Đăng ký nhãn hiệu Quy trình, thủ tục và lợi ích

  • 01/08/2024

Đơn đăng ký nhãn hiệu - LHD Law Firm

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam sẽ có rất nhiều lợi ích: chủ văn bằng nhãn hiệu được bảo hộ sản phẩm/dịch vụ do mình cung cấp, chống lại các vi phạm hàng hoá/dịch vụ giả bên ngoài ngoài ra còn dùng để Li-Xăng hoặc nhượng quyền cho các đối tác. Việc đăng ký nhãn hiệu giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp tăng cường độ tin cậy và tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Vậy cần đăng ký như thế nào? Với kinh nghiệm dày dặn, trình độ cao, các luật sư và chuyên gia của LHD Law Firm sẽ tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp trong bài viết này.

Thông thường việc đăng ký nhãn hiệu sẽ tiến hành qua các bước sau

  1. Lên ý tưởng thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu
  2. Tra cứu nhãn hiệu: Kiểm tra xem nhãn hiệu bạn muốn đăng ký đã được đăng ký hay chưa
  3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu: Hồ sơ bao gồm các thông tin cần thiết về nhãn hiệu và người đăng ký
  4. Nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: nên nộp hồ sơ trực tiếp tại các văn phòng của Cục SHTT
  5. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ của bạn
  6. Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: Sau khi hồ sơ được thẩm định, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố
  7. Thông báo cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng

Hiểu và làm thế nào cho chuẩn để nhãn hiệu được đăng ký thành công

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là rất quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Dưới đây là những lời khuyên tốt nhất từ LHD Law Firm - đại diện sở hữu trí tuệ có hơn 15 năm kinh nghiệm với hơn 6800 đơn nhãn đã nộp thành công.

Đăng ký nhãn hiệu là một bước đi quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Thông qua quá trình đăng ký, bạn có thể thiết lập quyền sử dụng độc quyền đối với nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình, thủ tục và những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

I. NHÃN HIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

1. Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại Điều 4.16 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2009, nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là:

  • Một cái tên (ví dụ: LHD Law Firm, Nike, Trung Nguyen)
  • Một logo
  • Một câu slogan (ví dụ: "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" của Prudential)

Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu được chia thành nhiều loại như nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu nổi tiếng. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

2. Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là quy trình mà cá nhân hoặc doanh nghiệp tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam. Việc đăng ký có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua một đại diện sở hữu công nghiệp để xác lập quyền bảo hộ độc quyền trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

3. Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:

  • Bảo vệ thương hiệu: Ngăn chặn các đối thủ sử dụng trái phép nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Xây dựng uy tín: Khẳng định tính chính danh và chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
  • Tránh bị làm giả, làm nhái: Có cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi xâm phạm.
  • Tạo tài sản vô hình: Nhãn hiệu đã đăng ký có thể được định giá và khai thác thương mại.

4. Quy trình đăng ký tại Cục SHTT

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT gồm các bước chính:

  1. Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ
  2. Nộp đơn đăng ký
  3. Thẩm định hình thức
  4. Công bố đơn
  5. Thẩm định nội dung
  6. Cấp văn bằng bảo hộ

5. Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ
  • Phí, lệ phí nộp đơn
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp qua đại diện)

6. Thời gian xử lý đơn

Thông thường, thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu mất khoảng 24-26 tháng kể từ ngày nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của từng đơn.

II. QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), các đối tượng sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ

Tổ chức hoặc cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp trực tiếp.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh

Các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường, kể cả khi sản phẩm đó do người khác sản xuất. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng nhà sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và không phản đối việc đăng ký.

3. Tổ chức tập thể

Các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên sử dụng theo quy chế chung. Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các đơn vị sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

4. Tổ chức kiểm soát, chứng nhận

Các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, họ không được phép trực tiếp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

5. Đồng sở hữu nhãn hiệu

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có thể cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu, với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Chuyển giao quyền đăng ký

Những đối tượng có quyền đăng ký nêu trên có thể chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng bằng văn bản, thừa kế hoặc kế thừa theo quy định pháp luật.

7. Hạn chế đối với đại diện, đại lý

Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu không được phép đăng ký nhãn hiệu đó nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

III. QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

BƯỚC 1: TRA CỨU ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU

1.1 Phân nhóm theo bảng Ni-xơ 11

Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại và các điều khoản, vì nhãn hiệu thương mại của bạn sẽ chỉ được bảo hộ cho hàng hóa và / hoặc dịch vụ bạn chọn trong ứng dụng của mình.

Bạn không thể thêm hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung sau khi đã đăng ký.

Ví dụ: Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho dòng quần áo của riêng mình, bạn sẽ chọn nhóm 25 (quần áo, giày dép và mũ đội đầu).

Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại trong một cửa hàng bán các sản phẩm của người khác, bạn sẽ chọn nhóm 35 (Quảng cáo; quản lý kinh doanh; quản trị kinh doanh; chức năng văn phòng) và chọn thuật ngữ 'Dịch vụ bán lẻ liên quan đến quần áo'.

Lên kế hoạch trước: Suy nghĩ về hàng hóa bạn định bán trong tương lai hoặc các dịch vụ bạn có thể cung cấp. Một thương hiệu đã đăng ký tồn tại trong 10 năm, vì vậy hãy nghĩ xem bạn có thể muốn mở rộng thương hiệu của mình như thế nào trong thời gian này.

Phân nhóm sai có thể đồng nghĩa với việc đơn đăng ký nhãn hiệu không có giá trị sử dụng

Đảm bảo rằng bạn chọn nhóm sản phẩm/dịch vụ của mình khi đăng ký nhãn hiệu

Ví dụ Nếu bạn sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho rượu, bạn cần chọn đúng loại cho mục đích sử dụng của nó, như

  • Nhóm 01: hoá chất 
  • Nhóm 03: mỹ phẩm

1.2. Tra cứu đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo độ cho LHD Law Firm để được tra cứu sơ bộ (miễn phí) để biết đươc nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Người nộp đơn nên tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả đánh giá chính xác trước khi quyết định nộp đơn

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ:  

Sau khi nhãn hiệu đã được tra cứu đánh giá bởi chuyên viên của Cục SHTT và nguồn dữ liệu đầy đủ nhất từ Cục SHTT, người nộp đơn sẽ xem xét như sau

  • Nếu nhãn hiệu được đánh giá có khả năng bảo hộ trên 80% trở lên thì nộp đơn
  • Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác thì nên thay đổi thiết kế hoặc đặt lại tên mới rồi tiến hành tra cứu lại (tra cứu đến khi nào nhãn có khả năng bảo hộ trên 80%) thì mới tiến hành thiết kế mẫu và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. 

BƯỚC 2: NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU 

2.1 Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

+ Tờ khai (02 bản);

+ Mẫu nhãn hiệu (10 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

☑ bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

☑ bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

☑ văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Việc nộp đơn có thể tiến hành qua Đại diên cục SHTT hoặc tự nộp. Nếu tự nộp có thể liên hệ tại 3 văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh

 tờ khai nhãn hiệu

2.2 Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

1. Hình thức nộp đơn giấy (hình thức nộp đơn được ưa thích)

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

TOP 3 DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TỐT TẠI VIỆT NAM

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ 1 trong 3 văn phòng tại ba thành phố lớn nhất của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng: 

1. Địa chỉ Đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh (HCM)

Tầng 7, số 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 02822446739

2. Đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hà Nội (HN)

Tầng 4, Toà Nhà Anh Minh số 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 02422612929

3. Đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Đà Nẵng

Tầng 3, Số 1N, đường Núi Thành, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Số điện thoại: 02366532929

Mục đích nộp đơn: để lấy ngày ưu tiên và quyền ưu tiên (FIRST TO FILE) người nộp đơn đầu tiên

BƯỚC 3: CÔNG VĂN CHẤP NHẬN HÌNH THỨC ĐƠN 

  • Thời hạn xét nghiệm 02 tháng từ ngày nộp đơn
  • Mục đích xét nghiệm đơn
  • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

BƯỚC 4: CÔNG BỐ CÔNG BÁO A CỦA CỤC SHTT

Thời gian: Kéo dài trong 4 tháng từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

Mục đích công bố đơn: Nhằm thông báo rộng rãi cho cá nhân tổ chức khác biết đơn đã được Công bố, nếu có khởi kiện hoặc ý kiến phản đối đơn thì liên hệ với Cục SHTT để làm thủ tục phản đối Cấp trong thời gian này.

BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH NỘI DUNG NHÃN HIỆU

5.1 Thời gian thẩm định nội dung và ra thông báo lần 1

Thời gian: 12-14 tháng từ ngày công bố đơn xong

Mục đích: Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

5.2 Quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu [1 trong 2 khả năng sau]

#1. Cục đồng ý cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn trong vòng 3 tháng có quyền nộp công văn phản đối hoặc đồng ý với quyết định từ chối 1 phần nhãn hiệu này.

Nếu xét thấy ý kiến của Cục là hợp lý thì bỏ qua bước này, ngược lại nếu thấy quyết định không hợp lý có quyền ý kiến của mình cho việc đấu tranh để được cấp văn bằng.

Cục ra thông báo sau khi nhận được công văn phúc đáp (đơn không được cấp văn bằng) có hai hướng trả lời

#1. Cấp văn bằng theo ý kiến phản đối của Chủ đơn

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng do ý kiến không hợp lý

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn không còn khả năng ý kiến mà sẽ phải làm thủ tục ý kiến với Cục SHTT, với quyết định này Cục có 12 tháng để giải quyết khiếu nại.

IV. NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT 

Nguyên tắc nộp đơn nhãn hiệu của Việt Nam là gì?

Việt Nam đã áp dụng cơ chế nộp đơn đầu tiên đối với việc đăng ký nhãn hiệu, cấp nhãn hiệu cho đơn có ngày nộp đơn sớm nhất. Nếu có nhiều đơn đáp ứng các yêu cầu này và có cùng ngày nộp đơn thì nhãn hiệu sẽ chỉ được cấp cho một đơn duy nhất – nếu tất cả người nộp đơn đều đồng ý.

Nhãn hiệu nộp tại Việt Nam sẽ như thế nào ?

Tổ chức, cá nhân, cá nhân nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Họ có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải nộp đơn thông qua người đại diện hợp pháp.

Người nộp đơn nước ngoài cũng có thể có được quyền nhãn hiệu tại Việt Nam bằng cách nộp đơn quốc tế thông qua Hệ thống Madrid (xem bên dưới).

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Việt Nam có giá trị như thế nào?

Tại Việt Nam, giấy chứng nhận nhãn hiệu có giá trị 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau khi hết thời hạn ban đầu, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu không giới hạn số lần.

V. TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - LHD LAW FIRM

1. Các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu do LHD Law Firm cung cấp

  • LHD Law Firm hỗ trợ chủ đơn tra cứu sơ bộ nhãn hiệu miễn phí.
  • Tra cứu đăng ký nhãn hiệu chính thức để đạt được kết quả toàn diện và xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Tư vấn các điều kiện về việc đăng ký và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
  • Tư vấn những dấu hiệu tương tự, trùng lặp hoặc có khả năng gây nhầm lẫn dẫn đến việc nhãn hiệu không được cấp chứng chỉ bảo hộ.
  • Tư vấn xác định và phân nhóm cho nhãn hiệu giúp tránh được việc từ chối do lỗi hình thức hoặc nội dung trong quá trình xét duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu giúp chủ đơn đăng ký có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.
  • Tư vấn hướng dẫn về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu: theo quy định của pháp luật tại Việt Nam và một số nước khác, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chỉ được xác lập khi chủ sở hữu đã được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế từ Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với  luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác, trong đó nhãn hiệu có thể được xác lập trên cơ sở ưu tiên người sử dụng trước.
  • Tư vấn về vấn đề phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.  Điều này có nghĩa là khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại một quốc gia nào thì nhãn hiệu sẽ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó, chứ không phải được bảo hộ trên toàn thế giới. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ở nhiều quốc gia khác nhau, cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ở các quốc gia đó để đảm bảo rằng nhãn hiệu của họ không bị tranh chấp về việc sử dụng trong quá trình kinh doanh. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong việc sử dụng và phát triển nhãn hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
  • Đại diện cho khách hàng/doanh nghiệp/chủ đơn là người nước ngoài nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận các sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
  • Đàm phán, thẩm định, đăng ký, soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam.
  • Tư vấn các chiến lược nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu.
  • Xử lý các hành vi vi phạm nhãn hiệu.
  • Hỗ trợ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Phúc đáp khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Khiếu nại các vấn đề liên quan đến việc xác lập và bảo vệ quyền nhãn hiệu.
  • Hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo đúng quy định pháp luật.
  • Tư vấn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, theo vùng lãnh thổ hoặc theo thỏa ước Madrid.
  • Tư vấn cho cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác hoặc theo phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế khác.
  • Tư vấn cho khách hàng cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các nước khác nhau khi có nhu cầu: Tư vấn cách thức xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các quốc gia trên thế giới. Vì quyền đối với nhãn hiệu được phát sinh thông qua quá trình đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia.
  • Tư vấn  về cách đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở từng quốc gia hoặc đăng ký qua hệ đăng ký quốc tế Madrid bằng việc nộp một đơn duy nhất có chứa thông tin chỉ định các nước xin đăng ký. Khi sử dụng hệ đăng ký theo Madrid, yêu cầu tiên quyết là nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam, tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay Madrid Agreement.
  • Đánh giá hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở nước ngoài.
  • Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ bao gồm: điều tra, thương lượng, giám sát, hòa giải, khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm quyền nhãn hiệu ở nước ngoài.

2. Các tài liệu cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu

Để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết. Công ty LHD là một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có thể đảm bảo mọi quyền lợi cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Các tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Mẫu nhãn hiệu đăng ký.
  • Danh mục các sản phẩm/ dịch vụ cần tra cứu và đăng ký nhãn hiệu.
  • Ký Giấy ủy quyền theo mẫu của Luật LHD.
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
  • Tiến hành đóng lệ phí theo quy định.

3. Những quy định về Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu

  • Phân nhóm nhãn hiệu được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Đây là căn cứ chung được sử dụng bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới để phân nhóm đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Tuy danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có thể giống như danh sách phân nhóm nhãn hiệu, nhưng cũng có thể khác nhau. Do có những ngành nghề giống nhau được phân nhóm khác nhau trong danh sách và ngược lại, có những ngành nghề khác nhau lại được phân vào cùng một nhóm hàng hóa, dịch vụ trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
  • Theo Bảng phân loại nhãn hiệu, tất cả các sản phẩm và dịch vụ có trên thị trường đều được phân vào 45 nhóm khác nhau. Nhóm 1 đến nhóm 34 được dành cho sản phẩm và hàng hóa, trong khi nhóm 35 đến nhóm 45 (bao gồm 11 nhóm) được dành cho các dịch vụ. Dù có nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, tuy nhiên tất cả đều thuộc vào các nhóm được quy định trong Bảng phân loại nhãn hiệu.
  • Ở Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa và dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Vì vậy, khi một đơn đăng ký nhãn hiệu có nhiều nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ thì phí đăng ký cũng sẽ tăng lên tương ứng.
  • Một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký cho bất kỳ số nhóm hàng hóa, dịch vụ nào từ 01 đến 45 nhóm, tùy thuộc vào yêu cầu của người nộp đơn và quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, một số quốc gia như Myanmar lại chỉ cho phép đăng ký nhãn hiệu cho duy nhất 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ.

VI. LHD LAW FIRM TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO ? 

#1. Phân nhóm và tra cứu nhãn hiệu

Bước này rất quan trọng vì nếu không đánh giá được khả năng bảo hộ thì Doanh Nghiệp mất 2 năm chờ đợi và chi phí cho việc chờ đợi mà không được kết quả gì 

Xem thêm dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của LHD Law Firm (https://luathongduc.com/dich-vu-tra-cuu-nhan-hieu)

#2. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT

Với tư cách đại diện sở hữu công nghiệp, LHD Law Firm sẽ tự làm hồ sơ và ký vào đơn đăng ký nhãn hiệu sau đó tiến hành nộp đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ cho khách hàng (Điều đó có nghĩa Khách hàng sẽ không phải làm bất cứ việc gì cho hồ sơ đăng ký nhãn hiệu)

#3. Thông báo công văn chấp nhận đơn cho khách hàng

Bước này thường có sau 02 tháng nộp đơn - Thông thường Cục sẽ gửi văn bản này cho Chúng tôi và Chúng tôi có nghĩa vụ thông báo cho khách hàng biết và chuyển giao văn bản này cho khách hàng. Trường hợp đơn bị sai hoặc yêu cầu sửa đổi Chúng tôi sẽ trao đổi lại với khách hàng và sau đó sửa lại nội dung và nộp lại CV cho Cục SHTT.

#4. Theo dõi kết quả thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu

Bước này có sau 24 tháng chờ đợi và Cục sẽ ra thông báo Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Nếu nhãn được cấp văn bằng Chúng tôi sẽ đóng phí và nhận văn bằng cho khách hàng

Nếu nhãn bị từ chối Chúng tôi sẽ làm công văn ý kiến sau khi trao đổi với khách về các điều kiện trong công văn của Cục và hướng giải quyết

#5. Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Điểm khác biệt khi chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LHD Law Firm

  • LHD Law Firm sẽ không thu thêm bất kỳ khoản phí nào trong suốt quá trình xử lý đơn (ngoại trừ 01 khoản phí khách hàng đã đóng) cho 01 lần duy nhất.
  • Trong khi các Đại diện khác sẽ thu phí cho việc làm công văn hoặc cấp bằng khi Cục ra thông báo.
  • Chúng tôi sẽ theo dõi đơn suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu khác với các công ty dịch vụ (không có chức năng đại diện) họ chỉ nộp đơn là xong việc.

→ Kết quả Khách hàng nhận được

 Văn bằng độc quyền nhãn hiệu của Cục hoặc Công văn khiếu kiện đến khi không còn có thể kiện được nữa.

⭕ PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐƯỢC TÍNH THẾ NÀO ?

Lệ phí nhà nước 

Thủ tục đăng ký

100.000 Đồng Phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ
120.000 Đồng Công bố đơn
120.000 Đồng Công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ
120.000 Đồng Đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ
120.000 Đồng Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm
150.000 Đồng Nộp đơn
180.000 Đồng Tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ
550.000 Đồng Thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ
600.000 Đồng Thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Riêng phí dịch vụ được tính theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (LIÊN HỆ CHÚNG TÔI) nhận báo phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất (Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC)

⭕ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU 

Trong hơn 15 năm hoạt động Luật Hồng Đức đã đăng ký thành công cho hơn 6889+ Đơn nhãn hiệu tại Việt Nam, trong đó có 20% là khách nước ngoài và 80% khách trong nước đã tin dùng dịch vụ của Chúng tôi 

⭕ VÌ SAO SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI ?

1 #. LHD Law Firm được đánh giá là tổ chức đăng ký logo nhãn hiệu uy tín bậc nhất tại Việt Nam được đánh giá cao bởi Legal500, HG.ORG...

2 #. Số chứng nhận: 146 do Cục SHTT cấp 

Với tư cách là đại diện của Cục SHTT Chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với Cục, nộp đơn, đóng phí, nhận thông báo, ý kiến và nhận văn bằng cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài và Việt Nam

Tiêu chí ba không của Chúng tôi

Không cần chủ đơn ký hồ sơ

Không cần chủ đơn phải trực tiếp theo dõi đơn

Không cần chủ đơn làm việc trực tiếp với Cục (như gửi công văn, đóng phí...)

Việc phân nhóm áp dụng theo Nice 11 → Noip yêu cầu phải ghi rõ chi tiết từng mã (ví dụ trước đây ghi chung chung là mua bán hàng nông sản (được chấp nhận) nay phải ghi rõ hàng nông sản là gì - hàng nông sản là hạt điều, hạt cà phê ...vv

Thời gian xử lý kéo dài hơn rất nhiều so với thực tế (trước đây khoản 18 tháng thì hiện tại lên đến 26-28 tháng từ ngày nộp đơn) → Lý do: Noip cho biết số đơn tăng hơn gấp 10 lần nhưng chuyên viên không tăng nên chậm đơn.

Data Noip cung cấp trên website là không đủ (Khi nào nhãn đăng công báo mới được ghi nhận lên website) nên bắt buộc khi đăng ký các Chủ đơn phải tiến hành tra cứu, đánh giá trước khi Nộp Đơn → Nhằm đảm bảo khả năng thành công khi đăng ký tại Việt Nam.

3 #. LHD Law Firm được đánh giá là tư vấn thân thiện và chi phí hợp lý, mục đích chính là hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam bảo vệ nhãn hiệu, logo thương hiệu của mình.

4 #. Với hơn 6800 đơn nhãn đã xử lý trong suốt 15 năm LHD Law Firm đủ kinh nghiệm để xử lý và tư vấn các nhãn hiệu khó đăng ký cho Doanh Nghiệp hoặc cá nhân trong và ngoài nước.

☑ LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG, HÀ NỘI)

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác tham gia hoạt động sản xuất hợp pháp tại Việt Nam có thể trực tiếp hoặc thông qua Tổ chức Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình tại Việt Nam. Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài không có người đại diện theo pháp luật hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh thực tế tại Việt Nam thì chỉ có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức Dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ.

Có, có thể nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa/dịch vụ tại Việt Nam nhưng phải nộp phí bổ sung cho mỗi nhóm bổ sung.

Việc phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ theo Hiệp định thứ chín hiện đang được áp dụng tại Việt Nam. Đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa/dịch vụ trong đơn phải bao gồm những hàng hóa/dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng hoặc hiện có ý định thực sự sử dụng nhãn hiệu đó. Những hàng hóa/dịch vụ đó phải được mô tả đầy đủ chi tiết. Dấu hiệu của hàng hóa/dịch vụ tốt nhất là tương quan hoặc tương đương với số cơ sở được liệt kê trong ấn bản thứ 11 của Bảng phân loại Nice.

Việt Nam áp dụng hệ thống nộp đơn đầu tiên. Vì vậy, việc sử dụng nhãn hiệu không phải là điều kiện để nộp đơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột về mức độ ưu tiên giữa các đơn nộp cùng lúc, việc đăng ký sẽ được cấp cho người nộp đơn chứng minh được việc sử dụng rộng rãi nhất.

Là một thành viên của Công ước Paris, Việt Nam có nghĩa vụ dành sự bảo hộ đặc biệt cho nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm/dịch vụ có uy tín và được biết đến rộng rãi. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập dựa trên quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng do Cục Nhãn hiệu Việt Nam cấp theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Việc bảo vệ pháp lý đối với nhãn hiệu đã đăng ký bắt đầu từ ngày đăng ký. Việc đăng ký có giá trị trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn được chấp nhận và có thể được gia hạn trong thời hạn 10 năm tiếp theo, ad infinitum.Yêu cầu gia hạn phải được nộp trong vòng sáu (6) tháng trước ngày hết hạn. Yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn nêu trên nhưng không quá sáu (6) tháng kể từ ngày hết hạn và phải nộp thêm một khoản phí quá hạn bằng 10% mức phí quy định cho mỗi tháng quá hạn.

Phản hồi đối với việc từ chối đơn đăng ký của người kiểm tra phải được nộp trong vòng 2 tháng kể từ ngày đưa ra thông báo. Thẩm định viên phải thẩm định lại đơn dựa trên phản hồi của Người nộp đơn và phải có kết quả trong vòng 04 đến 06 tháng kể từ ngày nộp đơn phản hồi. Nếu không hài lòng với quyết định của giám định viên, bạn có thể nộp đơn kháng cáo tiếp theo lên Ban Khiếu nại TM trong Văn phòng TM.

Việc khiếu nại quyết định từ chối cấp đơn hoặc quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký phải được nộp lên Hội đồng phúc thẩm TM trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra quyết định. Hội đồng khiếu nại TM phải xem xét và giải quyết vấn đề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Tuy nhiên, khoảng thời gian như vậy trên thực tế thường dài hơn. Có thể là vài tháng hoặc vài năm. Nếu không hài lòng với quyết định của Hội đồng phúc thẩm TM, có thể khiếu nại tiếp theo lên Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc có thể đưa ra trước tòa án hành chính có thẩm quyền.
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng