Nhượng Quyền Thương Mại | Cần Lưu Ý Gì Khi Nhượng Quyền

  • 22/08/2023

Tư vấn nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam (LHD Law Firm) tư vấn và làm thủ tục

Nhượng quyền thương mại

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Nhượng quyền thương mại là gì? Cần lưu ý gì khi tiến hành nhượng quyền thương mại?

Bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục nhượng quyền thương mại? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây đến từ luật sư của LHD Law Firm.

  1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo quy định tại điều 285, Luật Thương mại năm 2005 quy định về nhượng quyền thương mại như sau:

Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Theo quy định trên về nhượng quyền thương mạita cần quan tâm tới những vấn đề sau:

Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại

Thứ hai, pháp luật về vấn đề này đã nhấn mạnh tới quyền của bên nhượng quyền (cho phép và yêu cầu) với bên nhận quyền và những điều kiện mà bên nhận quyền là bên có nghĩa vụ phải tuân thủ khi tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cụ thể, bên nhượng quyền sẽ trao cho bên nhận quyền kinh doanh các quyền sử dụng mô hình, kĩ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hoặc phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định, bên nhận quyền thương mại có quyền sử dụng quyền thương mại của bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng phải tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra.

  1. Tình hình nhượng quyền thương mại tại thế giới và Việt Nam

2.1. Trên thế giới

Nguồn gốc của mô hình franchise xuất hiện từ thế kỷ 19 tại Đức. Theo đó, các nhà máy bia tại quốc gia này đã cho phép một số quán bia được bán độc quyền các loại bia của họ để có được các quyền lợi nhất định. Tại Mỹ, nhượng quyền thương mại cũng xuất hiện ở thế kỷ 19 khi mà một thương hiệu máy may cho phép người bán hàng độc quyền đi bán máy may của họ.

Sau đó, thương hiệu nhượng quyền thương hiệu đầu tiên, đình đám và kinh điển nhất phải kể đến Coca-Cola khi mà thương hiệu này cho phép các đơn vị ở xa hơn xây dựng nhà máy, sản xuất và bán sản phẩm. 

Đến thế kỷ 20, hai thương hiệu đình đám về xe hơi là Ford và General Motors cho phép các đại lý được bán xe hơi. Thập niên 50, 60 được xem như là giai đoạn bùng nổ của mô hình nhượng quyền thương mại khi mà các thương hiệu FnB như McDonald’s, Burger King, KFC, Starbucks, … trở nên phổ cập bằng hình thức nhượng quyền thương mại.  

2.2. Tại Việt Nam

Hiện nay, tại các nước phát triển như Mỹ, Úc,… có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố các thương hiệu được phổ cập theo mô hình nhượng quyền. Còn đối với thị trường Việt Nam, nhượng quyền thương mại còn khá non trẻ, chỉ giống như những đứa nhỏ chập chững 2, 3 tuổi. Chính vì vậy, những luật lệ, cách thức công ty tư vấn, hỗ trợ, cơ sở hạ tầng dành cho kinh doanh nhượng quyền sơ khai, còn nhiều lỗ hổng. 

Tuy nhiên, trong vài chục năm tới, nhượng quyền thương mại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Ngay từ bây giờ, các công ty trong nước muốn đi theo con đường nhượng quyền cần xây dựng nền tảng vững chắc về mặt thương hiệu cũng như tiềm lực kinh tế để có thể thu về thành quả trong vài chục năm sắp tới. Nhượng quyền thương mại không phải là một mô hình kinh doanh ngắn hạn, nó là một cuộc đầu tư lâu dài.

  1. Những lợi ích tối ưu từ hoạt động nhượng quyền thương mại

Một là, Rủi ro trong quá trình kinh doanh được hạn chế tối đa

Việc bạn xây dựng một quán cafe từ những viên gạch đầu tiên chắc chắn sẽ khó khăn và nhiều rủi ro hơn rất nhiều so với việc bạn đã có một nền móng vững chắc và chỉ việc xây dựng dưới sự hỗ trợ của những kỹ sư chuyên nghiệp.

Khi bạn nhận nhượng quyền thương mại, chắc chắn bạn sẽ được bên nhượng quyền huấn luyện, đào tạo, chỉ dẫn những bí quyết kinh doanh hiệu quả mang tính đặc thù. Những sự hỗ trợ về mặt kinh nghiệm, kỹ thuật của bên nhượng quyền sẽ làm cho cơ sở kinh doanh của bạn nhanh chóng đi vào quỹ đạo để hoạt động một cách trơn tru, hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.

Hai là, Thương hiệu là bí kíp của thành công

Giá trị của một thương hiệu nổi tiếng sẽ giúp bạn nhanh chóng thu hút được khách hàng. Khi bạn tự độc lập kinh doanh thì việc xây dựng được một thương hiệu ăn khách, được nhiều người biết đến là một công việc tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.

Còn nếu bạn nhận nhượng quyền thương mại thì thương hiệu là thứ đã có sẵn, bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành, quản lý cơ sở đảm bảo chất lượng tại cơ sở của mình. Bên nhượng quyền sẽ lo khâu quảng bá thương hiệu, xây dựng chiến lược kinh doanh và chuyển giao cho bạn.

Ba là, Nguồn nguyên liệu, sản phẩm luôn được đảm bảo

Bên nhận nhượng quyền luôn được hưởng những ưu đãi đặc biệt khi nhập nguyên liệu, sản phẩm để kinh doanh. Những ưu đãi đó sẽ giúp cho cơ sở kinh doanh của bạn luôn ổn định được đầu vào, hạn chế những tác động từ thị trường.

Những nguyên liệu, sản phẩm được nhập cũng phải đạt những tiêu chuẩn nhất định của bên nhượng quyền để đảm bảo được chất lượng, uy tín của thương hiệu.

Bốn là, Có lượng khách quen đông đảo

Tất cả các thương hiệu nổi tiếng đều có một lượng người tiêu dùng thân thiết, thường xuyên sử dụng sản phẩm và dịch vụ từ thương hiệu yêu thích của mình. Chẳng hạn bạn nhận nhượng quyền từ thương hiệu cafe Cộng và mở một quán cafe Cộng trên phố Thái Thịnh.

Sẽ có những “khách hàng ruột” của thương hiệu cafe này thường xuyên đến ủng hộ và thưởng thức cafe. Điều này sẽ nhanh chóng tạo ra một lượng khách ổn định thường xuyên ghé thăm và đảm bảo doanh thu của cửa hàng.

Năm là, Tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài

Vốn luôn là một vấn đề đáng quan tâm nhất khi một doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền này, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận nhượng quyền thương hiệu.

Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng được hoạt động kinh doanh bằng đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho chính mình khi thâm nhập thị trường.

Sáu là, Hỗ trợ chiến lược marketing chuyên nghiệp

Một trong những lợi ích được xem là lớn nhất của việc nhận nhượng quyền thương hiệu đó là bên nhận quyền sẽ được nhận sự hỗ trợ về các chiến lược marketing quảng bá từ bên nhượng quyền.

Ngoài ra, bên nhượng quyền sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bên nhận quyền để phát triển các chiến lược marketing từ đó mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong chiến lược marketing, bên nhượng quyền có thể sẽ có trách nhiệm phải trả chi phí cho việc phát triển các công việc quảng bá trong phạm vi quốc gia hay địa phương.

Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại không phải hoàn toàn mang lại lợi ích mà chứa những ẩn số rủi ro như: bên nhượng quyền dễ bị mất quyền kiểm soát, sự tranh chấp giữa các cơ sở kinh doanh, khi các bên nhận nhượng quyền hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu,…

Như vậy, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng như hiện nay nó cũng tiềm ẩn rất nhiều khó khăn thử thách. Từ đó đòi hỏi chủ thể sử dụng phương thức hoạt động này phải có kiến thức sâu rộng và am hiểu về các quy định pháp luật. Để có thể đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bạn hãy liên hệ với LHD Law Firm để được các chuyên gia tư vấn cụ thể A-Z.

  1. Kinh doanh nhượng quyền cần các yếu tố nào?

Kinh doanh nhượng quyền cần có mô hình kinh doanh và mô hình đó phải tạo ra lợi nhuận. Thực tế, nhượng quyền thương hiệu là một dạng nhân rộng mô hình kinh doanh, vì vậy mô hình ấy phải tạo ra lợi nhuận để xây dựng nền kinh tế và bảo vệ người mua nhượng quyền. Để hình thành nên mô hình kinh doanh thành công cần có các “rào cản cạnh tranh”. 

“Rào cản cạnh tranh” chính là những đặc điểm làm nên giá trị, tính cách thương hiệu mà không phải ai cũng có thể sao chép được. Đó có thể là tên thương hiệu và logo đã được công nhận quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và các quốc gia mà thương hiệu định hướng bành trướng tới. “Rào cản cạnh tranh” còn có thể là cách thức vận hành, công thức phối trộn, sản phẩm đặc trưng chỉ thương hiệu mới có.

Bên cạnh đó, khi muốn kinh doanh nhượng quyền thương mại cần tạo nên một tiêu chuẩn hóa với Mô hình kinh doanh không bắt chước được nhưng phải chuyển giao, đào tạo được. Chính vì vậy mà cần đầu tư vào hệ thống kinh doanh nhượng quyền bao gồm quản trị về nhượng quyền, marketing, hệ thống hóa lại quy trình, tuyển dụng và huấn luyện đối tác, đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), kiểm tra giám sát đối tác,… Nhượng quyền thương mại sẽ phát sinh một guồng máy để kinh doanh và quản lý chất lượng nhượng quyền.

  1. Điều kiện nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, điều kiện nhượng quyền thương mại được quy định như sau:

Điều kiện nhượng quyền thương mại:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều kiện của bên nhượng quyền thương mại:

- Thương nhân (bên nhượng quyền) được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

  1. Thủ tục nhượng quyền thương mại

6.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận tại Sở Công thương của tỉnh/thành phố.

Thời gian nộp hồ sơ: Vào giờ làm việc tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

6.2. Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại

Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ:

- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương  mại (theo mẫu Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006)

- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006)

- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư

- Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ

- Giấy chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

Lưu ý: Trong trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản giới thiệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chức trong nước.

  1. Lưu ý khi nhận và nhượng quyền thương mại

Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới...

Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.

Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào?

Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác.

Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên...

Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác.

Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời.

Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam.

Thứ năm, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất.

Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình.

  1. Các điều khoản chính trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền là một văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Không có một kiểu mẫu chuẩn cho loại hợp đồng này bởi vì những điều khoản, điều kiện và điều hành thay đổi từ quyền kinh doanh này tới quyền kinh doanh khác, từ ngành kinh doanh này đến ngành kinh doanh khác. Thông thường hợp đồng nhượng quyền có những điều khoản chính sau:

8.1. Sự huấn luyện và hỗ trợ phát triển từ bên nhượng quyền

Mỗi nhà nhượng quyền có một chương trình huấn luyện riêng cho các cửa hàng nhận quyền và nhân viên của bên nhận quyền, việc huấn luyện có thể diễn ra tại nơi làm việc của họ hoặc trụ sở chính của công ty hay liên kết hỗ trợ từ một bên thứ 3. Hầu hết các bên nhượng quyền thường đề nghị hỗ trợ về quản trị và kỹ thuật.

8.2. Khu vực được nhượng lại

Hợp đồng nhượng quyền sẽ chỉ định rõ khu vực mà bên nhận quyền sẽ tiến hành hoạt động hoặc có hay không có sự độc quyền khu vực.

8.3.Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền 

Điều khoản này quy định thời gian mà bên nhận quyền được quyền sử dụng các quyền thương mại.

8.4. Phí sử dụng các quyền thương mại và tổng đầu tư được định trước

Những nhà nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu cho việc sử dụng các quyền thương mại được nhượng lại và việc điều hành hệ thống, đồng thời dự tính mức đầu tư bên nhượng quyền phải đầu tư cho mỗi địa điểm thực hiện việc kinh doanh.

8.5. Thương hiệu, các sáng chế, cách thức sử dụng

Điều này quy định cách thức mà bên nhượng quyền sẽ sử dụng thương hiệu và các sáng chế được bên nhượng quyền nhượn lại quyền sử dụng.

8.6. Quyền lợi và các khoản phí khác bên nhận quyền phải trả

Hầu hết bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải trả phí để có quyền sử dụng thương hiệu và các quyền khác thông thường từ 4 – 8% tổng doanh thu mỗi tháng.

8.7. Quảng cáo

Nhà nhượng quyền sẽ thực hiện việc quảng cáo cho cả hệ thống và yêu cầu bên nhận quyền đóng góp một vào chi phí quảng cáo chung.

8.8. Phương thức vận hành

Quy định rõ phương thức mà bên nhận quyền sử dụng để vận hành việc kinh doanh của mình.

8.9. Tiếp tục, chấm dứt, hủy bỏ

Những điều khoản này quy định điều kiện để các quyền thương mại được chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng được tiếp tục thực hiện hay chấm dứt hoặc hủy bỏ. Một số nhà nhượng quyền quy định trọng tài giải quyết các vấn đề này, các nhà nhận quyền phải sử dụng các quyền thương mại được chuyển nhượng theo cách thức mà bên nhượng quyền cho phép nếu không một trọng tài sẽ xem xét việc này thay vì đưa nhau ra tòa.

8.10. Quyền nhượng lại

Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền nhượng lại các quyền được cấp phép.Tuy nhiên, việc nhượng lại các quyền được phép sử dụng cho các nhà nhận quyền thứ cấp của bên nhận quyền sơ cấp như thế nào phải đảm bảo những yêu cầu của nhà nhượng quyền ban đầu, bên nhượng quyền ban đầu thực hiện điều này nhằm đảm bảo tính nhất quán cho cả hệ thống.

Trên đây là một số điều khoản quan trọng nhất trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại. Căn cứ vào từng quan hệ cụ thể mà mỗi bên khi tham gia vào mối quan hệ này có thể tham khảo để xây dựng một hợp đồng hoàn chỉnh.

Để được tư vấn bài bản về thủ tục, quy trình nhượng quyền thương mại, Quý khách hãy liên hệ với LHD Law Firm để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất.

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng