Đăng Ký Khoản Vay Nước Ngoài Và Những Điều Cần Lưu Ý

  • 14/01/2022
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Đăng ký khoản vay nước ngoài và những điều cần lưu ý khi tiến hành thủ tục đăng ký tại Việt Nam cho các khoản vay nước ngoài

#1. Cách Đăng ký Khoản vay Nước ngoài tại Việt Nam

Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thể phải vay vốn trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không đáp ứng được yêu cầu về phần lớn vốn trong nước.

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam, khi kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn ngày càng cao để phát triển và mở rộng. Do các nhà đầu tư nước ngoài không đáp ứng được các yêu cầu về phần lớn vốn trong nước, nên họ yêu cầu vay nước ngoài cho vấn đề đó.

Ngày 15/09/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 25/2014 hướng dẫn về đăng ký khoản vay nước ngoài. Tất cả các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với NHNN. Mặc dù đã có thủ tục từ NHNN, nhưng Chính phủ vẫn cần mở rộng các quy định về vay nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài hơn nữa.

Kinh doanh tại Việt Nam bằng vốn vay nước ngoài

Các hình thức cho vay nước ngoài:

Có một số hình thức cho vay nước ngoài tại Việt Nam:

Các khoản cho vay nước ngoài được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh

  • Hợp đồng ủy thác cho vay
  • Hợp đồng vay
  • Hợp đồng trả chậm (áp dụng cho hàng nhập khẩu)
  • Hợp đồng cho thuê tài chính
  • Phát hành công cụ nợ của Bên vay (thị trường quốc tế)

Các khoản cho vay nước ngoài không được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh

  • Khoản vay thông thường

Đăng ký Khoản vay Nước ngoài

Các khoản cho vay nước ngoài phải đăng ký với NHNN bao gồm:

  • Vay dài hạn và trung hạn nước ngoài
  • Các khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn và vẫn còn dư nợ trong một năm kể từ lần giải ngân đầu tiên
  • Gia hạn các khoản vay ngắn hạn trên 1 năm đến hạn

Xem thêm >>>   ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 

Đăng ký Thay đổi Khoản vay

Việc thay đổi, điều chỉnh Khoản vay nước ngoài cũng phải được Bên vay đăng ký với NHNN. Tuy nhiên, người đi vay chỉ phải viết đơn và thông báo cho NHNN nếu có những thay đổi nhất định:

  • Thông tin chủ nợ
  • Tên giao dịch thương mại của nhà cung cấp dịch vụ tài khoản
  • Địa chỉ trụ sở chính của Bên vay
  • Các thay đổi được thực hiện trong vòng 10 ngày sau khi được NHNN chấp thuận về việc trả nợ, phương án giải ngân rút vốn và thực tế nộp phí

Ba bước chung của việc đăng ký khoản vay nước ngoài là chuẩn bị tài liệu, nộp đơn và tài liệu, và kết quả của đơn đăng ký.

Kết quả của hồ sơ vay có thể bị ảnh hưởng và người nước ngoài có thể phải đối mặt với các hình phạt nhất định nếu việc đăng ký bị chậm trễ. Để tránh kết quả tiêu cực và các hình phạt không cần thiết, người vay phải nộp các giấy tờ cần thiết trong vòng 30 ngày. Ngày bắt đầu của 30 ngày khác nhau và phù hợp với loại khoản vay nước ngoài.

Cách đăng ký

Có hai cách bạn có thể sử dụng để đăng ký:

  • Đăng ký trực tuyến
  • Đăng ký trực tiếp

Các tài liệu cần thiết để đăng ký

  • Bản đăng ký khoản vay nước ngoài
  • Các mục đích cho vay cụ thể bằng văn bản
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Hợp đồng vay nước ngoài
  • Văn bản bảo đảm khoản vay bằng thư hoặc hợp đồng
  • Sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
  • Báo cáo tình hình tuân thủ quy định của NHNN
  • Xác nhận của nhà cung cấp dịch vụ tài khoản
  • Hóa đơn có lãi bằng đồng Việt Nam (VND)
  • Giải trình nhu cầu vốn nước ngoài bằng VND

Tiến trình đăng ký

Người vay sẽ được NHNN thông báo về việc đăng ký thành công hay không thành công trong các thời hạn sau, khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ:

  • 12 ngày làm việc để đăng ký trực tuyến
  • 15 ngày làm việc đối với đăng ký trực tiếp
  • 45 ngày làm việc đối với khoản vay nước ngoài bằng VND

#2. NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI 

1. Các khoản vay phải thực hiện đăng ký với ngân hàng nhà nước

i. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.

ii. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.

iii. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Như vậy, việc vay vốn nước ngoài, tùy thuộc vào thời hạn khoản vay mà các doanh nghiệp đi vay phải thực hiện việc đăng ký với ngân hàng nhà nước trước khi thực hiện vay vốn nước ngoài.

Trường hợp bên đi vay không thực hiện đăng ký khoản vay với ngân hàng nhà nước thì có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

2. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài

  • Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài Khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ Khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh cho Khoản vay nước ngoài.
  • Trường hợp Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì:
    • Đối với Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài các nội dung thu, chi liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp (đồng thời là tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài) cho các nội dung thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
    • Đối với Khoản vay ngắn hạn nước ngoài: Bên đi vay có thể sử dụng tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến Khoản vay nước ngoài.

Mỗi Khoản vay ngắn hạn nước ngoài chỉ được thực hiện thông qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài Khoản cho 01 (một) hoặc nhiều Khoản vay nước ngoài ngắn hạn.

  • Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến Khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi).

Mỗi Khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài Khoản cho 01 (một) hoặc nhiều Khoản vay nước ngoài.

  • Việc bên đi vay không thực hiện việc vay, trả nợ nước ngoài đúng tài khoản vay theo quy định pháp luật có thể bị phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

3. Mục đích đi vay

Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:

i .Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của các đối tượng sau:

a) Của Bên đi vay;

b) Của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (chỉ áp dụng với trường hợp vay trung, dài hạn nước ngoài). Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của Bên đi vay trên tổng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay trong doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.

Các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại Khoản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Bên đi vay hoặc của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.

ii. Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.

4. Báo cáo định kỳ

Bên đi vay phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo. Bên đi vay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có các hành vi sau:

  • Có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi Gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc báo cáo không đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi Báo cáo không trung thực

5. Lưu ý khác

  • Trường hợp Bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư.

Điều này có nghĩa rằng, đối với bên đi vay có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mức vốn đi vay không được vượt quá mức vốn huy động đã đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp, bên đi vay muốn vay với số tiền lớn hơn thì phải thực hiện điều chỉnh vốn huy động phù hợp với mức vốn dự kiến đi vay để ngân hàng nhà nước có cơ sở chấp thuận khoản vay nước ngoài.

  • Trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Tóm lại đối với việc vay vốn nước ngoài, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý các vấn đề trên để việc vay vốn được diễn ra thuận lợi, tránh trường hợp bị xử phạt ảnh hưởng đến tài chính của Công ty trong khi công ty đang gặp khó khăn về tài chính.

ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng