đồng thời (Bảo lãnh bởi người cư trú và Không bảo lãnh) hoặc (Bảo lãnh bởi người không cư trú và Không bảo lãnh, Trang điện tử sẽ báo lỗi. - Trong trường hợp khoản vay có nhiều nội dung, NSD có thể chọn dấu hiệu (+) để điền thêm thông tin. - Đối với các nội dung về khoản vay của doanh nghiệp không được quy định trong Hợp đồng vay, Phụ lục Hợp đồng vay và các tài liệu liên quan, NSD điền “không” vào mục tương ứng trong Đơn đăng ký khoản vay. Trường hợp NSD không điền nội dung gì, Trang điện tử sẽ báo lỗi Chi phí vay được tính toán theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/03/2014 quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Chương trình mặc định đơn vị của chi phí vay là (%/năm), doanh nghiệp phải điền số vào trường “Chi phí vay” VD: Kim ngạch khoản vay là 20.000.000 USD Thời hạn vay: 3 năm Lãi suất vay: Libor 6 tháng + 2%/năm Phí bảo hiểm : 2%/năm Phí trả trước (upfront fee): 500.000 USD Chi phí vay được tính như sau: Libor: doanh nghiệp tham chiếu lãi suất tại thời điểm đăng ký khoản vay (VD: 0,33%/năm) Phí trả trước quy đổi ra %/năm=[phí quy đổi : (kim ngạch vay * thời hạn vay)]*100%= 500.000: (20.000.000*3)*100% = 0,83%/năm Như vậy, chi phí vay= lãi suất vay + phí bảo hiểm + phí trả trước = (2%+0,33%)+2%+0,83%= 5,16%/năm Đối với phần Kế hoạch rút vốn, Kế hoạch trả nợ: - NSD chỉ được báo cáo các kế hoạch này theo một loại (theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm hoặc khác). Trường hợp Trang điện tử báo lỗi do lựa chọn nhiều kế hoạch, NSD kiểm tra lại phần báo cáo của mình và đưa các phần không lựa chọn về thành “Chọn” - Trường hợp kế hoạch rút vốn, trả nợ của doanh nghiệp theo Quý/6 tháng/năm, NSD chọn kế hoạch rút vốn vào tháng cuối cùng của Quý/6 tháng/năm Đối với kế hoạch rút vốn, trả nợ khác, trong trường hợp Bên đi vay chưa xác định rõ tháng, quý thực hiện rút vốn, trả nợ, Trang điện tử không yêu cầu nhập đầy đủ cả tháng, quý khi nhập kế hoạch Đối với các giá trị thập phân (VD: 2,5), NSD nhập “2” “.” “5”. Trường hợp NSD nhập “2” “,” “5”, Trang điện tử sẽ tự động chuyển thành 25. NSD ghi đầy đủ điều khoản dẫn chiếu trong Hợp đồng vay đối với từng nội dung của khoản vay. Trường hợp Hợp đồng vay không quy định nội dung này, NSD điền “0” vào ô Điều khoản Trường hợp NSD đã khai báo theo tất cả các nội dung Trang điện tử yêu cầu nhưng vẫn không thể hiện được hết các đặc điểm của khoản vay, NSD có thể báo cáo thêm các thông tin về khoản vay tại mục 18 Đơn đăng ký khoản vay Bước 3: Sau khi hoàn thiện Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài, NSD chọn “Gửi thông tin” để gửi Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài trực tuyến tới NHNN Sau khi NSD gửi Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài, Trang điện tử có thông báo sau khi Đơn đăng ký được gửi thành công Bước 4: NSD chọn “In khoản vay” để in Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài đã gửi trực tuyến tới NHNN, người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu và gửi tới NHNN cùng với hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư 03 Mã số khoản vay sẽ được Trang điện tử tạo ra và in trực tiếp trên Đơn đăng ký khoản vay của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chọn biểu tượng máy in để in Đơn đăng ký. Bước 5: Trường hợp NSD có nhu cầu thay đổi các nội dung trong Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài, NSD chọn “DS khoản vay nước ngoài” Trang điện tử cho hiển thị như sau NSD chọn mã số khoản vay, sau đó chọn tên Thủ tục hành chính để chỉnh sửa Đơn đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài NSD chỉnh sửa các nội dung cần thay đổi trong Đơn đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay của doanh nghiệp sau đó chọn “Gửi thông tin” như một Đơn đăng ký bình thường. NSD chỉ được sửa đổi các Đơn chưa được NHNN kiểm soát (trạng thái “Chờ kiểm soát”)

  2. Visitor
    Linh
    05/07/2021

    Theo quy định tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Thông tư 03): *Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay đến 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương). *Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 03. Việc mở và sử dụng tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài; chuyển tiền trả nợ Khoản vay nước ngoài và báo cáo tình hình thực hiện Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thực hiện theo các quy định tại Thông tư 03 và các quy định của pháp luật có liên quan. *Về chế độ báo cáo: Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, doanh nghiệp (Bên đi vay) phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: báo cáo về tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 04A và 04B – Thông tư 03 (nếu DN lựa chọn hình thức truyền thống) hoặc báo cáo trực tuyến qua Trang điện tử (nếu DN lựa chọn hình thức trực tuyến). Khi phát sinh khoản vay nước ngoài ngắn hạn (thời hạn đến một năm): thực hiện báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4A/Thông tư 03 hoặc báo cáo trực tuyến qua Trang điện tử (không phải thực hiện đăng ký khoản vay với Ngân hàng Nhà nước). Khi phát sinh khoản vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc các trường hợp thuộc đối tuợng phải đăng ký với NHNN tại Điều 9 – Thông tư 03 (thời hạn khoản vay trên một năm): cần chấp hành đúng thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay đối với NHNN; Thực hiện chế độ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4B/Thông tư 03 hoặc báo cáo trực tuyến qua Trang điện tử. *Để tra cứu thông tin thủ tục hành chính (TTHC) của NHNN về hoạt động vay trả nợ nuớc ngoài (thuộc thẩm quyền giải quyết của NHNN chi nhánh tỉnh): truy cập vào Chuyên mục Thủ tục hành chính/ Tra cứu Lĩnh vực: Hoạt động ngoại hối; Hoặc có thể thực hiện tra cứu thông tin TTHC của NHNN trên Cổng dịch vụ công quốc gia/ mục Thủ tục hành chính (tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh.html). *Về việc vận hành Trang Điện tử vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp: Từ ngày 15/4/2016, Trang Điện tử quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (tại địa chỉ https://qlnh-sbv.cic.org.vn/qlnh/) bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo một trong hai hình thức sau: Hình thức sử dụng Trang Điện tử, được gọi là hình thức trực tuyến và hình thức không sử dụng Trang Điện tử, được gọi là hình thức truyền thống. Việc lựa chọn sử dụng Trang Điện tử (hình thức trực tuyến), doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu thế như: quá trình đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện; thời gian xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được rút ngắn; cập nhật được trực tuyến tình trạng xử lý hồ sơ của NHNN chi nhánh (cán bộ xử lý, tình trạng xử lý…). Đối với việc lựa chọn báo cáo theo hình thức trực tuyến, doanh nghiệp sẽ được Trang Điện tử hỗ trợ nhiều tính năng giúp cho việc tổng hợp báo cáo được nhanh chóng và chuẩn xác hơn (báo cáo được thực hiện trực tuyến theo mẫu biểu báo cáo trên Trang Điện tử; các nội dung cơ bản của khoản vay như mã khoản vay, kim ngạch, số dư nợ đầu kỳ.. sẽ được chương trình tự động chiết xuất; số liệu dư nợ cuối kỳ sẽ được tự động tính theo công thức…). Theo quy định tại Thông tư 03, các số liệu vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp phải được báo cáo theo từng Mã khoản vay đã được Trang Điện tử mã hóa. Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn hình thức trực tuyến. Việc lựa chọn hình thức trực tuyến để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài, các doanh nghiệp tuân thủ theo quy định tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức trực tuyến, thực hiện thủ tục đăng ký tài khoản truy cập theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03. Việc hướng dẫn thực hiện đăng ký tài khoản truy cập/đăng ký khoản vay/đăng ký thay đổi khoản vay/báo cáo tình hình khoản vay và các thông tin hướng dẫn sử dụng Trang Điện tử trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài: được đăng tải trên Trang điện tử/ Mục: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH/PHẦN DÀNH CHO DOANH NGHIỆP (tại địa chỉ: https://qlnh-sbv.cic.org.vn/qlnh/index.php?option=com_vnh_hdsd&task=00). Để đảm bảo Trang Điện tử vận hành hiệu quả, đề nghị các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức trực tuyến, cần tuân thủ quy định tại Thông tư 03, chủ động trong việc truy cập, sử dụng Trang Điện tử, thường xuyên cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp và tình hình hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp trên Trang Điện tử (đăng ký khoản vay, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, báo cáo định kỳ, chỉnh sửa các thông tin liên hệ như địa chỉ, điện thoại, email…) để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, đồng thời hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật. Mọi thông tin vướng mắc doanh nghiệp liên hệ Phòng Tổng hợp, Nhân sự & Kiểm soát nội bộ – Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình (số điện thoại: 0218.3852059, hộp thư điện tử: tonghophb@sbv.gov.vn) để được hướng dẫn và giải đáp. Tải mẫu BC: Mau bao cao Phu luc 4A 4B TT 03

  3. Visitor
    Minh Ánh
    27/09/2021

    Xin chào quý công ty Luật Hồng Đức, Chúng tôi hiện đang vay vốn của ngân hàng thế giới làm dự án điện gió Ninh Thuận, nay do dịch nên không trả được, muốn xin đăng ký thành khoản vay dài hạn, LHD tư vấn giúp chúng tôi Trân trọng

  4. Visitor
    Hồng
    22/09/2022

    Name: Trương Thị Hồng Email: info@benhvienhungviet.vn Điện thoại: 038995.... Tiêu đề: Hỗ trợ tư vấn đăng ký khoản vay nước ngoài Nội dung: Bên mình đang có nhu cầu đăng ký khoản vay nước ngoài (chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn).Bạn tư vấn giúp mình với ạ!

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng