Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu - 6899 văn bằng đã được cấp

  • 26/08/2024

Đăng Ký Nhãn Hiệu: Quy Trình, thủ tục đăng ký NH 2024| LHD Law Firm

(Mẫu văn bằng nhãn hiệu đã được cấp)

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Đăng ký nhãn hiệu làm sao để được cấp văn bằng độc quyền ?

Để có được văn bằng nhãn hiệu, cá nhân hoặc doanh nghiệp trải qua các bước sau: bước 1. Phân nhóm và Tra cứu, 2. Nộp đơn, 3. Văn bản chấp nhận hình thức đơn, 4. Công bố đơn, 5. Công văn nội dung đơn, 6. Cấp bằng hoặc từ chối. Thời gian để xử lý các bước này mất từ 24-26 tháng từ ngày nộp đơn và xét nghiệm đơn nội dung không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có - điều đó làm khó cho chủ đơn vì họ không biết được đơn của họ có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã nộp trước hay chưa [LHD Law Firm] giải quyết bài toán này cho chủ đơn ↘️ trong nội dung bài viết này LHD Law Firm hướng dẫn chi tiết từng bước để khách hàng đạt được mục đích cuối cùng là nhãn hiệu được cấp độc quyền [nên xem]

I. NHU CẦU VÀ HIỂU BIẾT

1. Làm thế nào để được Cục cấp văn bằng bảo hộ ?

2. Cách để nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT ?

3. Hồ sơ cần chuẩn bị nộp đơn lên Cục SHTT gồm những gì ?

4. Thời gian xử lý đơn bao lâu ?

5. Chi phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?

6. Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hay không, vì sao ? ...vv

Trong bài viết này, các vấn đề khách hàng quan tâm sẽ được chúng tôi giải đáp dựa trên tư vấn của LHD Law Firm - Một đại diện của Cục SHTT với hơn 15 năm kinh nghiệm và 6890 đơn đã được đăng ký thành công tại Việt Nam.

II. KHÁI NIỆM VỀ NHÃN HIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa, theo quy định tại Điều 4.16, Luật SHTT Việt Nam năm 2009, được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, dưới đây là một vài điểm nhận biết về nhãn hiệu

  • Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Nhãn hiệu có thể là một cái tên như LHD Law Firm, Nike, Trung Nguyen ...vv
  • Nhãn hiệu có thể là một logo giống như 
  • Nhãn hiệu có thể là một câu Slogan "Luôn luôn lắng nghe, Luôn luôn thấu hiểu" Prudential" ...

Nhãn hiệu cũng được chia ra nhiều loại như nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu nổi tiếng ...vv và được Việt Nam bảo hộ trong thời hạn 10 năm có thể gia hạn được nhiều lần.

Nhãn hiệu thông thường

Để nhãn hiệu thông thường được bảo hộ tại Việt Nam (trừ nhãn hiệu nổi tiếng), tổ chức hoặc cá nhân cần thực hiện thủ tục đăng ký. Nhãn hiệu thông thường được bảo hộ kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký sau khi đã thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu thông thường bao gồm: Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa. Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào việc có làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền hay không. 

Việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng dựa trên một số tiêu chí như số lượng người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu, phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành, doanh số từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu, thời gian sử dụng liên tục của nhãn hiệu, uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, và giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu

[Nếu bạn có một nhãn hiệu từ ý tưởng hãy nên đăng ký ngay thay vì chờ đợi đến khi bắt đầu kinh doanh]

2. Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu là việc cá nhân hoặc doanh nghiệp tiến hành thủ tục cần thiết để nộp đơn bảo hộ tại Cục SHTT bằng cách tự nộp đơn hoặc thông qua Đại diện SHCN để xác lập quyền bảo hộ độc quyền của mình trong toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đăng ký nhãn hiệu năm 2024

3. Quyền đăng ký nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ [điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009]

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Thu Tuc dang ky nhan hieu - LHD Law Firm

[LHD Law Firm là đại diện số 146 của Cục SHTT tại Việt Nam, chúng tôi có hơn 15 năm chuyên nghiệp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng trong và ngoài nước với hơn 6890 đơn đã được Cục SHTT cấp văn bằng độc quyền nhãn hiệu tại Việt Nam → [TƯ VẤN NHANH ZALO 0935132382] hoặc (Liên Hệ) các văn phòng Tại HCM, HN và ĐN để Luật sư hỗ trợ bạn]  

III. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪNG BƯỚC

BƯỚC 1: TRA CỨU ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU

1.1 Phân nhóm theo bảng Ni-xơ 11

Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại và các điều khoản, vì nhãn hiệu thương mại của bạn sẽ chỉ được bảo hộ cho hàng hóa và / hoặc dịch vụ bạn chọn trong ứng dụng của mình.

Bạn không thể thêm hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung sau khi đã đăng ký.

Ví dụ: Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho dòng quần áo của riêng mình, bạn sẽ chọn nhóm 25 (quần áo, giày dép và mũ đội đầu).

Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại trong một cửa hàng bán các sản phẩm của người khác, bạn sẽ chọn nhóm 35 (Quảng cáo; quản lý kinh doanh; quản trị kinh doanh; chức năng văn phòng) và chọn thuật ngữ 'Dịch vụ bán lẻ liên quan đến quần áo'.

Lên kế hoạch trước: Suy nghĩ về hàng hóa bạn định bán trong tương lai hoặc các dịch vụ bạn có thể cung cấp. Một thương hiệu đã đăng ký tồn tại trong 10 năm, vì vậy hãy nghĩ xem bạn có thể muốn mở rộng thương hiệu của mình như thế nào trong thời gian này.

Phân nhóm sai có thể đồng nghĩa với việc đơn đăng ký nhãn hiệu không có giá trị sử dụng

Đảm bảo rằng bạn chọn nhóm sản phẩm/dịch vụ của mình khi đăng ký nhãn hiệu

Ví dụ Nếu bạn sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho rượu, bạn cần chọn đúng loại cho mục đích sử dụng của nó, như

  • Nhóm 01: hoá chất 
  • Nhóm 03: mỹ phẩm

1.2. Tra cứu đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo độ cho LHD Law Firm để được tra cứu sơ bộ (miễn phí) để biết đươc nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Người nộp đơn nên tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả đánh giá chính xác trước khi quyết định nộp đơn

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ:  

Sau khi nhãn hiệu đã được tra cứu đánh giá bởi chuyên viên của Cục SHTT và nguồn dữ liệu đầy đủ nhất từ Cục SHTT, người nộp đơn sẽ xem xét như sau

  • Nếu nhãn hiệu được đánh giá có khả năng bảo hộ trên 80% trở lên thì nộp đơn
  • Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác thì nên thay đổi thiết kế hoặc đặt lại tên mới rồi tiến hành tra cứu lại (tra cứu đến khi nào nhãn có khả năng bảo hộ trên 80%) thì mới tiến hành thiết kế mẫu và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. 

TRA CỨU NHÃN HIỆU - LHD FIRM

BƯỚC 2: NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU 

2.1 Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

+ Tờ khai (02 bản); + Mẫu nhãn hiệu (10 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

☑ bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

☑ bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

☑ văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Việc nộp đơn có thể tiến hành qua Đại diên cục SHTT hoặc tự nộp. Nếu tự nộp có thể liên hệ tại 3 văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh

2.2 Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

1. Hình thức nộp đơn giấy (hình thức nộp đơn được ưa thích)

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ 1 trong 3 văn phòng tại ba thành phố lớn nhất của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng của chúng tôi

1. Địa chỉ Đăng ký nhãn hiệu tại Hồ Chí Minh 

Tầng 7, số 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 02822446739

2. Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội

Tầng 4, Toà Nhà Anh Minh số 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 02422612929

3. Đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Tầng 3, Số 1N, đường Núi Thành, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Số điện thoại: 02366532929

1. Hồ sơ nộp gồm có

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu - 2 bản
  • 05 Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).

Các tài liệu bổ sung khác nếu có:

  • Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho LHD Law Firm làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu);
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên...vv

2. Mục đích nộp đơn

  • Lấy ngày ưu tiên và quyền ưu tiên [FIRST TO FILE] người nộp đơn đầu tiên

To Khai Dang Ky Nhan Hieu - LHD Law Firm

BƯỚC 3: CÔNG VĂN CHẤP NHẬN HÌNH THỨC ĐƠN 

  • Thời hạn xét nghiệm 02 tháng từ ngày nộp đơn
  • Mục đích xét nghiệm đơn
  • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Quyet dinh chap nhan hinh thuc don nhan hieu - LHD Law Firm

BƯỚC 4: CÔNG BỐ CÔNG BÁO A CỦA CỤC SHTT

Thời gian: Kéo dài trong 4 tháng từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

Mục đích công bố đơn: Nhằm thông báo rộng rãi cho cá nhân tổ chức khác biết đơn đã được Công bố, nếu có khởi kiện hoặc ý kiến phản đối đơn thì liên hệ với Cục SHTT để làm thủ tục phản đối Cấp trong thời gian này.

BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH NỘI DUNG NHÃN HIỆU

5.1 Thời gian thẩm định nội dung và ra thông báo lần 1

Thời gian: 12-14 tháng từ ngày công bố đơn xong

Mục đích: Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

5.2 Quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu [1 trong 2 khả năng sau]

#1. Cục đồng ý cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn trong vòng 3 tháng có quyền nộp công văn phản đối hoặc đồng ý với quyết định từ chối 1 phần nhãn hiệu này.

Nếu xét thấy ý kiến của Cục là hợp lý thì bỏ qua bước này, ngược lại nếu thấy quyết định không hợp lý có quyền ý kiến của mình cho việc đấu tranh để được cấp văn bằng.

VĂN BẰNG NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

Cục ra thông báo sau khi nhận được công văn phúc đáp (đơn không được cấp văn bằng) có hai hướng trả lời

#1. Cấp văn bằng theo ý kiến phản đối của Chủ đơn

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng do ý kiến không hợp lý

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn không còn khả năng ý kiến mà sẽ phải làm thủ tục ý kiến với Cục SHTT, với quyết định này Cục có 12 tháng để giải quyết khiếu nại.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam - LHD Law Firm

IV. LỢI ÍCH VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 

1. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ?

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và chủ sở hữu nhãn hiệu: 

  • Bảo vệ Quyền Lợi Pháp Lý: Khi nhãn hiệu được đăng ký, chủ sở hữu có quyền pháp lý độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trong kinh doanh. Điều này giúp ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu một cách trái phép, sao chép hoặc làm giả mạo.
  • Tăng Cường Giá Trị Thương Hiệu: Một nhãn hiệu được đăng ký giúp tăng cường uy tín và nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Điều này cũng góp phần vào việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.
  • Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh: Trong thị trường cạnh tranh, việc sở hữu một nhãn hiệu được bảo hộ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế so với đối thủ không có nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Cơ Sở để Khởi Kiện: Nếu có tranh chấp, việc sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký sẽ là cơ sở pháp lý mạnh mẽ để khởi kiện chống lại hành vi xâm phạm quyền.
  • Tạo Cơ Hội Hợp Tác Kinh Doanh: Nhãn hiệu được bảo hộ có thể thu hút đối tác kinh doanh, nhượng quyền, hoặc hợp tác phát triển sản phẩm.
  • Dễ Dàng Mở Rộng Thị Trường: Việc đăng ký nhãn hiệu tại một quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường sang các quốc gia khác thông qua các hiệp định bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.
  • Phòng Ngừa Rủi Ro Pháp Lý: Việc đăng ký sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
  • Tăng Giá Trị Tài Sản Trí Tuệ: Nhãn hiệu đăng ký cũng là một tài sản trí tuệ có giá trị, có thể được định giá, bán, cho thuê hoặc được sử dụng làm tài sản thế chấp.

2. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu ? 

Cá nhân hoặc doanh nghiệp có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009) cụ thể: 

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu ?

Điều kiện #1: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ dưới dạng:

+ Chữ cái, từ ngữ

+ Hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều

+ Hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc

Đây là những dấu hiệu mà mắt thường con người có thể nhìn thấy được thể hiện bằng các yếu tố trên thì sẽ đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện #2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt mới đủ điều kiện để được bảo hộ

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì mới đủ điều kiện để được bảo hộ:

– Phải được tạo thành từ 1 hoặc 1 số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

– Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

+ Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.

+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

+ Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.

+ Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng.

Nhãn hiệu nếu được phát triển cùng với tên thương mại ⇒ Có thể được gọi là "THƯƠNG HIỆU" của doanh nghiệp

V. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN [NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ]

⭕ 5.1 BÍ MẬT CÁC LUẬT SƯ KHÔNG TIẾT LỘ

Điểm #1. Bộ ba thống nhất trong nhãn hiệu

Nếu được tốt nhất là tên công ty hoặc tên sản phẩm, tên miền và tên nhãn hiệu phải đồng nhất là một, trường hợp nếu không được thì ít nhất phải có tên công ty, tên sản phẩm và nhãn hiệu phải là một bộ đồng nhất

Ví dụ: FPT là thương hiệu chính các nhãn hiệu xung quanh gồm fpt shop, fpt online, fpt trading ...vv và tên miền là fpt.vn, công ty có tên FPT

Điểm #2. Là màu sắc của nhãn hiệu

Thông thường nếu bạn dùng nhãn hiệu màu thì mạnh hơn nhãn hiệu trắng đen nhưng nếu bạn đăng ký nhãn hiệu Trắng Đen thì là không giới hạn màu dùng khi đăng ký, nên chọn thế nào là quyền của Chủ đơn, nhưng để tư duy cách dùng tốt nhất là nên nộp hai đơn (1 đơn đen trắng và 1 đơn màu) trường hợp sau này có thay đổi màu sắc thì cũng không cần thiết đăng ký lại.

Điềm #3. Thiết kế nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu cũng cần tư duy tốt về nhận diện thương hiệu, nếu bạn không giỏi thì nên thuê thiết kế mục đích đảm bảo là nhãn hiệu phải có sự đồng nhất, ít màu sắc (dùng màu nên chỉ 2-3 màu) và bố cục phải hài hoà. Ngoài ra cũng cần phải tuân thủ các điểm không được bảo hộ khi đưa vào thiết kế như: tên quốc gia, thành phố, ký hiệu quốc kỳ, quốc hiệu, hay những ký tự đơn giản, những ngôn ngữ không được phổ biến trên thế giới.

Điểm #4. Quyền ưu tiên khi nộp đơn

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam (Việt Nam áp dụng là nguyên tắc First to File) mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được xem là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Điểm #5. Lựa chọn đại diện sở hữu công nghiệp uy tín

Nên tham khảo nhiều đại diện để quyết định chọn ra một đại diện uy tín và có thương hiệu tốt trên thị trường để uỷ quyền đăng ký, ít nhất đó cũng phải là một Đại diện của Cục SHTT vì họ được phép nhận và theo dõi đơn của khách hàng thay cho khách hàng (nêu lưu ý)

Điểm #6. Đóng phí và theo dõi thời hạn đơn chuẩn xác

Cục sở hữu trí tuệ có quyền từ chối cấp văn bằng nếu chủ đơn không nộp phí đúng hạn hoặc quên không đóng phí gia hạn văn bằng sau 10 năm vì vậy cần phải hết sức chú ý đến vấn đề này khi đăng ký hoặc gia hạn hiệu lực nhãn hiệu.

⭕ 5.2 (CASE STUDY) ĐIỂN HÌNH

💯 Đăng ký: SMILE UP 

1. ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU: Chúng tôi tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Website của Cục SHTT sau đó Tiến hành tra cứu Chuyên sâu tại Cục SHTT → Kết quả: Nhãn hiệu SMILE UP - Nhóm 35, 43 đáp ứng yêu cầu bảo hộ cho 2 nhóm này.

2. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ: Ngày 18/07/2018 Chúng tôi tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục số đơn nộp  4-2018-23701

3. CÔNG VĂN CHẤP NHẬN HÌNH THỨC ĐƠN: Ngày 20/08/2018 Chúng tôi nhận được Công văn Chấp nhận hình thức đơn từ Cục SHTT.

4. ĐĂNG CÔNG BÁO: Hai tháng sau tức ngày 20/10/2018 đơn đăng ký của Chúng tôi được đăng lên Công báo và Công thông tin điện tử của Cục SHTT.

5. XÉT NGHIỆM NỘI DUNG ĐƠN: Bốn tháng sau ngày đăng công báo Đơn nộp của Chúng tôi được đưa vào xét nghiệm nội dung vì không có ai Phản Đối Đơn trong Case này.

6. THÔNG BÁO CẤP VĂN BẰNG: Ngày 31/07/2020 Chúng tôi nhận được Công văn thông báo Nộp lệ Phí Cấp văn bằng bảo hộ > Như vậy nhãn hiệu của Chúng tôi đã được chấp nhận về mặt nội dung.

Quy trinh dang ky nhan hieu

7. NỘP PHÍ CẤP VĂN BẰNG: Ngày 11/08/2020 Chúng tôi tiến hành nộp phí Cấp văn bằng bảo hộ lên Cục SHTT.

8. NHẬN VĂN BẰNG BẢO HỘ: Ngày 21/09/2020 Chúng tôi nhận được Văn Bằng bảo hộ nhãn hiệu SMILE UP Sau 02 năm nộp đơn và theo dõi đơn tại Cục SHTT.

van bang nhan hieu doc quyen - lhd law firm

VI. KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU 

Trong hơn 15 năm hoạt động LHD Law Firm đã đăng ký thành công cho hơn 6890+ Đơn nhãn hiệu tại Việt Nam, trong đó có 20% là khách nước ngoài và 80% khách trong nước đã tin dùng dịch vụ của Chúng tôi 

 

VII. LHD LAW FIRM TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO ? 

7.1 Công việc LHD Law Firm phải làm cho khách hàng

#1. Phân nhóm và tra cứu nhãn hiệu

Bước này rất quan trọng vì nếu không đánh giá được khả năng bảo hộ thì Doanh Nghiệp mất 2 năm chờ đợi và chi phí cho việc chờ đợi mà không được kết quả gì 

Xem thêm dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của LHD Law Firm (https://luathongduc.com/dich-vu-tra-cuu-nhan-hieu)

#2. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT

Với tư cách đại diện sở hữu công nghiệp, LHD Law Firm sẽ tự làm hồ sơ và ký vào đơn đăng ký nhãn hiệu sau đó tiến hành nộp đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ cho khách hàng (Điều đó có nghĩa Khách hàng sẽ không phải làm bất cứ việc gì cho hồ sơ đăng ký nhãn hiệu)

#3. Thông báo công văn chấp nhận đơn cho khách hàng

Bước này thường có sau 02 tháng nộp đơn - Thông thường Cục sẽ gửi văn bản này cho Chúng tôi và Chúng tôi có nghĩa vụ thông báo cho khách hàng biết và chuyển giao văn bản này cho khách hàng. Trường hợp đơn bị sai hoặc yêu cầu sửa đổi Chúng tôi sẽ trao đổi lại với khách hàng và sau đó sửa lại nội dung và nộp lại CV cho Cục SHTT.

#4. Theo dõi kết quả thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu

Bước này có sau 24 tháng chờ đợi và Cục sẽ ra thông báo Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Nếu nhãn được cấp văn bằng Chúng tôi sẽ đóng phí và nhận văn bằng cho khách hàng

Nếu nhãn bị từ chối Chúng tôi sẽ làm công văn ý kiến sau khi trao đổi với khách về các điều kiện trong công văn của Cục và hướng giải quyết

#5. Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Điểm khác biệt khi chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LHD Law Firm

  • LHD Law Firm sẽ không thu thêm bất kỳ khoản phí nào trong suốt quá trình xử lý đơn (ngoại trừ 01 khoản phí khách hàng đã đóng) cho 01 lần duy nhất.
  • Trong khi các Đại diện khác sẽ thu phí cho việc làm công văn hoặc cấp bằng khi Cục ra thông báo.
  • Chúng tôi sẽ theo dõi đơn suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu khác với các công ty dịch vụ (không có chức năng đại diện) họ chỉ nộp đơn là xong việc.

→ Kết quả Khách hàng nhận được

Văn bằng độc quyền nhãn hiệu của Cục hoặc Công văn khiếu kiện đến khi không còn có thể kiện được nữa.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2024

7.2 Chi phí đăng ký nhãn hiệu cần biết

Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC, Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các loại phí sau

Lệ phí nhà nước 

Thủ tục đăng ký

100.000 Đồng Phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ
120.000 Đồng Công bố đơn
120.000 Đồng Công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ
120.000 Đồng Đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ
120.000 Đồng Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm
150.000 Đồng Nộp đơn
180.000 Đồng Tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ
550.000 Đồng Thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ
600.000 Đồng Thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

→ Riêng phí dịch vụ được tính theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (LIÊN HỆ CHÚNG TÔI) nhận báo phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất 

7.3 Vì sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LHD Law Firm

1 #. LHD Law Firm được đánh giá là tổ chức đăng ký logo nhãn hiệu uy tín bậc nhất tại Việt Nam được đánh giá cao bởi Legal500, HG.ORG...

2 #. Số chứng nhận: 146 do Cục SHTT cấp 

Với tư cách là đại diện của Cục SHTT Chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với Cục, nộp đơn, đóng phí, nhận thông báo, ý kiến và nhận văn bằng cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài và Việt Nam

Tiêu chí ba không của Chúng tôi

Không cần chủ đơn ký hồ sơ

Không cần chủ đơn phải trực tiếp theo dõi đơn

Không cần chủ đơn làm việc trực tiếp với Cục (như gửi công văn, đóng phí...)

Việc phân nhóm áp dụng theo Nice 11 → Noip yêu cầu phải ghi rõ chi tiết từng mã (ví dụ trước đây ghi chung chung là mua bán hàng nông sản (được chấp nhận) nay phải ghi rõ hàng nông sản là gì - hàng nông sản là hạt điều, hạt cà phê ...vv

Thời gian xử lý kéo dài hơn rất nhiều so với thực tế (trước đây khoản 18 tháng thì hiện tại lên đến 26-28 tháng từ ngày nộp đơn) → Lý do: Noip cho biết số đơn tăng hơn gấp 10 lần nhưng chuyên viên không tăng nên chậm đơn.

Data Noip cung cấp trên website là không đủ (Khi nào nhãn đăng công báo mới được ghi nhận lên website) nên bắt buộc khi đăng ký các Chủ đơn phải tiến hành tra cứu, đánh giá trước khi Nộp Đơn → Nhằm đảm bảo khả năng thành công khi đăng ký tại Việt Nam.

3 #. LHD Law Firm được đánh giá là tư vấn thân thiện và chi phí hợp lý, mục đích chính là hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam bảo vệ nhãn hiệu, logo thương hiệu của mình.

4 #. Với hơn 6800 đơn nhãn đã xử lý trong suốt 15 năm LHD Law Firm đủ kinh nghiệm để xử lý và tư vấn các nhãn hiệu khó đăng ký cho Doanh Nghiệp hoặc cá nhân trong và ngoài nước.

CÔNG TY LUẬT LHD - LHD LAW FIRM

7.4 Chúng tôi cung cấp dịch vụ này ở đâu ?

CHÚNG TÔI NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CHO CẢ 64 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM VÀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

ĐẶC BIỆT: TẠI HÀ NỘI, HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG, VŨNG TÀU, ĐỒNG NAI, HẢI PHÒNG, BÌNH DƯƠNG, QUẢNG NINH, VĨNH PHÚC, CẦN THƠ, HẢI PHÒNG, KHÁNH HÒA...VV

⇒ KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN DÙNG DỊCH VỤ 6889+ KHÁCH ĐÃ TIN DÙNG DỊCH VỤ

⇒ 90% CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐƯỢC CỤC CẤP VĂN BẰNG NHÃN HIỆU

⇒ HƠN 90% KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG DỊCH VỤ VÀ QUAY LẠI SỬ DỤNG NHIỀU LẦN

QUY TRÌNH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 

→ TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MIỄN PHÍ

→ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU MIỄN PHÍ

→ BÁO GIÁ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MIỄN PHÍ

→ GIẢI TRÌNH CÔNG VĂN/ KHIẾU KIỆN MIỄN PHÍ 

→ ĐÓNG PHÍ MỘT LẦN - KHÔNG PHÁT SINH TRONG SUỐT THỜI GIAN CỤC XỬ LÝ.

VIII. LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG, HÀ NỘI)

dich vu dang ky nhan hieu - cong ty luat lhd tu van

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau  1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. 6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. 7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật LHD  Có thể khái quát việc nộp đơn như sau 1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Hồ sơ gồm:  - GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN  - MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM) 2. TỰ NỘP ĐƠN CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN  Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm; Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu; Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH)  NHÃN HIỆU TẬP THỂ 1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; 2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý); 3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm). 4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm; 5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu; 6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%. Link tra cứu miễn phí:  http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php - Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất. LIÊN HỆ LHD LAW FIRM 02822612929 (HỒ CHÍ MINH) - 02422612929 (HÀ NỘI) - 02366532929 (ĐÀ NẴNG)  PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU → 

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU 1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau: - Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn. - Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội. 2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN LHD LAW FIRM LIÊN HỆ LHD LAW FIRM 02822612929 (HỒ CHÍ MINH) - 02422612929 (HÀ NỘI) - 02366532929 (ĐÀ NẴNG)  PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →  PHÍ NỘP ĐƠN TỪ 3.000.000 VNĐ TRỞ LÊN / NHÃN HIỆU → 

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ  Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau: ” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”. Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ: Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận. Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Liên quan đến việc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH), Cục Sở hữu trí tuệ xin trả lời Quý Bạn đọc như sau:  1. Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (VBBH)  Theo quy định tại điểm 20.4.b) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 và Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN). Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) trong vòng 06 tháng tính đến ngày GCNĐKNH/BĐQ KDCN hết hiệu lực, chủ GCNĐKNH phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ. Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực GCNĐKNH có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được vượt quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn. Hồ sơ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm: - Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo Mẫu 02-GH/DTVB theo quy định tại Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; - Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ); - Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); - Chứng từ nộp phí, lệ phí. 2. Liên quan đến phí, lệ phí gia hạn hiệu lực VBBH. Theo quy định tại các điểm 3.1 mục A, 1.6, 4.1,4.2, 5.1 mục B Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016  của Bộ Tài hính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thì phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cụ thể như sau: - Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 100.000đ/nhóm sản phẩm, dịch vụ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) - Phí thẩm định yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 160.000đ/01 văn bằng bảo hộ; - Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 đơn gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ; - Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 văn bằng bảo hộ; - Phí sử dụng văn bằng bảo hộ: 700.000đ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ. 3. Cách thức nộp đơn Quý Bạn đọc có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: - Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ qua bưu điện, Quý Bạn đọc cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. Trân trọng./. Tệp đính kèm: Mẫu tờ khai gia hạn/ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp. Liên quan đến việc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH), Cục Sở hữu trí tuệ xin trả lời Quý Bạn đọc như sau:  1. Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (VBBH)  Theo quy định tại điểm 20.4.b) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 và Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN). Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) trong vòng 06 tháng tính đến ngày GCNĐKNH/BĐQ KDCN hết hiệu lực, chủ GCNĐKNH phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ. Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực GCNĐKNH có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được vượt quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn. Hồ sơ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm: - Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo Mẫu 02-GH/DTVB theo quy định tại Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; - Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ); - Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); - Chứng từ nộp phí, lệ phí. 2. Liên quan đến phí, lệ phí gia hạn hiệu lực VBBH. Theo quy định tại các điểm 3.1 mục A, 1.6, 4.1,4.2, 5.1 mục B Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016  của Bộ Tài hính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thì phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cụ thể như sau: - Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 100.000đ/nhóm sản phẩm, dịch vụ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) - Phí thẩm định yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 160.000đ/01 văn bằng bảo hộ; - Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 đơn gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ; - Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 văn bằng bảo hộ; - Phí sử dụng văn bằng bảo hộ: 700.000đ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ. 3. Cách thức nộp đơn Quý Bạn đọc có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: - Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ qua bưu điện, Quý Bạn đọc cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. Trân trọng./. Tệp đính kèm: Mẫu tờ khai gia hạn/ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

Dấu hiệu R là viết tắt của từ Registered, tức là đã được đăng ký. Chữ R xuất hiện trên sản phẩm hay dịch vụ thì có nghĩa là thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ. Chỉ khi có văn bản từ các cơ quan thương hiệu thì sử dụng ký tự R mới hợp lệ, nếu không sẽ là vi phạm pháp luật vì đã lừa dối khách hàng.

Nhãn hiệu được cho là một tấm khiên bảo vệ doanh nghiệp, để doanh nghiệp yên tâm phát triển cho doanh nghiệp của mình. Khi đã được cấp trademark, doanh nghiệp có những lợi ích Có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi doanh nghiệp khác sử dụng biểu tượng của mình hoặc lạm dụng thương hiệu của doanh nghiệp mình. Có quyền sở hữu, giúp chống đỡ người dùng Độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký

Thương Hiệu Có thể hiểu đơn giản thương hiệu là hình ảnh của bạn, là những gì người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ, nó thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng.

Đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn quốc tế hay không ?    Những công ước, thỏa thuận đa phương hoặc song phương nào phù hợp để bảo vệ bản sắc thương mại trong phạm vi quyền hạn của bạn?   Trả lời:    Hiện tại, Việt Nam là một quốc gia thành viên của các công ước đa phương như vậy về bảo vệ bản sắc thương mại như Hiệp định Madrid liên quan đến Đăng ký quốc tế nhãn hiệu (ngày 25 tháng 6 năm 1939), Công ước Paris (ngày 8 tháng 3 năm 1949), Nghị định thư liên quan Thỏa thuận Madrid và Thỏa thuận về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Thỏa thuận TRIPs).    Về hợp tác song phương liên quan đến sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã ký kết các hiệp định song phương với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên bang Thụy Sĩ, tức là Hiệp định giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về Quan hệ thương mại (2001), Hiệp định giữa Nhật Bản và Việt Nam về Quan hệ đối tác kinh tế (ngày 25 tháng 12 năm 2008), Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng liên bang Thụy Sĩ về bảo vệ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ   Do đó, để có được sự bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp thông qua thông lệ quốc gia hoặc thông lệ quốc tế (hệ thống Madrid), tất nhiên, những người nộp đơn có quốc tịch hoặc cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và hiệu quả phải thuộc một trong 91 hệ thống của Madrid các quốc gia thành viên.    

Thương hiệu bao gồm nhãn hiệu dịch vụ có nghĩa là bất kỳ dấu hiệu nào được sử dụng để phân biệt hàng hóa và / hoặc dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu tập thể : có nghĩa là nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa và / hoặc dịch vụ của các thành viên với những người không phải là thành viên của một tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu chứng nhận : nghĩa là nhãn hiệu được chủ sở hữu hoặc cá nhân khác ủy quyền sử dụng cho hàng hóa và / hoặc dịch vụ của họ, nhằm mục đích xác nhận nguồn gốc, nguyên liệu thô, nguyên liệu, phương thức sản xuất hàng hóa hoặc cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa và / hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Dấu hiệu liên kết : có nghĩa là nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự được đăng ký bởi cùng một thực thể và dự định sử dụng trên các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại hoặc cùng loại hoặc có liên quan với nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng : có nghĩa là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi năm 2009 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, Bộ luật Dân sự năm 2005 (Phần thứ sáu và Phần thứ bảy) có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 và Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi. trong năm 2009 là những hành động quan trọng nhất cung cấp cho việc bảo vệ, liên alia, của nhãn hiệu.    Về cơ bản, Việt Nam chỉ chấp nhận bảo vệ các nhãn hiệu hữu hình, có tiêu chí bảo vệ được quy định tại Điều 72, 73 và 74 của Luật IP. Trong Điều 72, một nhãn hiệu đủ điều kiện để bảo vệ khi đó là (i) một dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng chữ, từ, hình vẽ hoặc hình ảnh, bao gồm hình ba chiều và ba chiều hoặc kết hợp của chúng, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu và ( ii) có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với các đối tượng khác.    Luật IP cũng quy định về bảo vệ chỉ dẫn địa lý, có quyền độc quyền được thiết lập trên cơ sở quyền bảo hộ do Văn phòng Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) cấp. Quyền đối với tên thương mại (tên doanh nghiệp) có thể có được thông qua việc sử dụng trong thương mại mà không cần đăng ký. Hơn nữa, luật IP cũng quy định các biện pháp ngăn chặn các hành vi lợi dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để thiết lập các nhãn hiệu khác được sử dụng rộng rãi và được công nhận hoặc nổi tiếng tại Việt Nam 

Đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu của bạn mang lại cho bạn những lợi ích riêng biệt mà nhãn hiệu thông thường (chưa đăng ký) không có sẵn. Trong số những điều khác, chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có thể kiện những người vi phạm tại tòa và chặn người khác cố gắng đăng ký một nhãn hiệu tương tự trong một lĩnh vực liên quan. Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký cũng có thể chặn hàng giả của các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ được nhập khẩu vào trong nước. Ngoài ra, nếu bạn vướng vào tranh chấp về tên miền, việc đăng ký nhãn hiệu có thể giúp bạn chứng minh quyền sở hữu.

Khi nhãn hiệu của bạn đã được đăng ký, bạn có thể sử dụng ®sign để quảng cáo việc đăng ký nhãn hiệu của bạn. Điều này trông chuyên nghiệp và tạo niềm tin cho khách hàng của bạn. Tuy nhiên, không có luật nào cấm sử dụng ®sign cho các nhãn hiệu chưa đăng ký. Thực tế là nhãn hiệu mang nhãn hiệu ® không nhất thiết có nghĩa là nhãn hiệu đó đã thực sự được đăng ký.

Là quy trình từ lúc nộp đơn đến khi được cấp văn bằng Bước 1: Tiếp nhận đơn. Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. ... Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. ... Bước 3: Công bố đơn. ... Bước 4: Thẩm định nội dung đơn. ... Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
271 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Tôn Vũ Nhật
    09/05/2017

    Chúng tôi muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam vui lòng báo giá về email: nhat1122@yahoo.com

  2. Visitor
    Vũ Việt An
    02/06/2017

    Tôi cần làm rõ một số thông tin về nhãn hiệu như sau: Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn để mua đúng hàng hóa, dịch của cơ sở sản xuất, kinh doanh mà họ muốn. Nhãn hiệu có những chức năng gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Chức năng chính của nhãn hiệu là để phân biệt các nhà sản xuất, kinh doanh và chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, nhãn hiệu còn có một số chức năng phụ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khai thác như chức năng chỉ dẫn chất lượng, chức năng quảng cáo và chức năng hỗ trợ kiểm soát và tổ chức thị trường. Thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng? Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi nó được sử dụng liên tục cho hàng hóa, dịch vụ có uy tín và do vậy được biết đến một cách rộng rãi. Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (mà Việt Nam là một thành viên), nhãn hiệu nổi tiếng nghiễm nhiên được hưởng chế độ bảo hộ đặc biệt tại tất cả các nước thành viên mà không cần qua bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Ở Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và công công nhận trên cơ sở các chứng cứ pháp lý và thực tế sử dụng của nhãn đó đủ tiêu chuẩn để được công nhận là nổi tiếng.

  3. Visitor
    Cao Ngọc Hạ Duyên
    02/06/2017

    Tôi muốn đăng ký 3 nhãn hiệu với 6 nhóm sản phẩm, dịch vụ tại Việt Nam, vui lòng báo giá giúp tôi ? Trân trọng

  4. Visitor
    Nguyễn Quỳnh Dung
    14/06/2017

    Cho xin báo giá đăng ký 03 nhãn hiệu với 06 nhóm theo Nice 10 Công ty 100 vốn Trung Quốc có đầu tư tại Việt Nam ? Email: nguyenquynhdung02@gmail.com

  5. Visitor
    Phạm oanh
    28/06/2017

    Tôi muốn đăng kí nhãn hiệu cho 2 sp. Liên hệ 0966080444

  6. Visitor
    Cao Ngọc Vũ
    05/07/2017

    Sản xuất, gia công hàng hóa có cần đăng ký nhãn hiệu không?

  7. Visitor
    Hoàng Cường
    05/07/2017

    Khi nộp đơn nhãn hiệu vào Cục sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp đã được sử dụng nhãn hiệu chưa

  8. Visitor
    Nguyễn Ngọc Trinh
    05/07/2017

    Công ty chúng tôi có một chuỗi cửa hàng kinh doanh, mỗi cửa hàng là một loại mặt hàng. Nhưng các cửa hàng và sản phẩm đó chúng tôi đều dùng chung một logo (nhãn hiệu) như vậy có vi phạm gì không?

  9. Visitor
    Vũ Đức Kiên
    12/07/2017

    Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có ý định thành lập công ty cổ phần xây dựng Minh Phát. Tôi muốn bảo hộ cho nhãn hiệu cũng như logo của công ty tôi. Xin hỏi thủ tục đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi hiểu rõ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  10. Visitor
    Ngân Đại
    12/07/2017

    Xin cho biết thủ tục (quy trình và các giấy tờ cần thiết) và địa chỉ cơ quan quản lý nhà nước cho đăng ký bảo hộ logo của công ty mới thành lập.

  11. Visitor
    Trần Văn Minh
    12/07/2017

    Việc đăng ký nhãn hiệu có phải là bắt buộc hay không?

  12. Visitor
    Lê minh khoa
    14/07/2017

    Tôi muốn đăng ký một sản phẩm thuốc đuổi kiến và công tru`ng khát thuốc tôi tự bao chế giá bao nhiêu tiền

  13. Visitor
    Linh
    28/07/2017

    Vui lòng báo giá giúp tôi dk nhãn hiệu cho sp giá bao nhiêu về gmail linhmiu.vfu2@gmail.com

  14. Visitor
    xinh
    01/08/2017

    chúng tôi đăng ký nhãn hiệu danh mục sản phẩm trà cafe. vui lòng báo giá tư vấn và dịchvuj

  15. Visitor
    Hoàng tuấn
    06/08/2017

    E muốn đăng kí thương hiệu sản phẩm được bên e lâu đặt. Các chi tiết bộ phận được nhập khẩu. Vậy thủ tục giấy tờ cần những gì. A cho e báo giá dịch vụ luôn nhé.

  16. Visitor
    Thu Hà
    11/08/2017

    Tôi sao chế ra 1 sp hỗ trợ sức khỏe dạng trà. Giờ tôi muốn kd và phát triển diện rộng với đầy đủ pháp lý cần những thử tục ntn. Xin Quý Cty tư vấn giúp. 0942414931

  17. Visitor
    Lê Diệu Thu
    20/09/2017

    Tôi muốn đăng ký thương hiệu sản phẩm, báo giá giúp tôi. Cảm ơn.

  18. Visitor
    Lê Hà
    21/09/2017

    Tôi muốn đăng kí thương hiệu sản phẩm, cho tôi xin báo giá và trình tự thủ tục cũng như giấy tờ cần cung cấp. Tôi cảm ơn!

  19. Visitor
    Lê Hà
    21/09/2017

    Xin tư vấn cho tôi về thủ tục giấy tờ để làm đăng kí thương hiệu và giá cả dịch vụ! Tôi cảm ơn.

  20. Visitor
    Hồng ánh
    25/09/2017

    Báo giá giúp tôi dk nhãn hiệu đọc quyền nhed

  21. Visitor
    Phú
    28/09/2017

    Báo giá hoàn thành đăng kí thương hiệu nhé , cám on ,

  22. Visitor
    Thanh Tùng
    15/10/2017

    Tôi cần đăng ký nhãn hiệu cho dòng vòi rửa tay cảm ứng>. Xin vui lòng báo giá và tư vấn dịch vụ. cám ơn.

  23. Visitor
    Sỳ Tạt Chánh
    18/10/2017

    Cty chung toi muon dang ky nhan hieu hang hoa, xin cho biet thu tuc ntn va bao gia dich vu giup , cảm ơn !

  24. Visitor
    Thuý Diệp
    18/10/2017

    Tôi muốn đăng ký thương hiệu sản phẩm , cần tư vấn và báo giá giúp tôi

  25. Visitor
    Tran thi huong
    20/10/2017

    Tôi muốn Đăng ký thương hiệu sản phẩm. Cần tư vấn và báo giá giup tôi. Xin cam ơn. Tôi ở Tp Vinh

  26. Visitor
    Nguyen Hue
    22/10/2017

    Tôi muốn đăng kí bảo hộ logo cho 2 hình ảnh ( logo seal) cho 1 nhóm sản phảm giáo dục ( 5 mã nhỏ). Vui lòng tư vấn 0904643719

  27. Visitor
    hanh
    01/11/2017

    tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giá bao nhiêu báo giá tôi

  28. Visitor
    Trần Văn Thành
    30/11/2017

    Tôi muốn đăng ký 5 nhãn hiệu (6 sản phẩm). xin vui lòng gửi giúp tôi báo giá cụ thể 

  29. Visitor
    Phạm ích trưởng
    07/12/2017

    Xin chào! Tôi muốn thành lập nhãn hiệu thời trang ,nhưng không thành lập doanh nghiệp, có làm được không ạ.?và khi có nhãn hiệu riêng thì có phải mất phí duy trì hay những phí gì lên quan không ạ ? Cảm ơn

  30. Visitor
    võ thị ly
    04/01/2018

    tôi muốn đang ký nhãn hiệu cho sản phẩm gạch khung nung (03 loại), chi phí tư vấn, làm hồ sơ đến khi nhận được nhãn hiệu là bao nhiêu? xin cam ơn

  31. Visitor
    Đặng hoàng hưng
    08/01/2018

    Tôi cần tư vấn thêm về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Xin hãy liên hệ qua gmail

  32. Visitor
    NGUYEN THUY
    10/01/2018

    tôi cần đăng ký nhãn hiệu , hãy báo giá về mail cho tôi theo địa chỉ mail.

  33. Visitor
    Gia Hiếu
    13/01/2018

    Tôi cần hỗ trợ thêm về đăng kí nhãn hiệu , hãy báo giá và tư vấn thêm cho tôi theo địa chỉ mail.

  34. Visitor
    vũ xuân hải
    16/01/2018

    Xin báo giá và thủ tục để đăng ký sở hữu thương hiệu của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng; xin cám ơn

  35. Visitor
    trần thị dung
    26/01/2018

    Tôi cần tư vấn và nhu cầu đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Xin hãy liên hệ qua gmail, và số điện thoại: 094311....

  36. Visitor
    Hồ thị tuyết
    08/02/2018

    Chao luat su Ben mjh co mot cơ sở kdoanh kem.minh muon dky thuong hieu va cthuc lam.co the lien he tu van gjup mjh dc ko?

  37. Visitor
    Men lì
    08/02/2018

    tôi cần tưới vấn thương hiệu thời trang riêng. Hỗ trợ giúp tôi 0937892292

  38. Visitor
    nguyem thi ai sinh
    08/02/2018

    nha em tu lam cac loai bot ngu coc va bot rua mat tu ngu coc vay lam sao de co giay chung nhan tat ca duoc lam bang dung du tho so o nha,thong thuong ban cho nguoi quen,nhung bay gio em muon mo rong ra thi phai lam sao de co giay chung nhan ah

  39. Visitor
    Thân
    14/02/2018

    Tôi muốn đăng ký 1 thương hiệu sản phẩm may mặc. Hãy báo giá giúp tôi

  40. Visitor
    Nguyen Hong Quan
    24/02/2018

    Tôi dự kiến sản xuất một số loại sàn gỗ công nghiệp. Vậy xin Luật sư cho biết các điều kiện, quy định và thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Cảm ơn Luật sư!

  41. Visitor
    Đỗ Thị Hồng Trinh
    27/02/2018

    Tôi muốn đăng kí nhãn hiệu độc quyền cho công ty du lịch. Vui lòng báo giá.

  42. Visitor
    Pham thi nha trân
    02/03/2018

    Xin tu vấn và báo giá đăng kí tên sản phẩm

  43. Visitor
    nguyen thi ngoc giau
    04/03/2018

    Mình muốn nhận báo giá về đăng ký thương hiệu sản phẩm. Thanks

  44. Visitor
    Nguyễn thanh hoa
    04/03/2018

    Tôi cần tư vấn và nhu cầu đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Xin hãy liên hệ qua gmail .ducngocquangbinh@gmail.com và số điện thoại: 0978555501.

  45. Visitor
    Vũ Trà My
    14/03/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phầm thực phẩm và mỹ phẩm, hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, vui lòng email báo phí email: my2211@gmail.com

  46. Visitor
    Thao Huynh
    28/03/2018

    Xin chào! Tôi đang có nhu cầu đăng kí nhãn hiệu. Vui lòng tư vấn và báo giá giúp tôi qua email huynhthao466@gmail.com Xin cám ơn!

  47. Visitor
    Trịnh thị nữ
    29/03/2018

    Bao giao dang ki nhan hieu cho cty my pham

  48. Visitor
    Cao Ngọc uyên
    29/03/2018

    Vui lòng báo phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam ?

  49. Visitor
    Nguyễn Văn Bản
    04/04/2018

    Tôi muốn nhập khẩu sản phẩm từ trung quốc về sau đó đăng ý và gắn nhãn hiệu của công ty tôi lên có được không? và quy trình như thế nào? Nhà văn phòng công ty tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

  50. Visitor
    Nguyễn Văn Bản
    04/04/2018

    Tôi muốn nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại trung quốc, sau đó về đăng ký và gắn nhãn hiệu công ty tôi lên. Có được không và quy trình thực hiện như thế nào? Nhờ văn phòng công ty tư vấn giúp. XIn cảm ơn!

  51. Visitor
    Nguyễn Thị Liên
    16/04/2018

    Tôi muốn đang ký thương hiệu và nhãn mác, vui lòng gui bao giá vào mail, cảm ơn

  52. Visitor
    Dong Van Thuc
    20/04/2018

    Dang Ky Nhan Hien Doanh Nghiep Du Lich

  53. Visitor
    Văn Tuệ Nghi
    25/04/2018

    tôi muốn đăng kí thương hiệu và logo độc quyền thì cần những thủ tục gì , thời gian là bao lâu và giá là như thế nào ?

  54. Visitor
    nguyen minh anh
    29/04/2018

    doanh nghiệp gia đình sản xuất hàng handmade bột trà xanh muốn đăng ký thuog hiệu có được không? không thành lập doanh nghiệp như một tổ chức công ty có làm được đăng ký không ? vui lòng gửi thư theo địa chỉ để giải đáp cho mình

  55. Visitor
    TRẦN THANH HOÀNG
    02/05/2018

    Tôi cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu thời trang. Hỗ trợ giúp tôi 0909155..... Hoặc email .....thoitrangsile@gmail.com Xin cám ơn

  56. Visitor
    Anh Hải
    03/05/2018

    Bệnh viện tôi (ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), cần đăng ký bảo hộ logo và thương hiệu của bệnh viện và sử dụng dịch vụ ủy quyền cho công ty đăng ký, xin hỏi giá trọn gói là bao nhiêu? công ty có cho nhân viên trực tiếp đến làm việc với bệnh viện không ạ? Thanks.

  57. Visitor
    tranhonghai
    03/05/2018

    Chúng tôi muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam vui lòng báo giá về email: bstranhonghaibvpsnbd@gmail.com

  58. Visitor
    trường thịnh
    17/05/2018

    chúng tôi đăng ký ,hiệu giày vui lòng :truongthinh.shoes@gmail.com

  59. Visitor
    phạm doãn tiệp
    18/05/2018

    tôi cần đăn ký nhãn hiệu cho 4 nhóm sản phẩm dịch vụ tại việt nam,vui lòng báo giá giúp tôi trân trọng cảm ơn

  60. Visitor
    hoang Nhu
    27/05/2018

    Chúng tôi cần hỗ trợ đăng kí bảo hộ nhãn hiệu cho sp , đt của tôi 0974 768 979

  61. Visitor
    Hằng Nguyễn
    30/05/2018

    Tôi muốn đăng kí thương hiệu sản phẩm, cho tôi xin báo giá và trình tự thủ tục cũng như giấy tờ cần cung cấp. Tôi cảm ơn!

  62. Visitor
    Trần Quốc Phúc
    01/06/2018

    Tôi muốn đăng kí thương hiệu sản phẩm, cho tôi xin báo giá và trình tự thủ tục cũng như giấy tờ cần cung cấp, Chúng tôi đăng ký khoản 12 nhãn hiệu với các tiêu chí cho Thương mại, nhà hàng, và thực phẩm ? Vui lòng báo giá giúp Chúng tôi.

  63. Visitor
    TRường
    02/06/2018

    CCông ty chúng tôi đang có nhu cầu đăng ký tên thương hiệu và mã vạch sp. Vui lòng báo giá qua Mail ketoan.lydc@gmail.com.

  64. Visitor
    Phạm Nhạn
    06/07/2018

    Tôi muốn được tư vấn đăng ký nhãn hiệu, liên hệ: 0938472093 (zalo)

  65. Visitor
    Đỗ Mười
    12/06/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm địa phương đó là gạo, , cho tôi xin thủ tục và các loại giấy tờ cung cấp, vui lòng báo giá trọn gói cho chúng tôi, xin cám ơn

  66. Visitor
    Ngọc Thanh Tâm
    15/06/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm địa phương đó là Cà Phê (Lâm Hà), Cho tôi xin thủ tục và các loại giấy tờ cung cấp, vui lòng báo giá trọn gói cho chúng tôi ? xin cám ơn.

  67. Visitor
    nguyễn song lâm
    18/06/2018

    muốn đăng ký thương hiệu và lôgô Cty TNHH Đất Xanh Bình Định cho hỏi chi phí tất cả là bao nhiêu tiển?

  68. Visitor
    Cao Quỳnh
    20/06/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu về sản phẩm phân bón của công ty chúng tôi. Vui lòng báo giá về email: lequynhqlr43@gmail.com. Cảm ơn

  69. Visitor
    Mr. Chung
    30/06/2018

    Tôi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng báo giá và tư vấn giúp, cảm ơn!

  70. Visitor
    Tran Quy Phuc
    07/07/2018

    Xin tu vấn và đăng ký nhãn hiệu. Cảm ơn nhiều

  71. Visitor
    Vo Thanh Long
    10/07/2018

    Chào. Mình có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu : TAN THANH LOI FROZEN FOOD.CO.LTD (Tân Thành Lợi ). Bên mình làm xuất khẩu nhưng do có cty trùng tên " Thành Lợi " nên ko đăng ký được. Nên xin tư vấn giùm mình làm sao để làm được chứng nhận vậy.

  72. Visitor
    Lê Dũng
    13/07/2018

    Mình muốn xin báo giá về việc đăng ký nhãn hiệu cho hộ kinh doanh cá thể!

  73. Visitor
    Nguyễn Hà
    19/07/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho 1 sản phẩm. Công ty báo giá giúp tôi ạ.

  74. Visitor
    Đỗ Thị Kim Châu
    20/07/2018

    E muốn đăng ký nhãn hiệu sp, tư vấn giúp e với ạ

  75. Visitor
    Dau Luu
    27/07/2018

    Mình muốn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bún, miến làng nghề. thủ tục và kinh phí như thế nào. xin được tư vấn giúp a

  76. Visitor
    Phạm trung thảo
    03/08/2018

    Tôi muốn đăng ký thương hiệu cho giống hồ tiêu mới của minh

  77. Visitor
    Võ khắc bình
    04/08/2018

    Chào luật sư... tôi muốn làm thương hiệu cá nhân .và đăng ký như thế nào ... và chi phí dăng ký thương hiệu cá nhân là bao nhiêu ạ .. vokhacbinhv@gmail.com .. xin cảm ơn

  78. Visitor
    Hồng
    08/08/2018

    Tôi muốn biết về cách đang ký độc quyền sản phẩm và thương hiệu sản phẩm do chính tôi làm ra , ( sản phảm coffee ) mong a/c tư vấn ạ

  79. Visitor
    cho toi hoi la toi muon dang ky san xuat ruoc dang ky the nao vay.
    08/08/2018

    Nội dung

  80. Visitor
    Võ Ngọc Hãn
    14/08/2018

    Xin LHD tư vấn và đăng ký giúp, Lh 0986 55 21 .... (Mr Hãn)

  81. Visitor
    Vũ nhãn Hiệu
    18/08/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Cafe hoà tan do Công ty tôi sản xuất, xin báo giá và quy trình giúp tôi

  82. Visitor
    NGUYỄN LƯƠNG QUỐC
    22/08/2018

    Dạ kính chào luật sư. hiện tại bên em mong muốn được luật sư giải đáp được một số thắc mắc như sau ạ: 1. đăng kí nhãn hiệu cần các thủ tục, chi phí, và đăng kí như thế nào là hợp lý nhất ạ. 2. nhãn hiệu là bên em tự thiết kế hay như thế nào ạ. Em xin chân thành cám ơn và mong luật sư có thể phản hồi sớm giúp em ạ.

  83. Visitor
    NGUYỄN GIANG NINH
    22/08/2018

    Tư vấn giúp tôi về đăng ký độc quyền sản phẩm và thương hiệu hàng hóa.

  84. Visitor
    Nguyễn Quốc Tùng
    24/08/2018

    Xin quý công ty tư vấn về sở hữu trí tuệ nhãn hiệu ?? Xin cám ơn quý công ty

  85. Visitor
    Thuy Hoa
    04/09/2018

    Tôi là hộ kinh doanh cá thể có sản phẩm là bánh cuốn, tôi muốn đăng kí thương hiệu cho sản phẩm này và logo của cửa hàng bánh. Xin cho biết tôi cần chuẩn bị gì và vui lòng báo giá cho tôi. Cảm ơn công ty

  86. Visitor
    Vũ Thị Thanh Thắm
    10/09/2018

    Tôi muốn đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam, tôi cần cung cấp những giấy tờ gì? Điền những mẫu thông tin gì? Chi phí như thế nào và thời gian ra sao? Mong gửi lại mail: Thamvu1511@gmail.com cho tôi sớm. Thân ái.

  87. Visitor
    bictweb
    12/09/2018

    Cho em xin bảng báo giá chi tiết của dịch vụ đăng kí thương hiệu của công ty với ạ.

  88. Visitor
    bictweb
    12/09/2018

    Cho em xin bảng báo giá chi tiết của dịch vụ đăng kí thương hiệu của công ty với ạ.

  89. Visitor
    duy
    18/09/2018

    xin báo giá đnag ký nhãn hiệu

  90. Visitor
    Châu Thịnh Kha
    25/09/2018

    Tôi có đặt 1 công ty khác làm hàng hóa để nhập về bán, và tôi muốn lấy thương hiệu riêng của Công ty tôi cho mặt hàng đó được không (tức là hàng hóa chỗ khác sản xuất, tôi thương mại lại vậy có làm thương hiệu riêng không)?

  91. Visitor
    Trần minh Tâm
    04/10/2018

    Tôi đang tìm hiểu

  92. Visitor
    Sơn Tuyền
    06/10/2018

    Cho em hỏi đăng ký logo và nhãn hiệu, 1 sản phẩm độc quyền có được không , thủ tục đăng ký gầm những gì

  93. Visitor
    Trần văn Tôn
    12/10/2018

    Tôi muốn đăng ký một nhãn hiệu cho thời trang do tôi thiết kế . thì cần những gì . giá bao nhiêu .va bao nhiêu thời gian?

  94. Visitor
    Shane
    16/10/2018

    Tôi nhập hàng từ Trung Quốc về và muốn bán thì tôi nên đăng ký thương hiệu hay nhãn hiệu như thế nào. Có hợp pháp ko?

  95. Visitor
    Quy Võ
    18/10/2018

    Mình cần báo giá dịch vụ đăng ký bản quyền nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm/dịch vụ để làm quảng cáo, có 04 hình ảnh đại diện cần đăng ký. Anh/Chị xem và báo giá giúp mình cùng chi tiết cần thiết để đăng ký, thời gian có giấy chứng nhận. Rất mong nhận được phản hồi.

  96. Visitor
    Phùng Văn Vinh
    24/10/2018

    Xin báo giá bảo hộ độc quyền sản phẩm dạng logo. Xin cảm ơn!

  97. Visitor
    Ng Hiếu
    29/10/2018

    Xin được tư vấn về thủ tục cần chuẩn bị và báo giá, chúng tôi sản xuất bọt chữa cháy công nghiệp.

  98. Visitor
    Ngô Viên Thành
    01/11/2018

    Tôi có ý tưởng về sản phẩm mình sắp làm. Tuy nhiên tôi lại không rõ là nên đăng kí thương hiệu, hay nhãn hiệu, hay cả hai. Tôi mong nhận được tư vấn từ các bạn. Xin cám ơn.

  99. Visitor
    nguyen van hien
    03/11/2018

    cho toi hoi toi dinh dk ten nhan hieu la jylak nhan cua hang khac da co roi nhu the nao thi nhan cua toi ko dang ky dc .cam on

  100. Visitor
    nguyen van hien
    03/11/2018

    cho toi hoi ten nhan hieu cua toi la julak ma nhan nguoi khac la dulux vay nhan cua toi co dc ko .cam on hoac la nhan cua toi la jylak ma nhan khac la jylux vay nhan cua toi co dc ko .cam on

  101. Visitor
    Hanh Nguyen
    09/11/2018

    Mình muốn đăng ký nhãn hiệu cho 2 sản phẩm. Vui lòng tư vấn giúp mình. Thanks!

  102. Visitor
    Ho thi nguyệt
    12/11/2018

    Tôi muốn đăng ký thương hiệu sản phẩm. Báo giá. Và thủ tục ntn ạ

  103. Visitor
    Trần Thị Thanh Chung
    14/11/2018

    Tôi muốn đăng kí nhãn hiệu 1 sản phẩm ăn ngay.

  104. Visitor
    Hoàng Thị Thủy
    16/11/2018

    Xin chào! bên mình có nhập khẩu từ Nhật sản phẩm "thiết bị kéo dài tuổi thọ ắc quy chì", mình muốn nhập về để bán, vậy cho hỏi mình cần phải làm những thủ tục gì, tư vấn chi tiết giúp mình với! Mình cảm ơn

  105. Visitor
    Lâm sơn hải
    22/11/2018

    Em cần trợ giúp nhãn hiệu độc quyền, điện thoại 0914198368

  106. Visitor
    Nong thuy duyen
    23/11/2018

    Tôi muốn được tư vấn đăng ký nhãn hiệu 3 sản phẩm nông sản, sđt 0974613888

  107. Visitor
    Lương hà
    26/11/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu

  108. Visitor
    Công ty MIB
    04/12/2018

    Xin cho báo giá đăng ký nhãn hiệu độc quyền ? thời gian và các hồ sơ cần thiết Cảm ơn

  109. Visitor
    Cao Xuân Long
    10/12/2018

    Tôi muốn đăng kí nhãn hiệu nông sản,xin gửi báo giá về email: Long.jp1992@gmail.com .Cám ơn rất nhiều

  110. Visitor
    Trần Thuỳ Dung
    13/12/2018

    Em muốn đăng ký nhãn hieu độc quyền sản phẩm về thuốc, tư vấn và báo giá giúp em. Email thuydungtran92@gmail.com

  111. Visitor
    nguyễn tuấn anh
    23/12/2018

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm phần mềm dùng quản lý khách hàng ? vui lòng cho xin giá và thời gian ! Trân trọng

  112. Visitor
    Nguyễn Anh
    23/12/2018

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyên với sản phẩm quán cà phê ? vui lòng email báo giá giúp tôi ? Trân trọng

  113. Visitor
    Hoàng Văn Lịch
    27/12/2018

    Liên hệ với tôi, tôi có nhu cầu đăng kí nhãn hiệu

  114. Visitor
    ngô minh chí
    30/12/2018

    Tôi muốn dăng ký nhãn hiệu để sản xuất yến sào tinh, yến sào thô, nhờ làm cả logo. Giá như thế nao, cach thức thanh toán.

  115. Visitor
    Đào Trọng Giáp
    01/01/2019

    Mình đang có nhu cầu làm thương hiêu cho sản phẩm mật ong. Xin quý công ty tư vấn đt 0913085288

  116. Visitor
    Đỗ Hải My
    06/03/2019

    em muốn đăng ký nhãn hiệu cho 1 sp. cho e xin báo giá ạ

  117. Visitor
    Nguyễn Duy Hiệu
    20/03/2019

    Tôi mới thành lập 1 Star-up về dạy online, yêu cầu đăng ký 3 nhãn hiệu kiểu kyna những là 1 tên khác, Quý công ty có thể tư vấn cho Chúng tôi được không ? Phí đăng ký nhãn hiệu ? Thời gian xử lý đơn nhãn hiệu ? Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ?

  118. Visitor
    Bùi Ngọc Hà
    21/03/2019

    Đăng ký thương hiệu cho một chuỗi Cữa hàng thời trang kèm bán nước tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Quý công ty có thể tư vấn cho Chúng tôi được không ? Phí đăng ký nhãn hiệu ? Thời gian xử lý đơn nhãn hiệu ? Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ?

  119. Visitor
    VŨ HỒNG THANH
    22/03/2019

    tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho 2 sản phẩm Máy lọc nước và quạt lạnh tôi xin báo giá

  120. Visitor
    Kim
    09/04/2019

    Tôi mới thành lập công ty du lịch , mong muon đăng ký bảo hộ thương hiệu và logo của tôi , vui lòng email báo giá: pinkytravel1987@gmail.com

  121. Visitor
    Nguyễn Ngọc Sơn
    17/04/2019

    Tôi hiện tại đang muốn làm kinh doanh thương mại (buôn bán thôi ) 1 sản phẩm chè ở địa phương quê Tôi nhưng không có giấy phép kinh doanh Tôi đang muốn làm 1 nhãn hiệu của Tôi để phát triển có được không ạ, Tôi cũng không có xưởng chế biến mà chỉ đặt hàng, Tôi tính nếu phát triển được thương hiệu và sản phẩm bán tốt Tôi sẽ đăng ký kinh doanh. Vậy Tôi làm vậy có vi phạm luật không ạ. Hỗ trợ giúp Tôi 0913939235

  122. Visitor
    Nguyễn Ngọc Sơn
    17/04/2019

    Tôi hiện tại đang muốn làm kinh doanh thương mại (buôn bán thôi ) 1 sản phẩm chè ở địa phương quê Tôi nhưng không có giấy phép kinh doanh Tôi đang muốn làm 1 nhãn hiệu của Tôi để phát triển có được không ạ, Tôi cũng không có xưởng chế biến mà chỉ đặt hàng, Tôi tính nếu phát triển được thương hiệu và sản phẩm bán tốt Tôi sẽ đăng ký kinh doanh. Vậy Tôi làm vậy có vi phạm luật không ạ. Hỗ trợ giúp Tôi 0913939235

  123. Visitor
    Nguyễn Ngọc Sơn
    17/04/2019

    Tôi hiện tại đang muốn làm kinh doanh thương mại (buôn bán thôi ) 1 sản phẩm chè ở địa phương quê Tôi nhưng không có giấy phép kinh doanh Tôi đang muốn làm 1 nhãn hiệu của Tôi để phát triển có được không ạ, Tôi cũng không có xưởng chế biến mà chỉ đặt hàng, Tôi tính nếu phát triển được thương hiệu và sản phẩm bán tốt Tôi sẽ đăng ký kinh doanh. Vậy Tôi làm vậy có vi phạm luật không ạ. Hỗ trợ giúp Tôi 0913939235

  124. Visitor
    phạm tuân
    24/04/2019

    Tôi muốn đăng ký logo, slogan du lịch của một tình. hãy gửi hướng dẫn đăng ký và báo giá cho tôi.

  125. Visitor
    Nguyễn Thành Hưng
    26/04/2019

    báo giá mình dịch vụ của bên bạn 0389180692

  126. Visitor
    Phạm Thị Thu Trang
    09/05/2019

    Đăng ký sở hữu nhãn hiệu

  127. Visitor
    Lê Thanh Nguyên
    05/05/2019

    Tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm mật ong, sữa ong chúa, sáp ong. Hiện tôi đang bán mật ong với qui mô nhỏ lẻ tại nhà chưa có đăng ký kinh doanh cũng như chưa đăng ký tên sản phẩm . Tôi muốn mở rộng qui mô theo hướng tạo lập tên sản phẩm , thương hiệu riêng thì nên bắt đầu từ đâu ? Mong nhờ quí anh ( chị ) hướng dẫn về pháp lý cũng như báo giá chi phí dịch vụ cụ thể theo từng giai đoạn . Cám ơn !

  128. Visitor
    Tracy
    05/05/2019

    Vui lòng gửi cho tôi báo giá chi tiết để đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang tại Việt Nam. Cảm ơn!

  129. Visitor
    Nguyễn Thị Loan
    13/05/2019

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho 01 sản phẩm, cần có thủ tục gì, kinh phí bao nhiêu

  130. Visitor
    Mai Thị Xuân Hương
    21/05/2019

    Công ty mình sản xuất tấm nhựa PVC ốp tường, bạn tư vấn giúp mình thủ tục và quy trình đăng ký sáng chế sản phẩm và sở hữu trí tuệ, đi kèm báo giá chi tiết dịch vụ bên bạn nữa nhé. Mình cảm ơn!

  131. Visitor
    Nguyễn Ngọc thịnh
    23/05/2019

    Xin chào luật sư! Tôi muốn đăng ki logo nhãn hiệu cà phê thì tôi cần đăng kí như thế nào!Và phí là bao nhiêu! Xin cám ơn LS! Lh:0777.505.707(Thịnh) Mail:thor.thinh@gmail.com

  132. Visitor
    Đỗ Đức Hải
    13/06/2019

    Xin chào luật sư! Tôi muốn đăng kí thương hiệu sản phẩm và chủ sở hữu là cá nhân thì có thể đăng ký được không hay bắt buộc phải đăng kí cho doanh nghiệp sở hữu. Phí dịch vụ là bao nhiêu! Liên hệ Mail ddh1793@gmail.com

  133. Visitor
    Nguyễn hồng Binh
    20/06/2019

    Tôi đang kinh doanh mặt hàng ăn uống và muốn đăng ký thương hiệu và bảo họ thì thủ tục và giá ra sao ( bán bún, riêu và phở) mong luật hđ giúp

  134. Visitor
    Huynh Loan
    21/06/2019

    Minh muon dang ky logo

  135. Visitor
    Lê hoàng phước
    24/06/2019

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận về sản phẩm vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản.

  136. Visitor
    Ngụy thị thanh thủy
    29/06/2019

    Đăng ký 1 nhãn hiệu cho 1 sản phẩm hết bao nhiêu lệ phí. Nhờ a.c báo giúp qua mail nguythithanhthuy@gmail.com

  137. Visitor
    Ha Cuong
    03/07/2019

    Tôi muốn đăng ký tên thương hiệu, cần tư vấn giúp ạ.

  138. Visitor
    Nguyễn Hữu Hoàng Duy
    07/07/2019

    Tôi muốn được tư vấn về việc đăng ký thương hiệu - nhãn hiệu! Hiện tôi đang kinh doanh lĩnh vực trà sữa

  139. Visitor
    Pham thi hong gam
    22/07/2019

    TÔi muốn biết quy trình đăng ký nhãn hiệu và tên công ty , báo giá cho chúng tôi biết nếu môn đăng ký nhãn hiệu và tên cty ở Việt Nam, tks

  140. Visitor
    Trần Văn Hiệu
    05/08/2019

    Chúng tôi muốn xin báo giá "Đăng ký logo" Cho sản phẩm mỹ phẩm và tư vấn chi tiết cho Chúng tôi ! Trân trọng

  141. Visitor
    Hoàng Thị Tuyết
    18/08/2019

    Tôi muốn được tư vấn về đăng kí thương hiệu- nhãn hiệu( tôi kinh doanh về ẩm thực cá mối kho)

  142. Visitor
    Nguyễn Văn Quyết
    20/08/2019

    Muốn đăng ký nhãn hiệu trọn gói

  143. Visitor
    Nguyễn Văn Quyết
    20/08/2019

    Muốn đăng ký nhãn hiệu trọn gói

  144. Visitor
    hằng nguyễn
    27/08/2019

    Tôi muốn đăng kí thương hiệu sản phẩm, cho tôi xin báo giá và trình tự thủ tục cũng như giấy tờ cần cung cấp. Tôi cảm ơn!

  145. Visitor
    Trần Đăng Kiệt
    25/09/2019

    Chào bạn, tôi muốn dki Nhãn Hiệu cho 1 sp, bạn có thể trao đổi với tôi qua sdt 0979997916

  146. Visitor
    Hương Vũ
    06/10/2019

    Xin hỏi công ty có nhận đăng kí cho nhãn hiệu ở nước ngoài không?em đang sống Ở Úc .Em xin cảm ơn.

  147. Visitor
    Phan Nguyễn Lam Trường
    11/10/2019

    Phan Nguyễn Lam Trường 0704499120 phannguyenlamtruong***@gmail.com ĐƠN VỊ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Tôi muốn tìm công ty tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Bạn có thể liên hệ qa: Email: phannguyenlamtruong***@gmail.com Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ bạn.

  148. Visitor
    Trần Thanh Tiến
    11/10/2019

    CHO HỎI KHI NÀO PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ? TẠI SAO LẠI CÓ GIẤY ỦY QUYỀN Nội dung giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải đáp ứng những điều kiện gì? Theo quy định tại khoản 4.2 Điều 4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, giấy ủy quyền phải có đầy đủ các nội dung sau: Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên nhận thay thế ủy quyền hoặc bên nhận tái ủy quyền (nếu có) Phạm vi ủy quyền, khối lượng công việc được ủy quyền. Thời hạn ủy quyền (giấy ủy quyền không có thời hạn, chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên ủy quyền tuyên bố chấm dứt ủy quyền) Ngày ký giấy ủy quyền Chữ ký (ghi rõ họ tên, chức vụ và con dấu, nếu có) của người đại diện hợp pháp bên ủy quyền (và của bên nhận thay thế ủy quyền, bên nhận tái ủy quyền, nếu có) Khi nào giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có giá trị pháp lý? Giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ của giấy ủy quyền được xác định như sau: – Thời gian Cục Sở hữu trí tuệ nhận được giấy ủy quyền hợp lệ – Thời gian Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận việc thay thế ủy quyền hoặc tái ủy quyền hợp lệ – Thời gian Cục Sở hữu trí tuệ nhận được thông báo thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên nhận ủy quyền. Trong trường hợp thay thế ủy quyền hoặc tái ủy quyền, giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được coi là hợp lệ khi nào? Trong trường hợp này, giấy ủy quyền đăng ký bảo hộ chỉ được xem là hợp lệ nếu bên nhận thay thế ủy quyền (hoặc bên nhận tái ủy quyền) cam kết chịu trách nhiệm về mọi vấn đề phát sinh do bên ủy quyền thực hiện trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ.

  149. Visitor
    Trần Văn Vũ
    11/10/2019

    Hỏi: Khi nộp đơn nhãn hiệu vào Cục sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp đã được sử dụng nhãn hiệu chưa? Luật sư trả lời: Theo quy định của pháp luật thì thời điểm nộp đơn và thời điểm sử dụng nhãn hiệu trên thực tế là không phụ thuộc vào nhau. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để gắn lên các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc nộp đơn đăng ký vào Cục sở hữu trí tuệ không có nghĩa là nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Để đảm bảo chắc chắn việc sử dụng nhãn hiệu trong giai đoạn nộp đơn, chưa tiến hành cấp văn bằng bảo hộ thì doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Cục SHTT. Còn từ thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp được hưởng các quyền ưu tiên liên quan đến nhãn hiệu đăng ký theo đơn nộp sớm đầu tiên.

  150. Visitor
    Nguyen xuan duom
    20/10/2019

    Sản phẩm dc gia công bằng tay có đăng ký nhãn hiệu được không

  151. Visitor
    nhung
    21/10/2019

    chào quý công ty, công ty em bên phân phối dược phẩm, do công ty mới thành lập nên muốn đăng ký logo. công ty mình vui lòng báo giá dịch vụ này giúp em qua mail nhungcntyak55@gmail.com với ạ, em xin cảm ơn

  152. Visitor
    nhung
    21/10/2019

    chào quý công ty, công ty em bên phân phối dược phẩm, do công ty mới thành lập nên muốn đăng ký logo. công ty mình vui lòng báo giá dịch vụ này giúp em qua mail nhungcntyak55@gmail.com với ạ, em xin cảm ơn

  153. Visitor
    Vũ công anh
    06/11/2019

    Cho xin bảng giá đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho khách hàng Hàn quốc lĩnh vực Mỹ phẩm

  154. Visitor
    Vũ công anh
    06/11/2019

    Cho xin bảng giá đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho khách hàng Hàn quốc lĩnh vực Mỹ phẩm

  155. Visitor
    Mai Quốc Việt
    14/11/2019

    Chào luật sư, cho tôi hỏi Khi nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu vào Cục Sở hữu trí tuệ, tôi cần nộp các khoản phí/lệ phí nào? Xin cảm ơn

  156. Visitor
    Dũng Lê
    14/11/2019

    Chào công ty luật Hồng Đức, Tôi có một thương hiệu muốn đăng ký bảo hộ, tôi phải làm thế nào?

  157. Visitor
    Thùy Liên
    14/11/2019

    Xin cho em hỏi Phải làm thế nào khi Đơn Đăng ký Nhãn hiệu bị từ chối hình thức? em cảm ơn.

  158. Visitor
    Lan Lê
    14/11/2019

    Thư luật sư, làm thế nào để biết trước được Nhãn hiệu có khả năng được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu hay không?

  159. Visitor
    Minh Hải Phạm
    15/11/2019

    Hiện tại trên thị trường xuất hiện rất nhiều hành vi mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật thì các mức xử phạt hành chính khi xâm phạm nhãn hiệu như thế nào?

  160. Visitor
    Lê Phương Uyên
    15/11/2019

    Luật sư ơi em có thắc mắc, có thể cho em biết: Chiếu bóng đá, xem bóng đá World Cup 2018 ở nhà hàng, quán Cafe có phải vi phạm bản quyền của FIFA và phải xin phép hay không?

  161. Visitor
    Lê Phương Uyên
    15/11/2019

    Luật sư ơi em có thắc mắc, có thể cho em biết: Chiếu bóng đá, xem bóng đá World Cup 2018 ở nhà hàng, quán Cafe có phải vi phạm bản quyền của FIFA và phải xin phép hay không?

  162. Visitor
    Phạm Gia Bảo
    15/11/2019

    Kính gửi công ty luật Hồng Đức, tôi muốn hỏi trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, cơ quan xử lý vi phạm sẽ từ chối xử lý vi phạm những trường hợp nào? Xin cảm ơn

  163. Visitor
    Lê Thiên Hào
    15/11/2019

    Kính thưa Luật sư tôi có câu hỏi và mong được hồi đáp như sau: Có một công ty sản xuất quạt máy, công ty này đang hoạt động bình thường, quạt máy sản xuất ra có thương hiệu là Bofan và nhãn hiệu này đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ. Bây giờ tôi có dự định mua lại những máy móc sản xuất quạt máy của công ty này, rồi sau đó mang đi một nơi khác để sản xuất. Tôi và người chủ của công ty đã thỏa thuận là sẽ bán cho tôi cả máy móc sản xuất quạt và cả thương hiệu quạt, (quạt sau khi tôi sản xuất ra sẽ có nhãn hiệu là Bofan, và tôi độc quyền nhãn hiệu này). Xin kính hỏi Luật sư là tôi phải cần làm những thủ tục pháp lý khi thực hiện chuyển nhượng máy móc và thương hiệu này? Kính mong được Luật sư phúc đáp. Tôi xin chân thành cám ơn?

  164. Visitor
    Mai Thị Ngọc Huệ
    15/11/2019

    Kính thưa Luật sư tôi có câu hỏi và mong được hồi đáp như sau: Có một công ty sản xuất quạt máy, công ty này đang hoạt động bình thường, quạt máy sản xuất ra có thương hiệu là Bofan và nhãn hiệu này đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ. Bây giờ tôi có dự định mua lại những máy móc sản xuất quạt máy của công ty này, rồi sau đó mang đi một nơi khác để sản xuất. Tôi và người chủ của công ty đã thỏa thuận là sẽ bán cho tôi cả máy móc sản xuất quạt và cả thương hiệu quạt, (quạt sau khi tôi sản xuất ra sẽ có nhãn hiệu là Bofan, và tôi độc quyền nhãn hiệu này). Xin kính hỏi Luật sư là tôi phải cần làm những thủ tục pháp lý khi thực hiện chuyển nhượng máy móc và thương hiệu này? Kính mong được Luật sư phúc đáp. Tôi xin chân thành cám ơn?

  165. Visitor
    Mỹ Linh
    15/11/2019

    Chào luật sư! Tôi muốn hỏi: Việc mua một sản phẩm có thương hiệu trong nước, sau đó về đóng gói dán nhãn mới và bán ra thị trường (hình thức lấy sỉ về bán lẻ) có bị xem là vi phạm pháp luật không ạ? Nếu muốn hợp thức hóa nhãn hiệu tôi phải làm những thủ tục gì?

  166. Visitor
    Phạm Luyến
    15/11/2019

    Tôi vừa thành công trong việc đưa ra giải pháp mới nâng cao khả năng học tiếng Anh cho học sinh. Tôi muốn đăng ký bản quyền thì mọi người nói rằng tôi chỉ được đăng ký giải pháp hữu ích và không được đăng ký sáng chế. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Giải pháp hữu ích có phải sáng chế không?

  167. Visitor
    Nguyễn Thị Ngọc Anh
    15/11/2019

    Công ty chúng tôi có thuê một người thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm mới của công ty. Vậy công ty có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và có được ghi nhận là chủ văn bằng bảo hộ không? Xin công ty tư vấn giúp.

  168. Visitor
    Tony Vũ
    15/11/2019

    Thưa luật sư cho em hỏi, có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu mới được sử dụng nhãn hiệu không? Em cảm ơn

  169. Visitor
    Trần Nghĩa
    15/11/2019

    Em có thắc mắc muốn hỏi luật, tại sao phải bảo hộ thương hiệu? Pháp luật quy định về bảo hộ thương hiệu như thế nào? Mong luật sư trả lời giúp. Em cảm ơn

  170. Visitor
    Nguyễn Thành Long
    15/11/2019

    Xin chào Luật sư ! Mình có một câu hỏi muốn nhờ công ty tư vấn như sau: Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đăng ký với Bộ khoa học công nghệ và bên chuyển giao công nghệ phải có giấy chứng nhận công nghệ của mình có đúng không ? Mong công ty hỗ trợ giải đáp giúp mình. Xin cảm ơn!

  171. Visitor
    Quốc Khải
    15/11/2019

    Theo hợp đồng giữa tôi và nhà xuất bản, tôi được thuê để viết một bộ truyện tranh và được trả thù lao tương ứng. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này, ai là người có quyền sở hữu với bộ truyện tranh này và những lợi nhuận phát sinh từ việc bán truyện, trao quyền làm phim… tôi có được hưởng không ? Mong nhận được hồi âm

  172. Visitor
    Linh Trần
    15/11/2019

    Chào luật sư sở hữu trí tuệ, cho tôi hỏi: Ai là người được bảo hộ quyền liên quan ? Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm quyền liên quan? Cảm ơn

  173. Visitor
    Lê Văn Bá
    15/11/2019

    Theo luật quy định, thời gian đăng ký nhãn hiệu đến khi được cấp bằng là từ 13 – 16 tháng nhưng, trên thực tế, thường kéo dài hơn nhiều, từ 16 tới 18 tháng do là số lượng đơn trong cục sở hữu trí tuệ nhiều, dẫn tới thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể kéo dài Có thể thấy, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã lâu, khách hàng lại đối mặt với những rủi ro đơn đăng ký sẽ bị từ chối bất kỳ lúc nào, bởi phải trải qua các quá trình xét duyện kỹ lưỡng Vậy, có một câu hỏi đặt ra “Đăng ký nhãn hiệu bị từ chối có được hoàn lại lệ phí ?”

  174. Visitor
    Trần Thanh Hà
    15/11/2019

    Công ty tôi đã được cấp giấy chứng chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2015. Bây giờ do công ty tôi thay đổi tên, tôi muốn thay đổi tên công ty trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiêu có được không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Xin nhờ công ty luật LHD tư vấn giúp.

  175. Visitor
    Trần Ngọc Hải
    15/11/2019

    Tháng 10 năm nay (2017), Công ty tôi muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu WAKA cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Qua tra cứu, công ty tôi được biết Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu WAKA dùng cho các sản phẩm hạt giống, phân bón cho cây, thức ăn động vật cho Công ty khác tại tỉnh Hải Dương ngày 15/04/2006. Công ty này đã tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động từ tháng 11/2008. Công ty tôi có khả năng đăng ký nhãn hiệu WAKA không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi!

  176. Visitor
    Nguyễn Thị Thúy
    15/11/2019

    Thưa Luật sư công ty luật Hồng Đức , tôi muốn gửi thư thông báo đến một công ty khác đã vi phạm sử dụng thương hiệu mà công ty chúng tôi đã đăng ký và đã được cấp giấy sở hữu trí tuệ, nhưng tôi chưa biết nội dung thư phải soạn như thế nào cho đúng luật, mong luật sư tư vấn giúp tôi.

  177. Visitor
    Quỳnh Phạm
    15/11/2019

    Kính gửi Luật sư Công ty Luật Hồng Đức, tôi hiện có nhu cầu sản xuất và bán một số sản phẩm quần áo thời trang do tôi tự thiết kế. Tôi cũng đã nghĩ ra một thương hiệu cho riêng mình. Nhưng hiện tôi chưa thành lập công ty thì có được đăng ký nhãn hiệu hay không? Và tôi cứ sử dụng thương hiệu này và treo biển quảng cáo thì có bị vi phạm pháp luật hay không?

  178. Visitor
    Phạm Thị Quỳnh Nga
    15/11/2019

    Công ty tôi có sản xuất và bán một loại sản phẩm kem trắng da. Tôi thấy trên bao bì của các sản phẩm kem trắng da của công ty khác có in một dãy mã số mã vạch. Vậy bây giờ tôi muốn in mã số mã vạch cho sản phẩm kem trắng da của mình thì phải làm như thế nào?

  179. Visitor
    Trần Văn Chiến
    15/11/2019

    Tôi thấy trên mạng một tác phẩm thơ khá hay “ Trời và biển” không có tác giả, tôi có tìm hiểu và biết bài thơ này thuộc sở hữu của Nhà nước. Tôi thật sự rất thích bài thơ này và muốn viết lại toàn bộ ý của bài thơ này để trở thành một câu chuyện thì có phải xin phép nhà nước không?

  180. Visitor
    Nguyễn Hữu Phát
    15/11/2019

    Chào luật sư, em có một shop thời trang ở Việt Nam, các sản phẩm quần áo,váy đều do cơ sở của em tự thiết kế, sản xuất và bán. Xin hỏi sản phẩm sản xuất ra tại Việt Nam nhưng muốn ghi lên sản phẩm là made by Germe ( Tên của Shop thời trang bên em) thay vì ghi made in Viet Nam như vậy có được không? Nếu cơ sở của tôi muốn sản xuất một sản phẩm váy với công nghệ đính đá Thái Lan nhưng may đo tại Việt Nam thì ghi xuất xứ như nào ? Rất mong sự hồi đáp từ luật sư! Trân trọng cảm ơn!

  181. Visitor
    Lưu Ngọc Trâm
    15/11/2019

    Tôi là người nuôi ong, tôi dự định mở một cơ sở phối giống nhân tạo cho ong mật và gắn nhãn mác cho sản phẩm từ con ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa. Với cách làm đó thì tôi cần phải làm thủ tục xin giấy phép gì không? xin luật sư LHD tư vấn giúp.

  182. Visitor
    Đào Ngọc Bich
    15/11/2019

    Hùng, Nam, Hoàng chơi thân với nhau và lập thành một nhóm, họ đang nghiên cứu, mong muốn phát triển 1 phần mềm chạy trên PC và điện thoại di động và hiện đang trong thời gian thực hiện .Hỏi: Nhóm có được phép đăng ký bản quyền cho ý tưởng phần mềm của mình trước không? Nếu phần mềm hoàn thành họ có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức nào ?

  183. Visitor
    Thái Văn Lâm
    15/11/2019

    Bà Bùi Thị Trâm – là một nhà thơ nổi tiếng. Các bài thơ của bà thường nhận được thù lao và nhuận bút lớn, nhiều bài thơ được phổ thành nhạc. Nay bà Nguyễn Thu Thùy mất, có viết di chúc để lại toàn bộ quyền thừa kế cho con của bà là chị Nguyễn Thu Hằng. Sau khi nhận thừa kế, chị Hằng thấy có một bài thơ về tình mẫu tử hay nhưng tiêu đề bài thơ không phù hợp với nội dung nên muốn đổi tên bài thơ đó. Nhờ Luật sư tư vấn , chị Hằng có được phép đổi tên tác phẩm sau khi nhận thừa kế không?

  184. Visitor
    Nguyễn Hữu Nghĩa
    15/11/2019

    Vợ chồng Anh Huy đang có ý định đăng ký nhãn hiệu cho những mẫu váy thiết kế của cửa hàng mình, nhưng đang phân vân không biết chọn nhãn hiệu như thế nào. Anh Huy muốn đặt tên nhãn hiệu cho Tây hóa nên đặt tên nhãn hiệu là Design Skirt . Vợ anh Huy là chị Trang rất hâm mộ vẻ đẹp của diễn viên nổi tiếng Chipu nên muốn đặt tên cho nhãn hiệu là Chipu. Hãy tư vấn cho vợ chồng anh Huy chọn nhãn hiệu phù hợp ? Xin cảm ơn

  185. Visitor
    Bùi Trọng Huy
    15/11/2019

    Xin chào các anh chị Luật sư công ty LHD, em có một câu hỏi mong các anh chị tư vấn đó là trong những trường hợp nào thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt? Em cảm ơn!

  186. Visitor
    Hà Bùi
    15/11/2019

    Chào các anh/chị Luật sư công ty luật Hồng Đức, em xin hỏi là sau khi nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì thì phát hiện địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận bị sai. Vậy trong trường hợp này thì phải làm như thế nào ạ?

  187. Visitor
    Phạm Thơ
    15/11/2019

    Xin chào luật sư, tôi là Trần Hoàng Luân, hiện đang là giám đốc điều hành của nhãn hiệu hiệu thời trang HL, nay tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang của mình thì mất khoảng thời gian bao lâu để hoàn thành kể từ ngày tôi bắt đầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

  188. Visitor
    Hồ Thị Bích Ngọc
    15/11/2019

    Chào luật sư, luật sư có thể trả lời giúp tôi câu hỏi này được không. Tôi vừa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước uống tinh khiết của cơ sở tôi. Tôi chưa nắm rõ những hành vi như thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Mong luật sư có thể trả lời giúp tôi để tôi có thể biết được các quyền của mình và bảo vệ tốt nhất cho nhãn hiệu của sản phẩm của cơ sở mình. Mong luật sư phản hồi sớm, tôi xin cảm ơn luật sư.

  189. Visitor
    Phan Cát Tường
    15/11/2019

    Xin chào các luật sư, chúng tôi có một câu hỏi về đăng ký nhãn hiệu muốn tham khảo ý kiến của các luật sư như sau: Công ty tôi muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu SANA cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Qua tra cứu, công ty tôi được biết Cục sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu SANA dùng cho các sản phẩm hạt giống, phân bón cho cây, thức ăn động vật cho một công ty tại tỉnh Phú Thọ ngày 16/4/2006. Công ty B tuyên bố phá sản và chấm dứt hoạt động từ tháng 10/2009. Vậy, công ty tôi có khả năng đăng ký được nhãn hiệu này không?

  190. Visitor
    Vũ Ngọc Ánh
    15/11/2019

    Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp về trường hợp này. Tôi mới thành lập công ty và chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu. Tôi đang rất phân vân không biết có nên đăng ký bảo hộ thương hiệu hay không?. Vậy tôi muốn hỏi luật sư rằng liệu công ty tôi có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?. Nếu không đăng ký bảo hộ thương hiệu thì tôi có thể gặp phải những bất lợi gì?. Xin cảm ơn luật sư.

  191. Visitor
    Lý Thị Mai
    15/11/2019

    Tôi thành lập doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ được 2 năm nay. Tuy nhiên tại thời điểm đăng ký tôi chỉ tiến hành làm thủ tục đăng ký kinh doanh trong địa bàn tỉnh. Nay vì muốn mở rộng hoạt động kinh doanh mở thêm nhiều chi nhánh nên tôi mong muốn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Vậy tôi muốn hỏi luật sư là trường hợp của tôi giờ có còn đăng ký được không. Và nếu được thì cần những giấy tờ gì?.

  192. Visitor
    Phúc Hoàng
    15/11/2019

    Mình muốn bên bạn tư vấn: thương hiệu của mình chưa được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, vậy có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ được không, nếu đăng ký được thì hồ sơ cần những gì, thời gian, chi phí như thế nào ? Mình cảm ơn!

  193. Visitor
    Phan Quỳnh Như
    15/11/2019

    Xin luật sư cho hỏi, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

  194. Visitor
    Lân Hồ
    15/11/2019

    Xin luât sư trả lời giúp, Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trên toàn thế giới hay không?

  195. Visitor
    Trần Thị Hậu
    15/11/2019

    Luật sư cho em hỏi những dấu hiệu nào bị coi là không có khả năng phân biệt, không thể dược cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? Xin cảm ơn

  196. Visitor
    Phạm Hữu Phước
    15/11/2019

    Kính gửi công ty Luật Hồng Đức, cho em hỏi cần lưu ý điều gì khi thiết kế nhãn hiệu?

  197. Visitor
    Đặng Thanh Sơn
    15/11/2019

    Tôi muốn hỏi phải tiến hành những thủ tục gì để xác lập chủ quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp? Mong luật sư tư vấn giúp.

  198. Visitor
    Lê Văn Trường
    15/11/2019

    Xin chào luật sư Luathongduc.com, cho tôi hỏi trường hợp bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể yêu cầu xử lý không?

  199. Visitor
    Tô Văn Thái
    15/11/2019

    Phải thực hiện những thủ tục gì để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp? Xin cảm ơn luật sư

  200. Visitor
    Nguyễn Văn Bình
    15/11/2019

    Kính gửi luật sư, cho biết thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí? Cảm ơn

  201. Visitor
    Đinh Thị Diệp
    15/11/2019

    Chào luật sư sở hữu trí tuệ, tôi muốn biết sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý vi phạm có bị coi là hành vi xâm phạm quyền không? Mong được hồi đáp.

  202. Visitor
    Như Hà
    15/11/2019

    Hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý như thế nào?

  203. Visitor
    Bá Văn Vũ
    15/11/2019

    Trước khi gửi đơn yêu cầu xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền, có bắt buộc chủ thể quyền có văn bản yêu cầu bên xâm phạm quyền chấm dứt hành vi xâm phạm quyền không? Xin cảm ơn

  204. Visitor
    Trầm Yến
    15/11/2019

    Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Trường hợp tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền thì ngoài đơn yêu cầu xử lý có phải kèm theo tài liệu gì không? Xin được hồi đáp.

  205. Visitor
    Trần Bửu Hà
    15/11/2019

    Chào anh, chị cho tôi hỏi quy trình đăng ký nhãn hiệu như thế nào và chi phí có cao không? Xin cảm ơn

  206. Visitor
    Phương Linh
    15/11/2019

    Tôi cần tư vấn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, xin hỏi phí tư vấn và đăng ký nhãn hiệu tại công ty luật Hồng Đức như thế nào? Nếu không đăng ký được có hoàn trả lại chi phí không? Xin cảm ơn

  207. Visitor
    Ngọc Ngà
    15/11/2019

    Gửi lời cảm ơn chân thành tới công ty Luật Hồng Đức đã tận tâm tư vấn tôi đăng ký thành công nhãn hiệu công ty tôi. Chúc công ty sức khỏe và thành công.

  208. Visitor
    Lê Thị Hòa
    15/11/2019

    Xin luật sư cho hỏi : Đã đăng ký nhãn hiệu rồi nhưng không sử dụng thì liệu có bị hủy bỏ không ?

  209. Visitor
    Nguyễn Chánh Tín
    15/11/2019

    Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ có đúng không ạ?

  210. Visitor
    Bảo
    29/11/2019

    Gửi cho toi giá làm thong bao nhãn hiệu ( tôi đăng ký mới) 0973161079

  211. Visitor
    Mai Phước Hiền
    03/12/2019

    Chào anh chị, em muốn đăng ký thương hiệu trà sữa Anh chị tư vấn giúp em ạ

  212. Visitor
    Nguyễn Thị Linh
    05/12/2019

    Công ty tôi mới thành lập. Muốn đăng kí nhãn hiệu, thương hiệu, logo được không ạ?

  213. Visitor
    JEFFEREY FRANK
    10/12/2019

    Chúng tôi hiện đang cung cấp chương trình cho vay DỄ DÀNG và NHANH CHÓNG với lãi suất thấp 2% với thẻ ID hợp lệ và phù hợp để xác minh. Bạn có thể gửi đơn xin vay của bạn cho bất kỳ số tiền vay cần thiết. Chúng tôi cung cấp các khoản vay từ $ 5.000,00 USD Tối thiểu. $ 100.000,00 USD Tối đa. Chúng tôi có tín dụng dài hạn tối đa từ năm (5) đến năm mươi (50) năm. Chúng tôi cung cấp các loại khoản vay sau: vay dự án, vay tái cấp vốn, vay đầu tư thương mại, vay mua ô tô hoặc xe, vay sinh viên, hợp nhất nợ, cho vay mua nhà, cho vay cá nhân, cho vay du lịch và nghỉ mát, cho vay Giáng sinh và năm mới. Công ty chúng tôi cũng cần một người có thể là đại diện của công ty chúng tôi ở nước bạn. Liên hệ với văn phòng của CÔNG TY CHO VAY TÀI CHÍNH CROWN TRUST qua email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com Gửi yêu cầu trả lời ngay lập tức của bạn đến: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com Cảm ơn bạn đã bảo trợ của bạn! Thành công của bạn bắt đầu với chúng tôi: JEFFEREY FRANK! GIÁM ĐỐC CROWN TRUST VAY TÀI CHÍNH! Email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com

  214. Visitor
    JEFFEREY FRANK
    10/12/2019

    Chúng tôi hiện đang cung cấp chương trình cho vay DỄ DÀNG và NHANH CHÓNG với lãi suất thấp 2% với thẻ ID hợp lệ và phù hợp để xác minh. Bạn có thể gửi đơn xin vay của bạn cho bất kỳ số tiền vay cần thiết. Chúng tôi cung cấp các khoản vay từ $ 5.000,00 USD Tối thiểu. $ 100.000,00 USD Tối đa. Chúng tôi có tín dụng dài hạn tối đa từ năm (5) đến năm mươi (50) năm. Chúng tôi cung cấp các loại khoản vay sau: vay dự án, vay tái cấp vốn, vay đầu tư thương mại, vay mua ô tô hoặc xe, vay sinh viên, hợp nhất nợ, cho vay mua nhà, cho vay cá nhân, cho vay du lịch và nghỉ mát, cho vay Giáng sinh và năm mới. Công ty chúng tôi cũng cần một người có thể là đại diện của công ty chúng tôi ở nước bạn. Liên hệ với văn phòng của CÔNG TY CHO VAY TÀI CHÍNH CROWN TRUST qua email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com Gửi yêu cầu trả lời ngay lập tức của bạn đến: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com Cảm ơn bạn đã bảo trợ của bạn! Thành công của bạn bắt đầu với chúng tôi: JEFFEREY FRANK! GIÁM ĐỐC CROWN TRUST VAY TÀI CHÍNH! Email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com

  215. Visitor
    Minh Châu
    26/12/2019

    Tôi muốn được tư vấn về bảo hộ thương hiệu, xin vui lòng liên hệ mail chaudo.sucsongtre@gmail.com, cảm ơn!

  216. Visitor
    Vũ Ngọc Anh
    29/12/2019

    Cảm ơn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của luathongduc.com nhờ vậy mà chúng tôi đã được bảo hộ thương hiệu cảm ơn quý công ty

  217. Visitor
    LHD Law Firm
    23/04/2024

    Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam: Theo quy định của pháp luật, quá trình đăng ký không tranh chấp mất 24-36 tháng bao gồm ba giai đoạn: (i) thẩm định hình thức và công bố đơn (3 tháng); (ii) kiểm tra nội dung (22-26 tháng); và (iii) cấp giấy chứng nhận đăng ký (3 ngày). Tuy nhiên, trên thực tế thường mất khá nhiều thời gian do quá trình xem xét đơn tại Văn phòng Nhãn hiệu diễn ra chậm. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần những gì? Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, cần có các thông tin và tài liệu sau: (i) Họ và tên, địa chỉ của Người nộp đơn (bắt buộc tại thời điểm nộp đơn); (ii) Phải ghi rõ phiên âm/phiên âm và nhận dạng ngôn ngữ được sử dụng nếu có bất kỳ yếu tố nào của nhãn hiệu có từ ngữ không phải bằng ký tự La Mã (bắt buộc tại thời điểm nộp đơn); (iii) Bản mô tả chi tiết về hàng hóa và/hoặc dịch vụ và loại quốc tế tương ứng của nó, nếu biết (bắt buộc tại thời điểm nộp đơn); (iv) Giấy ủy quyền do Người nộp đơn ký. Không cần hợp pháp hóa, công chứng (yêu cầu trong vòng một (1) tháng kể từ ngày nộp đơn); (v) Mười lăm (10) bản in rõ nét/mẫu nhãn có kích thước không vượt quá 80x80mm và nhỏ hơn 15x15mm (bắt buộc tại thời điểm nộp hồ sơ); (vi) Bản sao có chứng thực của đơn cơ sở nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo công ước và bản dịch tuyên thệ ra tiếng Việt (yêu cầu trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn). Ước tính chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu? Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam rất khác nhau tùy thuộc vào số lượng hàng hóa/dịch vụ nêu trong đơn. Cụ thể, phí nộp đơn chính thức được tính dựa trên số lượng hàng hóa/dịch vụ ghi trên mỗi đơn, (i) 37,00 USD cho nhóm đầu tiên không quá 06 mặt hàng và 30,00 USD cho mỗi nhóm bổ sung không quá 06 mặt hàng. hàng hóa/dịch vụ (nếu có) và 6,40 USD cho mỗi hạng mục hàng hóa/dịch vụ bổ sung vượt quá 06. Trong khi đó, phí luật sư của chúng tôi được tính dựa trên số hạng được liệt kê trong đó với mức 160,00 USD cho hạng đầu tiên không vượt quá 06 hạng mục hàng hóa/dịch vụ và 100 USD cho mỗi nhóm hàng hóa/dịch vụ bổ sung không vượt quá 06 hạng mục hàng hóa/dịch vụ và 3 USD cho mỗi hạng mục hàng hóa/dịch vụ bổ sung vượt quá 06 hạng mục. Theo đó, ước tính chi phí (bao gồm cả phí chính thức và phí của chúng tôi) để nộp đơn đơn giản vào một nhóm không quá 06 mặt hàng hàng hóa/dịch vụ là 197 USD và cho mỗi nhóm bổ sung từ nhóm thứ hai không quá 06 mặt hàng hàng hóa/dịch vụ là 130 USD. Để tính toán chi phí, vui lòng nhấp vào đây. Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn có cần thiết không? Mất bao lâu và chi phí bao nhiêu? Để tránh khả năng bị từ chối hoặc nguy cơ bị phản đối, bạn nên tiến hành tìm kiếm trước khi nộp đơn. Ước tính chi phí để thực hiện tìm kiếm tương tự là 100,00US$ cho mỗi lớp. 50US$ sẽ được tính thêm nếu cần có lời khuyên chuyên nghiệp về sự sẵn có của nhãn hiệu. Báo cáo tra cứu có thể được gửi trong vòng 02 đến 03 ngày kể từ ngày nhận được chỉ dẫn của khách hàng. Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có thể đăng ký ở Việt Nam là gì? Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể ở dạng từ (Vinataba, Chí Long), tên (Giorgio Armani, Tiến Đạt), biểu tượng hoặc thiết bị (thiết bị Ebay, thiết bị Thái Tuấn), khẩu hiệu (Nghĩ khác, Khôi nguồn sang tạo), hoặc kết hợp của các yếu tố này và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu có thể đăng ký phải có khả năng phân biệt. Dấu hiệu không có khả năng phân biệt bao gồm nhưng không giới hạn ở i) hình hình học đơn giản, hình số, chữ cái, chữ cái không thể phát âm thành một từ hoặc chữ cái của tiếng nước ngoài không thông dụng; ii) dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, xuất xứ, chất lượng, tính chất, mục đích, v.v. của hàng hóa/dịch vụ được đề cập. Tuy nhiên, có thể đảm bảo đăng ký một nhãn hiệu vốn không có khả năng phân biệt bằng cách chứng minh nó đã trở nên có khả năng phân biệt đối với hàng hóa/dịch vụ của người nộp đơn thông qua việc sử dụng trong thương mại (tức là nghĩa thứ cấp) Nhãn hiệu ba chiều có được bảo hộ tại Việt Nam không? Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, việc bảo hộ nhãn hiệu ba chiều được chính thức công nhận tại Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ rất nghiêm ngặt trong việc kiểm tra khả năng phân biệt của nhãn hiệu ba chiều liên quan đến hình dáng của hàng hóa được chỉ định hoặc bao bì của chúng. Nói chung, nếu hình dạng có thể được công nhận không hơn hình dạng của hàng hóa được chỉ định thì hình dạng đó không thể được đăng ký làm nhãn hiệu ba chiều trừ khi nó có khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng lâu dài và rộng rãi. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ như thế nào tại Việt Nam? Là một thành viên của Công ước Paris, Việt Nam có nghĩa vụ dành sự bảo hộ đặc biệt cho nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng được định nghĩa là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được thiết lập dựa trên việc sử dụng chứ không phải dựa trên việc đăng ký. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu? Nhãn hiệu phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được pháp luật bảo hộ. Bằng cách đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu của mình bằng cách ngăn chặn người khác đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đối với hàng hóa và dịch vụ giống hệt hoặc tương tự hoặc có liên quan và do đó giảm thiệt hại đối với lợi ích và lợi ích thu được từ nhãn hiệu đó. bất kỳ bên thứ ba nào có thể gây ra. Ai có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam? Các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác tham gia sản xuất hợp pháp tại Việt Nam có thể trực tiếp hoặc thông qua Tổ chức Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình tại Việt Nam. Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài không có người đại diện theo pháp luật hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh thực tế tại Việt Nam thì chỉ có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức Dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký nhãn hiệu nhiều lớp có được Cơ quan nhãn hiệu chấp nhận không? Có, có thể nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa/dịch vụ tại Việt Nam nhưng phải nộp phí bổ sung cho mỗi nhóm bổ sung. Hàng hóa ở Việt Nam được phân loại như thế nào? Phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ theo Hiệp định thứ chín hiện đang được áp dụng tại Việt Nam. Đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa/dịch vụ trong đơn phải bao gồm những hàng hóa/dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng hoặc hiện có ý định thực sự sử dụng nhãn hiệu đó. Những hàng hóa/dịch vụ đó phải được mô tả đầy đủ chi tiết. Dấu hiệu của hàng hóa/dịch vụ tốt nhất là tương quan hoặc tương đương với số cơ sở được liệt kê trong ấn bản thứ 9 của Bảng phân loại Nice. Tiêu đề lớp có áp dụng được ở Việt Nam không? Không. Các tiêu đề nhóm hoặc mô tả chung về hàng hóa/dịch vụ được chỉ định không áp dụng cho Văn phòng TM. Cần phải mô tả đầy đủ chi tiết về hàng hóa/dịch vụ đó. Có thể sửa đổi nhãn hiệu và hàng hóa/dịch vụ được chỉ định trong đơn đang chờ xử lý không? Đúng. Người nộp đơn có thể sửa đổi nhãn hiệu và/hoặc hàng hóa/dịch vụ được chỉ định trong đơn đang chờ xử lý, với điều kiện những sửa đổi đó sẽ không làm thay đổi bản chất của nhãn hiệu đã được nộp và/hoặc không mở rộng phạm vi bảo hộ của hàng hóa/dịch vụ được chỉ định. Khi nào nhãn hiệu không có đặc điểm phân biệt được bảo hộ? Theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu không có đặc điểm phân biệt như hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ không thể phát âm thành một từ hoặc chữ nước ngoài không được sử dụng phổ biến sẽ không được bảo hộ. . Tuy nhiên, nhãn hiệu đó chỉ được đăng ký nếu đã được sử dụng rộng rãi và được thừa nhận trên thị trường. Sử dụng nhãn hiệu trước khi nộp đơn có lợi ích gì không? Việt Nam áp dụng hệ thống nộp đơn đầu tiên. Vì vậy, việc sử dụng nhãn hiệu không phải là điều kiện để nộp đơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột về mức độ ưu tiên giữa các đơn nộp cùng lúc, việc đăng ký sẽ được cấp cho người nộp đơn chứng minh được việc sử dụng rộng rãi nhất. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ như thế nào tại Việt Nam? Là một thành viên của Công ước Paris, Việt Nam có nghĩa vụ dành sự bảo hộ đặc biệt cho nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm/dịch vụ có uy tín và được biết đến rộng rãi. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập dựa trên quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng do Cục Nhãn hiệu Việt Nam cấp theo yêu cầu của chủ sở hữu. Việc đánh dấu nhãn hiệu đã đăng ký có bắt buộc ở Việt Nam không? Việc đánh dấu “TM”, “SM” hoặc “®” cho nhãn hiệu là không bắt buộc và thường không mang lại sự bảo vệ pháp lý. Tuy nhiên, biểu tượng “®” chỉ được sử dụng nếu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam. Nhãn hiệu bị coi là trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ/hủy bỏ có được đăng ký không? Nhãn hiệu mới nộp đơn bị coi là tương tự hoặc trùng đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chỉ được xem xét bảo hộ khi khoảng thời gian tính từ ngày nhãn hiệu trích dẫn hết hiệu lực đến ngày nộp đơn. ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới bằng hoặc vượt quá 5 năm. Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với nhãn hiệu bị đình chỉ hiệu lực vì lý do không sử dụng. Trong trường hợp hủy bỏ, nhãn hiệu nộp đơn sẽ được xem xét bảo hộ sau khi việc hủy bỏ hoàn tất và chủ sở hữu nhãn hiệu trích dẫn không tiến hành thủ tục khiếu nại. Thời hạn đăng ký nhãn hiệu là gì và nhãn hiệu có thể được gia hạn như thế nào? Việc bảo hộ pháp lý đối với nhãn hiệu đã đăng ký bắt đầu từ ngày đăng ký. Việc đăng ký có giá trị trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn được chấp nhận và có thể được gia hạn trong thời hạn 10 năm tiếp theo, ad infinitum. Yêu cầu gia hạn phải được nộp trong vòng sáu (6) tháng trước ngày hết hạn. Yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn nêu trên nhưng không quá sáu (6) tháng kể từ ngày hết hạn và phải nộp thêm một khoản phí quá hạn bằng 10% mức phí quy định cho mỗi tháng quá hạn. Bản thân nhãn hiệu và hàng hóa được chỉ định có thể được thay đổi sau khi đăng ký không? Trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào có thể ảnh hưởng đến nhãn hiệu đã đăng ký, chẳng hạn như thay đổi tên và/hoặc địa chỉ của chủ sở hữu hoặc khi sáp nhập, đơn xin sửa đổi phải được nộp cho Văn phòng Nhãn hiệu để lưu trữ. Bản thân nhãn hiệu đã đăng ký và hàng hóa được chỉ định sẽ không được sửa đổi; Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với việc hạn chế các hàng hóa được chỉ định. Bằng chứng sử dụng có cần thiết để đăng ký nhãn hiệu không? Không cần phải có bằng chứng sử dụng tại thời điểm đăng ký cũng như khi gia hạn. Sẽ có thời gian ân hạn là năm (5) năm để bào chữa cho việc không sử dụng. Có khả năng nộp đơn kiện vô hiệu đối với nhãn hiệu đã đăng ký do không sử dụng không? Theo pháp luật và thực tiễn hiện hành của Việt Nam, hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu có thể bị chấm dứt nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng hoặc chuyển giao cho người khác sử dụng trong vòng 5 năm liên tục tính ngược thời gian kể từ ngày yêu cầu chấm dứt được gửi đi. do bên thứ ba nộp, trừ trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng hoặc tái sử dụng ít nhất 3 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu. Trách nhiệm chứng minh việc sử dụng thuộc về Người đăng ký. Số tiền bản quyền cụ thể có nên được nêu rõ trong thỏa thuận cấp phép không? Số tiền bản quyền cụ thể phải được nêu rõ trong thỏa thuận cấp phép nhãn hiệu. Trên thực tế, các bên liên quan có thể thỏa thuận riêng về số tiền bản quyền thực tế, số tiền bản quyền ghi trong thỏa thuận sẽ được ghi trong quyết định đăng ký thỏa thuận cấp phép nhãn hiệu do Cơ quan nhãn hiệu cấp khi đăng ký giấy phép. Giấy phép nhãn hiệu có bắt buộc phải đăng ký tại Văn phòng nhãn hiệu không? Đúng. Nghĩa vụ phải đăng ký giấy phép nhãn hiệu với Văn phòng Nhãn hiệu. Ngày giấy phép có hiệu lực là ngày được ghi nhận tại Văn phòng TM. Thủ tục phản hồi khi thẩm định viên từ chối đơn đăng ký như thế nào? Phản hồi về việc từ chối đơn đăng ký của người kiểm tra phải được nộp trong vòng 2 tháng kể từ ngày ban hành thông báo. Thẩm định viên phải thẩm định lại đơn dựa trên phản hồi của Người nộp đơn và phải có kết quả trong vòng 04 đến 06 tháng kể từ ngày nộp đơn phản hồi. Nếu không hài lòng với quyết định của giám định viên, bạn có thể nộp đơn kháng cáo tiếp theo lên Ban Khiếu nại TM trong Văn phòng TM. Thủ tục khiếu nại quyết định từ chối đơn, quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký được thực hiện như thế nào? Đơn khiếu nại quyết định từ chối đơn hoặc quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký phải được gửi đến Hội đồng phúc thẩm TM trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày ra quyết định. Hội đồng khiếu nại TM phải xem xét và giải quyết vấn đề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Tuy nhiên, khoảng thời gian như vậy trên thực tế thường dài hơn. Có thể là vài tháng hoặc vài năm. Nếu không hài lòng với quyết định của Hội đồng khiếu nại TM, có thể khiếu nại tiếp theo lên Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc có thể đưa ra trước tòa án hành chính có thẩm quyền. Có thể ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu trong đơn đang chờ xử lý không? Không. Tại Việt Nam, quyền đối với nhãn hiệu chỉ được xác lập trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Văn phòng TM cấp. Khi nhãn hiệu vẫn đang chờ nộp đơn thì việc bảo hộ nhãn hiệu vẫn chưa có hiệu lực và do đó chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự. Những loại biện pháp khắc phục nào có thể được áp dụng trong trường hợp vi phạm? Các biện pháp khắc phục khác nhau có sẵn khi nhãn hiệu đã đăng ký bị vi phạm bao gồm các thủ tục hành chính, dân sự và hình sự. (Để biết chi tiết, xem Thực thi Quyền)

  218. Visitor
    Nguyễn thị kim thuyền
    20/01/2020

    Tôi muốn đăng kí độc quyền logo thương hiệu

  219. Visitor
    đỗ xuân đức
    08/02/2020

    đỗ xuân đức

  220. Visitor
    Truong ngoc khanh
    09/02/2020

    Tôi cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Xin ls tư vấn. Email huonglan_78@yahoo.com

  221. Visitor
    Truong ngoc khanh
    09/02/2020

    Tôi cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Xin ls tư vấn. Email huonglan_78@yahoo.com

  222. Visitor
    Ngọc Thảo
    21/02/2020

    vui lòng tư vấn hồ sơ, báo giá, thời gian giải quyết hs về trường hợp: 1- người Việt đăng ký nhãn hiệu cho 1 sp 2- người nước ngoài (Hàn Quốc) đăng ký nhãn hiệu sp tại Việt Nam

  223. Visitor
    Đào Phúc Thịnh
    17/02/2020

    Tôi mốn tự đăng ký 1 nhãn hiệu riêng cho dòng sản phẩm tinh dầu, cần làm gì ạ xin tư vấn

  224. Visitor
    Phan Thanh Viễn
    21/02/2020

    Bên mình cần dk thương hiệu cà phê và làm mã vạch, chứng nhận vs an toàn, xin tư vấn giúp

  225. Visitor
    Nguyễn Thị Hồng
    28/02/2020

    Tôi muốn biết quy trình đăng ký nhãn hiệu và tên công ty, báo giá cho chúng tôi biết nếu muốn đăng ký nhãn hiệu và tên cty ở Việt Nam, tks

  226. Visitor
    Phạm Văn Công
    12/03/2020

    Xin chào. Tôi muốn đăng ký 1 nhãn hiệu, vui lòng liên hệ ạ. xin cảm ơn.

  227. Visitor
    nguyen khoa
    18/03/2020

    Hiện tại gia đình tôi kinh doanh về đồ gỗ nội thất tự nhiên, tôi muốn đăng ký thương hiệu và logo thì thủ tục và chi phí như thế nào. Về sản phẩm đồ gỗ thì tôi có nên đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ví dụ như giường ,tủ áo, bàn ghế không. Cảm ơn

  228. Visitor
    Liễu
    06/04/2020

    Mình muốn đăng ký tên nhãn hiệu của sản phẩm sơn, vui lòng báo giá giúp ah. 0932170...

  229. Visitor
    ken
    10/04/2020

    Xin chào!!! Về cơ bản, tôi cung cấp cho các công ty / nhà đầu tư đáng tin cậy và thuận tiện, những người có thể cung cấp vốn dự án, vốn kinh doanh hoặc cho vay thương mại cho người dân, công ty hoặc nhóm với dự án và doanh nghiệp tiềm năng. Đừng ngần ngại liên hệ với tôi nếu bạn / người liên hệ của bạn đang cần tài trợ cho các doanh nghiệp, dự án hoặc đổi mới của họ. Nếu họ có bất kỳ dự án nào cần tài trợ liên hệ Email: demoind.investment101@outlook.com

  230. Visitor
    HÀ THỊ BÉ BA
    17/04/2020

    MÌNH CẦN ĐĂNG KÝ 1 NHẢN HIỆU. TRONG GROUP CÓ AI LÀM LIÊN HỆ GIÚP MÌNH. BEBA020988@GMAIL.COM

  231. Visitor
    Nguyễn Văn Nam
    21/04/2020

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm là con heo. Xin tư vấn

  232. Visitor
    Mai
    23/04/2020

    Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu. Vui lòng email tư vấn giúp tôi.

  233. Visitor
    Tô Thụy Thanh Vân
    23/04/2020

    Tôi muốn đăng kí nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận độc quyền về quy trình sản xuất tận dụng nước thải sau khi chưng cất rượu để sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, khử mùi hôi môi trường. Nhờ cty tư vấn báo giá lệ phí qua mail

  234. Visitor
    Haot
    24/04/2020

    Hảo chào bạn, mình muốn được tư vấn và báo giá đăng ký thương hiệu cho 2 nhóm sản phẩm.

  235. Visitor
    Ngô Văn Anh
    05/05/2020

    Báo giá đăng ký nhãn hiệu độc quyền

  236. Visitor
    BUI THI KIM TRANG
    08/05/2020

    tôi muốn tư vấn đăng ký thương hiệu qua mail là : bobotoan2012@gmail.com

  237. Visitor
    Bùi Quang Hiếu
    25/05/2020

    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ PHẢI THEO TRÌNH TỰ NÀY KHÔNG AH ? 1. Tài liệu tối thiểu - 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)] - 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ); - Chứng từ nộp phí, lệ phí. Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau: - Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận; - Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); - Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương). - Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương). 2. Các tài liệu khác (nếu có) - Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp); - Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…); - Tài liệu xác nhận quyền đăng ký; - Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; - Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên). 3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký - Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn; - Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt; - Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn. - Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp; - Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập; - Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn; - Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam); - Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn. 4. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu - Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ - Phí công bố đơn: 120.000VNĐ - Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ - Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ - Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ - Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ. 5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau: - Thẩm định hình thức: 01 tháng - Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ - Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. 6. Hình thức nộp đơn Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: a) Hình thức nộp đơn giấy Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: - Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. (Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó). b) Hình thức nộp đơn trực tuyến - Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN. - Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Mẫu tờ khai: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ) Phụ lục A - Mẫu số 04-NH: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu HƯỚNG DẪN KHAI TỜ KHAI ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘP PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP QUA TÀI KHOẢN KHO BẠC NHÀ NƯỚC

  238. Visitor
    Vũ An Hiệu
    22/05/2020

    Đăng ký nhãn hiệu của bên bạn có làm trọn gói không, cho Chúng tôi xin báo giá và hồ sơ nhé !

  239. Visitor
    Bùi Văn Hiệu
    22/05/2020

    Tôi được biết quý Công ty Luật Hồng Đức có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng trong và ngoài nước, Nay chúng tôi có nhu cầu Đăng ký mới 2 nhãn hiệu cho Công ty và Gia hạn 1 văn bằng đã hết hạn vào cuối năm rồi, không biết như vậy còn được không ! Hãy báo phí và thư tư vấn Đăng ký nhãn hiệu cho Chúng tôi vào mail hieu.bui@g....com như comment, Cảm ơn quý Công ty.

  240. Visitor
    LHD Firm
    25/06/2020

    "ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU # 1 VIỆT NAM CỦA LHD LAW FIRM, ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM # 02822612929 HOẶC 02422612929 HOẶC ĐÀ NẴNG 0907796818 CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THƯƠNG HIỆU GỒM # 1. TRA CỨU NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU # 2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO HỘ # 3. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU # 4. THEO DÕI ĐƠN ĐĂNG KÝ # 5. NHẬN VĂN BẰNG BẢO HỘ"

  241. Visitor
    Ngoc tram
    17/07/2020

    Mình đang muốn làm đăng ký thương hiệu nhưng chưa biết như thế nào ? Công ty có thể báo giá dịch vụ dùm mình được không?

  242. Visitor
    Bùi Hoàng Việt Anh
    12/08/2020

    Kính gửi Công ty, Bên em đang cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho logo công ty. Bên mình vui lòng gửi email tư vấn giúp em những thông tin sau nhé: Tổng chi phí (Lệ phí nộp nhà nước, Phí dịch vụ của công ty) Thời gian có giấy chứng nhận độc quyền Các thủ tục cần thiết Em cám ơn. Thanks and Best regards,

  243. Visitor
    ngọc Quốc
    21/08/2020

    mình muốn đăng ký nhản hiệu tư vấn dùm mình

  244. Visitor
    mark davis
    24/08/2020

    Ngày tốt, Tôi là philip, tôi muốn đầu tư vào công việc kinh doanh của bạn một cách thiện chí. Tôi có vốn riêng để đầu tư sinh lời. Tôi cũng cho vay cá nhân và tư nhân thương mại với lãi suất hàng năm rất thấp lên đến 3% trong thời hạn trả nợ cho bất kỳ nơi nào trên thế giới. Bạn có cần một khoản tín dụng với lãi suất 3% / năm trên tổng số tiền bạn cần tài trợ hoặc 50/50% của đối tác trong thời gian từ 1 đến 10 năm? Tôi muốn biết các lựa chọn của bạn để cho phép chúng tôi thương lượng. Số tiền tài trợ tối đa là $ 100 triệu USD. Liên hệ EMAIL: info@voorhinvestcorp.com URL trang web: http://voorhinvestcorp.com/ WhatsApp: +1 4704068043 DÒNG ID: philipvoor EMAIL: voorheesphilip@gmail.com CẢM ƠN BẠN VOORHEES PHILIP

  245. Visitor
    PHẠM THỊ VŨ THANH
    05/10/2020

    Bạn có thể gửi báo giá về ĐK cho 3 nhóm sp bên dưới. Cộng với đăng kí logo và trang web labcare.com.vn Nhóm thứ nhất: Đá để xây dựng; Cát xây dựng; Gạch; Vật liệu xây dựng không bằng kim loại; Vữa dùng cho xây dựng Nhóm thứ hai: Dịch vụ khai thác đá ; Dịch vụ khai thác mỏ; Dịch vụ lắp đặt, bảo trì và sửa chữa máy; Dịch vụ xây dựng; Dịch vụ cho thuê thiết bị xây dựng; Dịch vụ duy tu và sửa chữa công trình xây dựng. Nhóm thứ ba: Mua bán và xuất nhập khẩu: Máy nghiền hàm, máy nghiền đá, máy nghiền côn, máy nghiền đập phản kích, sàng để phân chia đá sỏi, sàng rung sử dụng cùng với các máy nghiền đá, Máy công cụ, máy trộn bê tông, dụng cụ đầm (máy móc), máy nén khí (máy móc), máy phát điện, vật liệu xây dựng không bằng kim loại, vữa dùng cho xây dựng, xi măng, gạch xây dựng, gạch bê tông, ngói, đá, cát, sỏi.

  246. Visitor
    Eduardo
    17/10/2020

    Xin chào tất cả mọi người. Tôi đã xem các bình luận từ những người đã nhận khoản vay từ các khoản cho vay trái tim thuần túy và sau đó tôi quyết định đăng ký theo đề xuất của họ và chỉ vài giờ trước, tôi đã xác nhận trong tài khoản ngân hàng cá nhân của mình tổng số tiền 50.000.000 mà tôi yêu cầu. Đây thực sự là một tin tuyệt vời và tôi khuyên tất cả những ai có nhu cầu vay thực sự hãy đăng ký qua email của họ (elenanino0007@gmail.com) Tôi rất vui vì hiện tại tôi đã nhận được khoản vay mà tôi yêu cầu.

  247. Visitor
    Phúc An
    24/11/2020

    tôi cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền ngành Mỹ Phẩm, cty có thể báo giá trọn gói không ?

  248. Visitor
    Tú Bình
    04/12/2020

    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU 2021 Chi tiết thủ tục hành chính: Mã thủ tục:2.002126 Số quyết định:3675/QĐ-BKHCN Tên thủ tục:Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Cấp thực hiện:Cấp Bộ Loại thủ tục:TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết Lĩnh vực:Sở hữu trí tuệ Trình tự thực hiện: - Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]). + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn. - Bước 3: Công bố đơn Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. - Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. - Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ: + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Cách thức thực hiện: Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp Theo quy định Phí : 100000 Đồng (Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ:100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)) Phí : 120000 Đồng (Phí công bố đơn:) Phí : 120000 Đồng (Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ:) Phí : 120000 Đồng (Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ:) Phí : 180000 Đồng (Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)) Phí : 550000 Đồng (Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)) Phí : 600000 Đồng (Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu) Lệ phí : 120000 Đồng (Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)) Lệ phí : 150000 Đồng (Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)) - Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn; - Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; - Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Thành phần hồ sơ: Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận Bản chính: 1 Bản sao: 0 bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý) Bản chính: 1 Bản sao: 0 bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) Bản chính: 1 Bản sao: 0 văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) Bản chính: 1 Bản sao: 0 Bao gồm Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Bản chính: 0 Bản sao: 1 Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) Bản chính: 1 Bản sao: 0 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác Bản chính: 1 Bản sao: 0 Tờ khai A.04 đăng ký NH.doc Bản chính: 2 Bản sao: 0 Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Bản chính: 1 Bản sao: 0 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Bản chính: 1 Bản sao: 0 Đối tượng thực hiện:Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã Cơ quan thực hiện:Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Cơ quan có thẩm quyền:Không có thông tin Địa chỉ tiếp nhận HS:Không có thông tin Cơ quan được ủy quyền:Không có thông tin Cơ quan phối hợp:Không có thông tin Kết quả thực hiện:Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Căn cứ pháp lý: Số ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Cơ quan ban hành 01/2007/TT-BKHCN Thông tư 01/2007/TT-BKHCN-Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp 14-02-2007 Bộ Khoa học và Công nghệ 18/2011/TT-BKHCN Thông tư 18/2011/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009 22-07-2011 Bộ Khoa học và Công nghệ 50/2005/QH11 Luật Sở hữu trí tuệ 29-11-2005 Quốc Hội 103/2006/NĐ-CP Nghị định 103/2006/NĐ-CP-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp 22-09-2006 Chính phủ 13/2010/TT-BKHCN Thông tư 13/2010/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 30-07-2010 Bộ Khoa học và Công nghệ 05/2013/TT-BKHCN Thông tư 05/2013/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 20-02-2013 Bộ Khoa học và Công nghệ 16/2016/TT-BKHCN Thông tư 16/2016/TT-BKHCN-Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 30-06-2016 Bộ Khoa học và Công nghệ Yêu cầu, điều kiện thực hiện:- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu: + Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; + Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó; + Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; + Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; + Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. + Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. + Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Từ khóa:Đăng ký nhãn hiệu Mô tả:Không có thông tin

  249. Visitor
    HOÀNG MINH CƯỜNG
    04/12/2020

    Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam? • Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam; • Cá nhân, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Luật Hồng Đức Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu là gì? Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu? Tra cứu nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu dự định nộp đơn có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không? Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?

  250. Visitor
    Minh Ánh Võ
    05/12/2020

    Xin cho báo giá quy trình và phí Đăng ký nhãn hiệu

  251. Visitor
    Vũ Anh Ngọc
    04/03/2021

    Xin Chaò, Chúng tôi xin bảo hộ nhãn hiệu độc quyền kèm logo cho sản phẩm cà phê, kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống. Xin báo giá trọn gói kèm hướng dẫn đầu tư.

  252. Visitor
    Vũ Ngọc Hà
    20/04/2021

    Dear Team. Bên cty em muốn đăng ký thương hiệu gà rán Nhật Bản. Trong nhóm sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm nhiều hương vị khác nha. Vậy bên em sẽ đăng ký bản quyền của từng hương vị hay sao ạ.

  253. Visitor
    Vũ Ngọc Minh An
    20/04/2021

    Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice 10 Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice 10, Áp dụng Bảng phân nhóm danh mục sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Ni xơ phiên bản 10 từ 1/1/2012 liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu. Bảng phân loại lần này có một số sửa đổi so với Bảng phân loại trước đó, chủ yếu là một số dịch vụ nằm trong nhóm sau 37, 45. Cũng theo Thông báo số 1378/TB-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 09/12/2012 về việc áp dụng xuất bản lần X của Bảng phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ theo Thoả ước Nice về phân loại hàng hoá/ dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, Bảng phân loại nixo 10, Bảng công ước nice Cục Sở hữu trí tuệ sẽ áp dụng Xuất bản lần thứ X thay cho xuất bản lần thứ IX của Bảng phân loại quốc tế hoàng hoá, dịch vụ. Các thay đổi chính trong lần xuất bản thứ X chủ yếu tập trung trong các nhóm 35, 42 và 45. Cụ thể như sau: Bảng phân nhóm danh mục hàng hoá và dịch vụ Ni xơ phiên bản 10 (Theo Thoả ước Ni xơ về Phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu ngày 15.06.1957, được sửa đổi tại Stốckhôm 14.07.1967 và tại Giơnevơ ngày 13.05.1977 và được bổ sung tại Giơnevơ ngày 28.09.1979) Xuất bản lần X Để biết hàng hóa thuộc nhóm nào (danh mục hàng hóa nào) Xem chi tiết từng nhóm của Ni xơ cho danh mục 45 nhóm sản phẩm dịch vụ: 1. Phân nhóm Hàng hoá Nhóm 1. Sản phẩm hoá học dùng cho công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh, cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp; Các loại nhựa nhân tạo dạng thô, chất dẻo dạng thô; Phân bón; Hợp chất chữa cháy; Chế phẩm dùng để tôi, ram và hàn kim loại; Chế phẩm để bảo quản thực phẩm; Chất để thuộc da; Chất dính dùng trong công nghiệp. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các sản phẩm hoá học dùng trong công nghiệp, khoa học và nông nghiệp, kể cả các chất dùng để chế tạo các sản phẩm thuộc các nhóm khác. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Phân ủ; - Muối dùng để bảo quản, không dùng cho thực phẩm . Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Nhựa tự nhiên dạng thô (Nhóm 2); - Sản phẩm hoá học dùng trong y học (Nhóm 5); - Chất diệt nấm, diệt cỏ và các chất diệt động vật có hại (Nhóm 5); - Chất dính dùng cho văn phòng hoặc gia đình (Nhóm 16); - Muối dùng để bảo quản thực phẩm (Nhóm 30); - Lớp phủ bằng rơm (Nhóm 31); Nhóm 2. Thuốc màu, sơn, vecni; Chất chống rỉ và chất bảo quản gỗ; Thuốc nhuộm; Thuốc cắn màu; Nhựa tự nhiên dạng thô; Kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho hoạ sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các loại thuốc màu, thuốc nhuộm và chế phẩm chống ăn mòn. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Thuốc màu, vecni và sơn dùng cho công nghiệp, nghề thủ công và nghệ thuật; - Thuốc nhuộm quần áo; - Phẩm màu dùng cho thực phẩm và cho đồ uống. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Nhựa nhân tạo dạng thô (Nhóm 1) - Chất hồ lơ dùng để giặt (Nhóm 3); - Thuốc nhuộm dùng cho mỹ phẩm (Nhóm 3); - Hộp màu (đồ dùng trong trường học) (Nhóm 16); - Sơn màu và vecni cách điện (Nhóm 17); Nhóm 3. Chất để tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; Chất để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn; Xà phòng; Nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm, nước xức tóc; Thuốc đánh răng. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các chế phẩm dùng để tẩy rửa, làm sạch và trang điểm. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Chất khử mùi dùng cho cá nhân - Chế phẩm vệ sinh dùng để làm sạch và trang điểm. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Hoá chất dùng để làm sạch ống khói (Nhóm 1); - Chế phẩm tẩy dầu mỡ dùng trong quá trình sản xuất (Nhóm 1); - Chất khử mùi không dùng cho cá nhân (Nhóm 5). - Ðá mài, đĩa mài (công cụ cầm tay) (Nhóm 8); Nhóm 4. Dầu và mỡ công nghiệp; Chất bôi trơn; Chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi; Nhiên liệu (kể cả xăng dùng cho động cơ) và vật liệu cháy sáng; Nến, bấc dùng để thắp sáng. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm dầu và mỡ công nghiệp, nhiên liệu và vật liệu cháy sáng. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số loại dầu và mỡ công nghiệp đặc biệt (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái). Nhóm 5. Các chế phẩm dược, thú y; Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế Chất ăn kiêng dùng trong ngành y, thực phẩm cho em bé; Cao dán, vật liệu dùng để băng bó; Vật liệu để hàn răng và sáp nha khoa; Chất tẩy uế; Chất diệt động vật có hại; Chất diệt nấm, diệt cỏ. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các dược phẩm và các chế phẩm khác dùng trong ngành y. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Chế phẩm vệ sinh dùng cho vệ sinh cá nhân không dùng cho trang điểm; - Chất khử mùi không dùng cho cá nhân; - Thuốc hút không có chất thuốc lá dùng cho ngành y. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Chế phẩm vệ sinh dùng để làm sạch và trang điểm (Nhóm 3); - Chất khử mùi dùng cho cá nhân (Nhóm 3); - Băng chỉnh hình (Nhóm 10). Nhóm 6. Kim loại thường và hợp kim của chúng; Vật liệu xây dựng bằng kim loại; Cấu kiện bằng kim loại vận chuyển được; Vật liệu bằng kim loại dùng cho đường sắt; Cáp và dây kim loại thường không dùng để dẫn điện; Hàng ngũ kim và các vật dụng nhỏ làm bằng sắt; Ống dẫn và ống bằng kim loại; Két sắt an toàn; Sản phẩm kim loại thường không xếp trong các nhóm khác; Quặng kim loại. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các kim loại thường chưa được gia công và bán thành phẩm, cũng như các sản phẩm đơn giản làm từ các kim loại này. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Quặng nhôm (bô-xit) (Nhóm 1); - Thuỷ ngân, ăng ti moan, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ (Nhóm 1); - Kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho các hoạ sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ (Nhóm 2) Nhóm 7. Máy và máy công cụ ; Ðộng cơ và đầu máy (trừ loại động cơ dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Các bộ phận ghép nối và truyền động (không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Nông cụ (không thao tác thủ công); Máy ấp trứng. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các loại máy móc, máy công cụ, động cơ và đầu máy. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các cụm chi tiết của động cơ các loại; - Máy và thiết bị làm sạch bằng điện Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số loại máy móc và máy công cụ đặc biệt (tra cứu Danh mục sản phẩm theo vần chữ cái); - Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công (Nhóm 8); - Các động cơ và đầu máy cho phương tiện giao thông trên bộ (Nhóm 12). Nhóm 8. Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công; Dao, kéo, thìa và dĩa; Vũ khí lạnh; Dao cạo. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công được dùng như công cụ lao động trong các nghề tương ứng. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Dao, kéo, thìa, dĩa bằng kim loại quý; - Dao cạo, tông đơ điện (dụng cụ cầm tay). Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số dụng cụ đặc biệt (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Máy công cụ và dụng cụ vận hành bằng động cơ (Nhóm 7); - Dụng cụ phẫu thuật (Nhóm 10); - Dao rọc giấy (Nhóm 16); - Vũ khí đấu kiếm dùng trong thể thao (Nhóm 28). Nhóm 9. Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học, cân, đo, báo hiệu, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, cấp cứu và giảng dạy, thiết bị và dụng cụ dùng để truyền dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều chỉnh hoặc điều khiển năng lượng điện; Thiết bị ghi, truyền và tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh; Vật mang dữ liệu từ tính, đĩa ghi; Máy bán hàng tự động và các cơ cấu dùng cho các thiết bị làm việc khi bỏ vào đó xu hay thẻ; Máy tính tiền, máy tính, thiết bị xử lý dữ liệu và máy điện toán; Thiết bị dập lửa. CHÚ THÍCH: Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu khoa học dùng trong phòng thí nghiệm; - Thiết bị và dụng cụ điều khiển tàu thuỷ như: thiết bị và dụng cụ đo lường và truyền lệnh; - Các thiết bị và dụng cụ điện sau đây; a) Một số công cụ và thiết bị nhiệt điện như mỏ hàn điện, bàn là điện, nếu không phải là đồ điện sẽ được xếp ở nhóm 8; b) Máy móc và thiết bị nếu không phải là đồ điện sẽ được xếp ở nhiều nhóm khác nhau như: trang phục sưởi ấm bằng điện, thiết bị châm thuốc trong xe hơi; - Thước đo góc; - Thiết bị văn phòng dùng với phiếu đục lỗ; - Thiết bị giải trí chỉ dùng với màn hình hoặc màn chiếu ngoài. - Tất cả các chương trình và phần mềm máy tính không kể phương tiện ghi hoặc phương pháp truyền, nghĩa là phần mềm được ghi trên vật từ tính hoặc được tải từ mạng máy tính từ xa. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Các loại thiết bị và đồ điện sau đây: a) Dụng cụ điện cơ dùng cho nhà bếp (nghiền, trộn thực phẩm, ép hoa quả, cối xay cà phê điện v.v. . .) và một số thiết bị và dụng cụ khác được dẫn động bằng động cơ điện tất cả được xếp trong nhóm 7; b) Dao cạo và tông đơ điện (dụng cụ cầm tay) (Nhóm 8); c) Bàn chải đánh răng và lược chạy điện (Nhóm 21); d) Thiết bị điện để sưởi ấm hoặc đun chất lỏng, để nấu nướng thông gió, v.v. (Nhóm 11); - Ðồng hồ và các dụng cụ đo thời gian (Nhóm 14); - Ðồng hồ điều khiển (Nhóm 14). Nhóm 10. Thiết bị và dụng cụ phẫu thuật, y tế, nha khoa và thú y, chân, tay giả, mắt và răng giả; Dụng cụ chỉnh hình; Vật liệu khâu vết thương. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các thiết bị, dụng cụ và đồ y tế. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Ðồ đạc bằng gỗ đặc biệt dùng cho y tế; - Các loại dụng cụ vệ sinh bằng cao su (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Băng chỉnh hình. Nhóm 11. Thiết bị để chiếu sáng, sưởi nóng, sinh hơi nước, nấu nướng, làm lạnh, sấy khô, thông gió, cấp nước và mục đích vệ sinh. CHÚ THÍCH: Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Máy điều hoà không khí; - Đồ sưởi ấm giường, bình nước nóng, lồng sưởi bằng điện hoặc không bằng điện; - Ðệm và chăn được làm nóng bằng điện, không dùng cho mục đích y tế; - Ấm điện; - Dụng cụ nấu nướng dùng điện. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Thiết bị sinh hơi nước (là bộ phận của các máy) (Nhóm 7); - Trang phục sưởi ấm bằng điện (Nhóm 9). Nhóm 12. Xe cộ; Phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước. CHÚ THÍCH: Nhóm này đặc biệt gồm cả : - Ðộng cơ và đầu máy dùng cho phương tiện giao thông trên bộ; - Các bộ phận ghép nối và truyền động dùng cho phương tiện giao thông trên bộ; - Phương tiện giao thông chạy trên đệm khí. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số bộ phận của xe cộ (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Vật liệu kim loại dùng cho đường sắt (Nhóm 6); - Ðộng cơ, đầu máy , các bộ phận ghép nối và truyền động không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ (Nhóm 7); - Các bộ phận của tất cả các loại động cơ và đầu máy các loại (Nhóm 7). Nhóm 13. Vũ khí cháy nổ; Đạn dược và đầu đạn; Chất nổ; Pháo hoa. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm súng ống và các sản phẩm thuốc nổ. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Diêm (Nhóm 34). Nhóm 14. Kim loại quý và các hợp kim của chúng, các hàng hoá làm từ các kim loại này hoặc bọc bằng kim loại này mà không được xếp ở các nhóm khác; Ðồ trang sức, đồ kim hoàn, đá quý; Ðồng hồ và dụng cụ đo thời gian. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các kim loại quý, các hàng hoá được sản xuất từ kim loại quý không thuộc các nhóm khác và nói chung là đồ kim hoàn, đồ trang sức và đồng hồ. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Ðồ giả kim hoàn hoặc kim hoàn làm bằng kim loại hoặc đá quý; - Khuy, măng sét, kẹp cài ca vát; Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Hàng hoá bằng kim loại quý được phân loại theo chức năng hoặc công dụng của chúng, ví dụ: kim loại dạng lá hoặc dạng bột dùng cho các hoạ sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ (Nhóm 2), amangam có chứa vàng dùng cho nha sỹ (Nhóm 5), dao, kéo, thìa, dĩa (Nhóm 8), tiếp điểm điện (Nhóm 9), ngòi bút bằng vàng (Nhóm 16), ấm trà (nhóm 21), đồ vàng và bạc dùng để thêu ren (nhóm 26), hộp xì gà (nhóm 34). - Ðồ mỹ thuật không làm bằng kim loại quý (được xếp theo vật liệu tạo thành). Nhóm 15. Dụng cụ âm nhạc. CHÚ THÍCH: Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Piano cơ khí và phụ tùng của chúng; - Hộp có nhạc; - Các nhạc cụ điện và điện tử. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Thiết bị ghi âm, truyền âm, tăng âm và tái tạo âm thanh (Nhóm 9). Nhóm 16. Giấy, các tông và hàng hoá làm bằng các vật liệu này không được xếp trong các nhóm khác; Ấn phẩm; Vật liệu để đóng sách; Ảnh chụp; Văn phòng phẩm; Keo dán dùng cho văn phòng hoặc dùng cho gia đình; Vật liệu dùng cho các nghệ sĩ; Bút lông ; Máy chữ và đồ dùng văn phòng (không kể đồ đạc bằng gỗ); Ðồ dùng để hướng dẫn và giảng dạy (không kể máy móc dùng cho mục đích này); Vật liệu bằng chất dẻo để bao gói (không được xếp ở các nhóm khác); Chữ in; Bản in đúc (clisê). CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm giấy, hàng hoá làm bằng giấy và văn phòng phẩm. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Dao rọc giấy; - Máy nhân bản; - Tờ, túi và bao bằng chất dẻo để bao bọc và đóng gói. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số sản phẩm bằng giấy và bằng các - tông (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Thuốc màu (Nhóm 2); - Dụng cụ cầm tay dùng cho nghệ sĩ (ví dụ cái bay, cái đục cho nhà điêu khắc) (Nhóm 8). Nhóm 17. Cao su, nhựa pec-ca, gôm, amiang, mi-ca và các sản phẩm làm từ các loại vật liệu này và không được xếp ở các nhóm khác; Bán thành phẩm bằng chất dẻo sử dụng trong sản xuất; Vật liệu để bao gói, bịt kín, cách ly; Ống mềm phi kim loại. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các vật liệu cách điện, cách nhiệt hoặc cách âm và các chất dẻo sử dụng trong sản xuất dưới dạng tấm, khối hoặc thanh. Nhóm này đặc biệt gồm có: - Vật liệu cao su để đắp lốp; - Vật liệu để nhồi độn bằng cao su hoặc bằng chất dẻo; - Phao cản chống ô nhiễm. Nhóm 18. Da và giả da, sản phẩm bằng các vật liệu kể trên và không được xếp ở các nhóm khác; Da động vật; da sống; Rương, hòm, va li và túi du lịch; Ô, lọng và gậy chống; Roi ngựa và yên cương. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm da và giả da, đồ du lịch và không xếp vào các nhóm khác, và yên cương. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Trang phục, đồ đi chân và đồ đội đầu (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái). Nhóm 19. Vật liệu xây dựng phi kim loại; Ống cứng phi kim loại dùng cho xây dựng; Asphan, hắc ín, bitum; Các công trình, cấu kiện phi kim loại vận chuyển được; Ðài kỷ niệm phi kim loại. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các vật liệu xây dựng phi kim loại. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Gỗ bán thành phẩm (xà, ván, ván ghép); - Gỗ dán; - Thuỷ tinh xây dựng (tấm lát, gạch và ngói thuỷ tinh); - Hạt thuỷ tinh để đánh dấu đường; - Hộp thư làm bằng các vật liệu xây . Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Chất bảo quản xi măng và chế phẩm chống thấm cho xi măng (Nhóm 1); - Chất chịu lửa (Nhóm 1). Nhóm 20. Ðồ đạc (bàn, ghế, giường, tủ, giá, kệ,v.v...), gương, khung ảnh; Sản phẩm (chưa xếp vào các nhóm khác) bằng gỗ, li-e, lau, sậy, cói, liễu, sừng, xương, ngà voi, râu cá voi, vẩy, hổ phách, xà cừ, bọt biển, thế phẩm của các vật liệu này, hoặc làm bằng chất dẻo. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm đồ đạc và các bộ phận của chúng và sản phẩm làm bằng chất dẻo không xếp vào các nhóm khác. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Ðồ đạc bằng kim loại và đồ đạc để cắm trại; - Bộ đồ giường (thí dụ: đệm, đệm lò xo, gối, v.v. ); - Kính và gương gắn vào đồ đạc trong nhà hoặc để trang điểm; - Biển đăng ký phi kim loại; - Hộp thư không làm bằng kim loại hoặc bằng vật liệu xây. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số gương đặc biệt được xếp theo chức năng hoặc công dụng (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Ðồ đạc chuyên dùng trong phòng thí nghiệm (Nhóm 9); - Ðồ đạc chuyên dùng cho y tế (Nhóm 10); - Bộ đồ gường bằng vải (Nhóm 24); - Chăn lông chần (Nhóm 24). Nhóm 21. Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc Lược và bọt biển; Bàn chải (không kể bút lông); Vật liệu dùng làm bàn chải; Ðồ lau dọn; Sợi thép rối; Thuỷ tinh thô hoặc bán thành phẩm (trừ kính dùng trong xây dựng); Ðồ thuỷ tinh, sành, sứ không xếp vào các nhóm khác. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm dụng cụ và máy, thiết bị loại nhỏ thao tác bằng tay dùng cho gia đình và bếp núc cũng như dụng cụ vệ sinh, đồ thuỷ tinh và đồ sứ. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình và bếp núc như nồi, xoong, chảo, xô, chậu bằng tôn, nhôm, chất dẻo hoặc bằng các vật liệu khác, máy và thiết bị vận hành bằng tay loại nhỏ dùng để băm, thái, ép, v.v.; - Lược điện; - Bàn chải đánh răng điện; - Giá (đế, khay) để bình, đĩa. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số sản phẩm bằng thuỷ tinh, sứ, sành (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Các chế phẩm để làm sạch, xà phòng, v.v. (Nhóm 3); - Các loại máy băm, thái, ép chạy điện loại nhỏ (Nhóm 7); - Dao cạo và máy cạo râu, tông đơ (dụng cụ cầm tay), dụng cụ bằng kim loại để sửa móng tay và cắt chai chân (Nhóm 8); - Dụng cụ nấu nướng chạy điện (Nhóm 11); - Gương soi để trang điểm (Nhóm 20). Nhóm 22. Dây, dây thừng, lưới, lều (trại), vải bạt, vải nhựa (vải dầu), buồm, bao đựng, và túi (không xếp vào các nhóm khác); Vật liệu để đệm (lót) và nhồi (trừ cao su hoặc chất dẻo); Vật liệu sợi dệt dạng thô. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm những sản phẩm dây thừng và buồm, vật liệu để nhồi, đệm (lót) và vật liệu sợi dệt dạng thô. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Dây và dây bện bằng sợi dệt tự nhiên hoặc nhân tạo, bằng giấy hoặc bằng chất dẻo. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số lưới, bao và túi (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Dây cho nhạc cụ (Nhóm 15); Nhóm 23. Các loại sợi dùng để dệt. Nhóm 24. Vải và hàng dệt không xếp vào các nhóm khác; Khăn trải bàn và trải giường. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các loại vải dệt và các loại vải phủ dùng cho gia đình. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Khăn trải giường bằng giấy. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số loại vải đặc biệt (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Chăn được sưởi nóng bằng điện dùng cho mục đích y tế (Nhóm 10) và không dùng cho mục đích y tế (Nhóm 11); - Khăn trải bàn bằng giấy (Nhóm 16); - Chăn cho ngựa (Nhóm 18). Nhóm 25. Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu. CHÚ THÍCH: Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số quần áo và đồ đi chân đặc biệt (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái). Nhóm 26. Ðăng ten và đồ thêu, ruy băng và dải; Khuy, khuy bấm, khuy móc, kim khâu và kim băng; Hoa nhân tạo. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các loại vật dụng để may quần áo. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Khoá kéo (fermeture). Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số móc đặc biệt (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Một số loại kim đặc biệt (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Sợi dệt (Nhóm 23). Nhóm 27. Thảm, chiếu, thảm chùi chân, vải sơn và các vật liệu trải sàn khác, giấy dán tường (trừ loại làm bằng hàng dệt). CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các sản phẩm dùng để bọc, phủ nền nhà hoặc tường đã xây xong nhằm bày biện, trang trí. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Sàn nhà làm bằng gỗ (Nhóm 19). Nhóm 28. Trò chơi, đồ chơi; Dụng cụ thể dục thể thao không xếp trong các nhóm khác; Ðồ trang hoàng cây noel. CHÚ THÍCH: Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Dụng cụ đi câu; - Thiết bị dùng trong thể thao và các trò chơi khác nhau. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Nến dành cho cây noel (Nhóm 4); - Thiết bị dành cho thợ lặn (Nhóm 9); - Thiết bị trò chơi dùng với màn hình và màn chiếu ngoài (Nhóm 9). - Bóng điện để trang trí cây noel (Nhóm 11); - Lưới đánh cá (Nhóm 22); - Quần áo thể dục, thể thao (Nhóm 25); - Bánh mứt kẹo dành cho cây noel (Nhóm 30); Nhóm 29. Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Ðồ uống có sữa (sữa là chủ yếu). Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số thực phẩm gốc thực vật (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh (Nhóm 5); - Ðồ ăn kiêng dùng cho chữa bệnh (Nhóm 5); - Nước xốt xa lát (Nhóm 30). - Trứng ấp (Nhóm 31); - Thức ăn cho động vật (Nhóm 31); - Ðộng vật sống (Nhóm 31); Nhóm 30. Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, tương hạt cải; Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem lạnh. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Ðồ uống chế trên cơ sở cà phê, ca cao hoặc sô-cô-la; - Ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người (ví dụ sợi miến làm từ yến mạch hoặc từ các loại hạt cốc khác). Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Một số thực phẩm gốc thực vật (tra cứu Danh mục hàng hoá theo vần chữ cái); - Muối dùng để bảo quản, không dùng cho thực phẩm (Nhóm 1); - Các chất ăn kiêng và trà dùng cho mục đích y tế (Nhóm 5); - Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh (Nhóm 5); - Ngũ cốc thô (Nhóm 31); - Thức ăn cho động vật (Nhóm 31). Nhóm 31. Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các thổ sản chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, động vật và thực vật sống cũng như thức ăn cho động vật. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Gỗ dạng nguyên liệu; - Ngũ cốc dạng nguyên liệu; - Trứng giống để ấp; - Ðộng vật thân mềm và giáp xác (sống). Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Các chủng vi sinh vật và đỉa dùng cho y tế (Nhóm 5); - Gỗ bán thành phẩm (Nhóm 19); - Mồi câu nhân tạo (Nhóm 28). - Gạo (Nhóm 30); - Thuốc lá (Nhóm 34); Nhóm 32. Bia; Nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm bia và đồ uống không bao gồm cồn. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Ðồ uống được khử cồn. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Ðồ uống dùng cho y tế (Nhóm 5); - Ðồ uống có sữa là chủ yếu (Nhóm 29); - Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao hoặc sô-cô-la (Nhóm 30). Nhóm 33. Ðồ uống có cồn (trừ bia). CHÚ THÍCH: Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Thuốc dạng nước của ngành y tế (Nhóm 5); - Ðồ uống được khử cồn (Nhóm 32). Nhóm 34. Thuốc lá; Vật dụng cho người hút thuốc; Diêm. CHÚ THÍCH: Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Sản phẩm thay thế thuốc lá (không dùng cho mục đích y tế). Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Thuốc hút không có chất thuốc lá dùng cho y tế (Nhóm 5). 2. Phân nhóm Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu: Nhóm 35. Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm những dịch vụ do cá nhân hoặc các tổ chức tiến hành nhằm mục đích chính là: (1) Giúp đỡ việc hoạt động hay điều hành một công ty thương mại, hoặc (2) Giúp đỡ một xí nghiệp công nghiệp hoặc thương mại điều hành việc kinh doanh hoặc thương mại, cũng như các dịch vụ của các cơ sở quảng cáo chịu trách nhiệm liên hệ với công chúng, tuyên bố hoặc thông báo bằng mọi phương tiện truyền thông và liên quan đến mọi loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Tập hợp và trưng bầy các loại hàng hoá khác nhau (không kể vận chuyển) vì lợi ích của khách hàng để họ dễ xem và mua các hàng hoá này; các dịch vụ này có thể được cung cấp tại các cửa hàng bán lẻ, bán buôn hàng hoá hoặc thông qua thư đặt hàng từ ca-ta-lô hoặc thông qua các phương tiện truyền thông điện tử, ví dụ: trang web hoặc các chương trình mua bán trên tivi. - Các dịch vụ gồm việc đăng ký, sao chép, soạn thảo, sưu tập, chuyển giao hoặc hệ thống hoá các thông báo và đăng ký dạng văn bản, cũng như việc sưu tập các số liệu toán học hay thống kê; - Các dịch vụ của các hãng quảng cáo và các dịch vụ như phát hành các tờ quảng cáo, trực tiếp hay qua bưu điện, phát hành các mẫu hàng, nhóm này có thể liên quan đến việc quảng cáo những dịch vụ khác như các dịch vụ liên quan đến việc vay vốn của ngân hàng hoặc quảng cáo bằng đài phát thanh. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Các dịch vụ như đánh giá và báo cáo của các kỹ sư không có quan hệ trực tiếp đến hoạt động điều hành công việc trong một hãng thương mại hay công nghiệp (tra Danh mục dịch vụ theo vần chữ cái); Nhóm 36. Bảo hiểm ; Tài chính; Tiền tệ; Bất động sản. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ tài chính và tiền tệ, các dịch vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm các loại. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ liên quan đến tài chính hoặc tiền tệ như; a) Các dịch vụ của tất cả các cơ sở ngân hàng thành lập hoặc những cơ quan có liên quan đến chúng như văn phòng hối đoái hay bồi thường; b) Các dịch vụ của các cơ sở tín dụng không phải ngân hàng như các hiệp hội hợp tác về tín dụng, các công ty tài chính tư nhân, người cho vay, v.v .; c) Các dịch vụ uỷ thác đầu tư, các dịch vụ của các công ty cổ phần; d) Các dịch vụ của hãng môi giới về cổ phần và tài sản; e) Các dịch vụ liên quan đến các công việc tiền tệ do các đại diện uỷ thác bảo đảm; f) Các dịch vụ liên quan đến việc phát hành séc du lịch và thư tín dụng; - Các dịch vụ của các quản trị viên bất động sản, tức là các dịch vụ về thuê nhà, đánh giá bất động sản hoặc cấp vốn; - Các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm như các dịch vụ của các hãng hoặc người môi giới có liên quan đến bảo hiểm, các dịch vụ được thực hiện cho người bảo hiểm và cho người được bảo hiểm, dịch vụ về ký hợp đồng bảo hiểm. Nhóm 37. Xây dựng; Sửa chữa; Lắp đặt. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm những dịch vụ do chủ thầu hoặc người thầu lại tiến hành xây dựng hoặc làm nhà cửa lâu bền, cũng như các dịch vụ tiến hành bởi các cá nhân hay các tổ chức được thuê phục chế các đối tượng theo trạng thái ban đầu của chúng hoặc bảo quản mà không làm thay đổi các đặc tính vật lý hay hoá học của chúng. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ có liên quan đến việc xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, đập hay các tuyến truyền tải, các dịch vụ về các công việc chuyên môn hoá trong lĩnh vực xây dựng như công việc của thợ sơn, thợ đặt đường ống, thợ đặt hệ thống sưởi hoặc thợ lợp nhà; - Các dịch vụ phụ trợ cho các dịch vụ xây dựng như kiểm tra dự án xây dựng; - Các dịch vụ chế tạo tàu thuyền; - Các dịch vụ gồm thuê công cụ hoặc vật liệu xây dựng; - Các dịch vụ tu sửa như các dịch vụ bảo đảm việc đưa bất kỳ một đối tượng nào về trạng thái tốt sau khi hao mòn, thiệt hại, hư hỏng hay bị phá huỷ một phần (phục hồi một toà nhà hay một đối tượng khác đang tồn tại đã trở nên thiếu hoàn thiện và phải phục hồi về trạng thái ban đầu của nó); - Các dịch vụ khác nhau về tu sửa như các dịch vụ về điện, đồ đạc, dụng cụ, công cụ v.v. . .; - Các dịch vụ bảo dưỡng nhằm giữ cho đối tượng ở dạng ban đầu mà không làm thay đổi những đặc tính của nó (xem phấn chú thích của Nhóm 40 để thấy rõ sự khác biệt giữa nhóm này và Nhóm 40). Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Các dịch vụ về lưu giữ hàng như quần áo và xe cộ (Nhóm 39); - Các dịch vụ liên quan đến nhuộm vải vóc hay quần áo (Nhóm 40). Nhóm 38. Viễn thông. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ cho phép ít nhất một người liên lạc với một người khác bằng phương tiện cảm biến. Ðó là những dịch vụ: (1) Cho phép một người đàm thoại với một người khác, (2) Truyền tin nhắn từ người này tới người khác, và (3) Ðể một người liên lạc với một người khác bằng cách nghe hoặc nhìn (radio và vô tuyến truyền hình). Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Dịch vụ truyền phát các chương trình phát thanh hoặc truyền hình. Nhóm này đặc biệt không gồm: - Các dịch vụ quảng cáo qua đài phát thanh (Nhóm 35). Nhóm 39. Vận tải; Ðóng gói và lưu giữ hàng hoá; Du lịch. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ về vận chuyển hành khách hay hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác (bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không hay đường ống) và các dịch vụ cần thiết liên quan đến việc vận chuyển đó, cũng như các dịch vụ liên quan đến việc lưu giữ các loại hàng hoá trong kho hàng hoặc trong toà nhà khác để bảo quản hoặc bảo vệ. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ do các công ty khai thác các bến, ga, cầu phà, đường sắt và đường bộ v.v. tiến hành và được người thực hiện việc vận chuyển sử dụng; - Các dịch vụ liên quan đến việc cho thuê phương tiện vận chuyển; - Các dịch vụ về lai kéo đường biển, dỡ hàng, hoạt động của cảng, âu tàu và cứu hộ các tàu hàng bị đắm; - Các dịch vụ liên quan đến hoạt động của sân bay; - Các dịch vụ liên quan đến đóng kiện, bao gói hàng hoá trước khi chuyển đi; - Các dịch vụ về thông báo các chuyến vận chuyển hành khách hay vận chuyển hàng hoá do người môi giới và các hãng du lịch thực hiện, thông tin về biểu giá, bảng giờ và phương thức vận chuyển; - Các dịch vụ liên quan đến việc kiểm tra xe cộ hoặc hàng hoá trước khi vận chuyển. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Các dịch vụ liên quan đến việc quảng cáo các hãng vận tải như phát hành các tờ quảng cáo hoặc quảng cáo trên đài phát thanh (Nhóm 35); - Các dịch vụ liên quan đến việc phát hành séc du lịch hay thư tín dụng do người môi giới hay các hãng du lịch thực hiện (Nhóm 36); - Các dịch vụ liên quan đến các loại bảo hiểm (thương mại, hoả hoạn và tính mạng) trong quá trình vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá (Nhóm 36); - Các dịch vụ được tiến hành khi bảo dưỡng và sửa chữa xe cộ cũng như bảo quản hoặc sửa chữa các đối tượng liên quan đến việc vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá (Nhóm 37); - Các dịch vụ liên quan đến việc đặt buồng khách sạn do các hãng du lịch hay người môi giới tiến hành (Nhóm 43). Nhóm 40. Xử lý vật liệu. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ không được phân vào các nhóm khác, được thực hiện bằng việc xử lý hoặc biến đổi về cơ học hoặc hoá học các chất vô cơ hay hữu cơ hoặc các vật thể. Vì mục đích phân loại, nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu dịch vụ chỉ trong những trường hợp mà việc xử lý hay việc biến đổi được thực hiện vì lợi ích của một người khác, cũng vì mục đích phân loại, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu hàng hoá trong mọi trường hợp khi chất liệu hoặc vật thể được đem bán bởi người đã xử lý hoặc biến đổi nó. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ về biến đổi vật thể hay chất và về bất kỳ công nghệ xử lý nào làm thay đổi các đặc tính cơ bản của chúng (thí dụ: nhuộm một bộ quần áo); do vậy, dịch vụ bảo dưỡng mặc dù thường xếp ở Nhóm 37, sẽ được đưa vào Nhóm 40 nếu nó tạo ra một thay đổi như vậy (ví dụ: mạ crôm cơ cấu giảm chấn của ô tô); - Các dịch vụ về xử lý vật liệu trong quy trình sản xuất chất hoặc vật thể bất kỳ nhưng không phải là công trình xây dựng; ví dụ như các dịch vụ về cắt, đẽo, gọt, đánh bóng bằng cách mài mòn hoặc bọc kim loại. Trong nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Các dịch vụ về sửa chữa (Nhóm 37). Nhóm 41. Giáo dục; Ðào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ do các cơ quan hoặc cá nhân thực hiện để phát triển các năng lực tinh thần của người hoặc động vật cũng như các dịch vụ để giải trí hoặc để thu hút sự chú ý. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ về giáo dục người hoặc dạy thú dưới mọi hình thức; - Các dịch vụ có mục đích chính là giải trí, vui chơi hoặc tiêu khiển cho mọi người; - Trình bày các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật cho công chúng nhằm mục đích văn hoá hoặc giáo dục. Nhóm 42. Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế có liên quan đến chúng; Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp; Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính; CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ do các cá nhân tiến hành riêng lẻ hay tập thể liên quan đến các khía cạnh lý thuyết hay thực hành của các lĩnh vực hoạt động phức tạp, những dịch vụ này do các thành viên nghề nghiệp thực hiện như các nhà hoá học, vật lý, kỹ sư, các chuyên gia lập trình máy tính, v.v... Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ của các kỹ sư thực hiện các đánh giá, ước tính, nghiên cứu và báo cáo trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ; - Các dịch vụ nghiên cứu khoa học cho mục đích y học. Nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Nghiên cứu và các đánh giá kinh doanh (Nhóm 35); - Xử lý văn bản và các dịch vụ quản lý tập tin dữ liệu máy tính (Nhóm 35); - Các đánh giá tài chính và ngân sách (Nhóm 36); - Khai thác mỏ và dầu lửa (Nhóm 37); - Các dịch vụ lắp đặt và sửa chữa máy tính (phần cứng) (Nhóm 37); - Các dịch vụ do các thành viên nghề nghiệp thực hiện như bác sỹ, phẫu thuật thú y, nhà phân tích tâm lý (Nhóm 44); - Các dịch vụ xét nghiệm y tế (Nhóm 44); - Thiết kế vườn cây (Nhóm 44). - Dịch vụ pháp lý (Nhóm 45). Nhóm 43. Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống; Chỗ ở tạm thời. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu bao gồm các dịch vụ do các cá nhân hoặc các cơ sở thực hiện nhằm mục đích cung cấp thực phẩm và đồ uống để tiêu dùng và các dịch vụ cung cấp chỗ ăn ở trong khách sạn, nhà trọ hoặc các cơ sở khác cung cấp chỗ ở tạm thời. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Dịch vụ đặt chỗ cho khách du lịch, cụ thể là qua các hãng du lịch hoặc môi giới du lịch; - Chỗ ở cho động vật. Nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Dịch vụ cho thuê bất động sản như nhà ở, căn hộ, v.v. để sử dụng thường xuyên (Nhóm 36); - Thu xếp các chuyến du lịch do các hãng du lịch thực hiện (Nhóm 39); - Dịch vụ bảo quản thực phẩm và đồ uống (Nhóm 40); - Dịch vụ vũ trường (Nhóm 41); - Trường nội trú (Nhóm 41); - Nhà nghỉ và nhà điều dưỡng (Nhóm 44). Nhóm 44. Dịch vụ y tế; Dịch vụ thú y; Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật; Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm nghiệp. CHÚ THÍCH: Nhóm này chủ yếu bao gồm: chăm sóc y tế, chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sắc đẹp cho người và động vật do các cá nhân hoặc cơ sở thực hiện; bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp, làm vườn và lâm nghiệp. Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ phân tích y tế liên quan đến điều trị ở người (xét nghiệm X quang và thử máu); - Dịch vụ thụ tinh nhân tạo; - Tư vấn về sử dụng thuốc; - Gây giống động vật; - Dịch vụ liên quan đến trồng cây như làm vườn; - Dịch vụ liên quan đến nghệ thuật cây cảnh cũng như tạo dáng cây cảnh, thiết kế vườn. Nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Diệt trừ động vật có hại (không dùng cho nông nghiệp, làm vườn và lâm nghiệp) (Nhóm 37); - Dịch vụ lắp đặt và sửa chữa các hệ thống tưới (Nhóm 37); - Vận chuyển cứu thương (Nhóm 39); - Dịch vụ giết mổ động vật và nhồi xác động vật (Nhóm 40); - Chặt hạ gỗ và xử lý gỗ (Nhóm 40); - Dịch vụ huấn luyện động vật (Nhóm 41); - Câu lạc bộ sức khoẻ để tập luyện thể dục (Nhóm 41); - Dịch vụ nghiên cứu khoa học cho mục đích y học (Nhóm 42); - Chỗ ở cho động vật (Nhóm 43); - Nhà dưỡng lão (Nhóm 43). Nhóm 45. Dịch vụ pháp lý; Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản; Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân; CHÚ THÍCH: Nhóm này đặc biệt gồm cả: - Các dịch vụ được cung cấp bởi các luật sư cho các cá nhân, tập thể, tổ chức và doanh nghiệp. - Các dịch vụ điều tra và theo dõi liên quan đến an toàn cho người và chủ thể; - Các dịch vụ cho các cá nhân có liên quan đến các sự kiện xã hội như dịch vụ hộ tống, dịch vụ hôn lễ, dịch vụ tang lễ. Nhóm này đặc biệt không bao gồm: - Các dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động hoặc chức năng mang tính thương mại (Nhóm 35); - Các dịch vụ liên quan đến tài chính hoặc tiền tệ và các dịch vụ về bảo hiểm (Nhóm 36); - Hộ tống khách du lịch (Nhóm 39); - Vận tải có đảm bảo an toàn (Nhóm 39); - Các dịch vụ về giáo dục con người dưới mọi hình thức (Nhóm 41); - Các buổi trình diễn của các ca sỹ hoặc nghệ sỹ múa (Nhóm 41); - Dịch vụ về máy tính để bảo vệ phần mềm (Nhóm 42). - Các dịch vụ cung cấp bởi người khác về chăm sóc y tế, chăm sóc vệ sinh hoặc chăm sóc sắc đẹp cho người hoặc động vật (Nhóm 44); - Một số dịch vụ cho thuê (tra Danh mục dịch vụ theo vần chữ cái và điểm b) của nhận xét chung liên quan đến phân loại dịch vụ).

  254. Visitor
    LEE DENIS
    26/04/2021

    ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU > CẬP NHẬT THÊM NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI LEE DENIS POA phải được nộp trong vòng một tháng kể từ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Không cần công chứng, hợp pháp hóa. Tài liệu ưu tiên Bản sao có chứng thực của tài liệu ưu tiên phải được dịch sang tiếng Việt và có thể được cung cấp trong vòng ba tháng kể từ ngày nộp đơn. Kiểm tra nội dung Việc thẩm định nội dung được thực hiện đối với các đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nó xác định khả năng đăng ký hoặc xung đột tiềm ẩn với các nhãn hiệu khác. Theo thông lệ nhãn hiệu Việt Nam, việc thẩm định thường mất khoảng 22-26 tháng kể từ ngày công bố đơn. Giai đoạn đối lập Đơn đăng ký nhãn hiệu Việt Nam có thể bị phản đối bất cứ lúc nào sau ngày công bố đơn và trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Cấp, thời hạn hiệu lực và gia hạn nhãn hiệu Nếu không có ý kiến ​​phản đối hay phản đối thì quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ được ban hành và phải nộp lệ phí cấp chính thức trong vòng ba tháng kể từ ngày ra quyết định đó. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu tại Việt Nam là mười năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn mỗi lần mười năm không giới hạn. Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp phí gia hạn trong thời hạn 6 tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực trước đó. Nhãn hiệu cũng có thể được gia hạn trong vòng sáu tháng sau ngày hết hạn gia hạn với điều kiện phải trả một khoản phụ phí theo quy định. Yêu cầu sử dụng Nhãn hiệu tại Việt Nam có thể bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp không được sử dụng trong vòng năm năm liên tục. Đại diện bởi một luật sư nhãn hiệu Người nước ngoài phải thực hiện việc truy tố nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua một đại lý, luật sư đăng ký nhãn hiệu Việt Nam. Những gì có thể được đăng ký làm nhãn hiệu tại Việt Nam Các chữ cái, từ ngữ, hình vẽ hoặc hình ảnh, bao gồm cả hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của chúng, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu đều có thể đăng ký làm nhãn hiệu tại Việt Nam. Ghi chú 1. Cơ sở dữ liệu Tìm kiếm Trực tuyến về Nhãn hiệu Quốc tế . 2. Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mất khoảng 24-28 tháng. 3. Thời hạn nộp đơn phúc đáp tạm thời từ chối đăng ký quốc tế tại Việt Nam là 3 tháng kể từ ngày Văn phòng ra quyết định từ chối. Có thể yêu cầu gia hạn thời hạn này. Đối với các ứng viên nước ngoài, cần chỉ định một đại diện địa phương để nộp đơn phúc đáp. Có một tùy chọn để yêu cầu sửa đổi hoặc nộp đơn kháng cáo đối với việc từ chối tạm thời sau khi phản hồi đã được gửi. CHÚC LHD LAW FIRM KINH DOANH THÀNH CÔNG

  255. Visitor
    Trần Minh Anh
    28/04/2021

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Xem chi tiết Trình tự thực hiện - Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. - Bước 3: Công bố đơn - Bước 4: Thẩm định nội dung đơn - Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ: Cách thức thực hiện Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp Theo quy định Phí: 100000 ĐồngXem chi tiết Phí: 120000 ĐồngXem chi tiết Phí: 120000 ĐồngXem chi tiết Phí: 120000 ĐồngXem chi tiết Phí: 180000 ĐồngXem chi tiết Phí: 550000 ĐồngXem chi tiết Phí: 600000 ĐồngXem chi tiết Lệ phí: 120000 ĐồngXem chi tiết Lệ phí: 150000 ĐồngXem chi tiết - Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn; - Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; - Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Thành phần hồ sơ Bao gồm Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Bản chính: 0 - Bản sao: 1 Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Tờ khai A.04 đăng ký NH.doc Bản chính: 2 - Bản sao: 0 Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có Cơ quan thực hiện Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Yêu cầu, điều kiện thực hiện - Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu: + Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; + Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó; + Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; + Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; + Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. + Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. + Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

  256. Visitor
    Trần Thi Thi
    05/05/2021

    Theo tôi được biết quy trình đăng ký nhãn hiệu mới nhất sẽ được xử lý qua các bước như sau: (1) (1) Nộp đơn đăng ký Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) hoặc các văn phòng nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Người nộp đơn nước ngoài có thể đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bằng cách nộp đơn quốc tế cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) , nơi chỉ định Việt Nam thông qua Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid hoặc cả hai. Ø Nguyên tắc gửi đầu tiên đến tệp Việt Nam đã áp dụng hệ thống nộp đơn đầu tiên, tức là trong trường hợp hai hoặc nhiều đơn được nộp bởi nhiều bên khác nhau để đăng ký cùng một nhãn hiệu, thì việc đăng ký chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có mức độ ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số các đơn. đáp ứng tất cả các điều kiện bắt buộc; Khi có hai hoặc nhiều đơn đáp ứng tất cả các điều kiện và có cùng mức độ ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất, đăng ký chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn này theo thỏa thuận của tất cả người nộp đơn. Nếu không có thỏa thuận như vậy, tất cả các đơn này sẽ bị từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, nên nộp đơn đăng ký sáng chế càng sớm càng tốt ngay sau khi có sáng chế và không nên công khai sáng chế trước khi nộp đơn. Kiểm tra hình thức Đơn đăng ký nhãn hiệu nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được thẩm định về hình thức để đánh giá tính hợp lệ. Thời hạn thẩm định hình thức đơn là một (01) tháng, kể từ ngày nộp đơn. Trong quá trình thẩm định hình thức, nếu người nộp đơn tự mình sửa chữa, bổ sung tài liệu hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức có thể được kéo dài thêm một thời gian mà tài liệu được sửa chữa, bổ sung. (2) Yêu cầu chỉnh sửa và sửa đổi Trước khi hết thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ hoàn thành việc thẩm định hình thức đơn và gửi thông báo kết quả thẩm định cho người nộp đơn. Ø Đối với đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Ø Đối với đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi cho người nộp đơn: thông báo dự định từ chối nhận đơn hợp lệ, nêu rõ lý do và thời hạn để người nộp đơn sửa chữa sai sót hoặc phản đối dự định từ chối và ấn định thời hạn một tháng kể từ ngày thông báo để người nộp đơn có ý kiến ​​hoặc sửa lỗi . (3) Từ chối chấp nhận đơn hợp lệ Nếu người nộp đơn mà Cục Sở hữu trí tuệ đã gửi thông báo về việc dự định từ chối đơn không sửa chữa được sai sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến ​​phản đối hoặc phản đối vô lý đối với dự định từ chối trong thời hạn quy định thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo. về việc từ chối đơn và theo yêu cầu của người nộp đơn, hoàn trả các khoản phí và lệ phí đã nộp cho những công việc phải làm sau khi thẩm định hình thức. Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định có quyền khiếu nại đến Tổng cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ hoặc khởi kiện ra Tòa án nếu không đồng ý với quyết định đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được. thông báo. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc thông báo từ chối, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận hoặc bác đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại đối với quyết định hoặc thông báo liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu ( khiếu nại lần 1 ) của Cục Sở hữu trí tuệ mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của NOIP, người khiếu nại hoặc người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến những quyết định có quyền khiếu nại của họ (2 nd khiếu nại) để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện tại tòa án trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn của thời gian hạn giải quyết của 1 st khiếu nại nếu trước ngày đó là 1 stkhiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 . Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 nêu trên hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra Tòa án. (4) Công bố ứng dụng Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là có giá trị chính thức, đơn sẽ được đăng Công báo sở hữu công nghiệp để phản đối và nhận xét của bên thứ ba. Người nộp đơn phải trả một khoản phí cho việc xuất bản đó. (5) Kiểm tra nội dung Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là để đánh giá tính đủ điều kiện của các đối tượng được yêu cầu trong đơn theo các yêu cầu và phạm vi bảo hộ tương ứng. Các giám định viên của Cục SHTT sẽ tiến hành thẩm định trong vòng 6 tháng kể từ ngày công bố. Trong quá trình thẩm định nội dung, người nộp đơn sửa chữa, bổ sung tài liệu hoặc tự mình biện minh hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định nội dung có thể được kéo dài trong một khoảng thời gian mà người nộp đơn làm như vậy. (6) Thông báo kết quả thẩm định nội dung Chậm nhất vào ngày hết thời hạn thẩm định nội dung đơn, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn một trong các thông báo sau: Ø Thông báo về việc dự định từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu, trong đó nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn hai (02) tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến ​​và đáp ứng các yêu cầu. (người nộp đơn có thể yêu cầu kéo dài thời hạn nêu trên) nếu dấu hiệu yêu cầu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ; Ø Thông báo về việc dự định từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu, nêu rõ những sai sót và ấn định thời hạn hai (02) tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn biện minh hoặc sửa chữa những sai sót. (Người nộp đơn có thể yêu cầu gia hạn thời hạn nêu trên), Nếu dấu hiệu yêu cầu trong đơn đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ nhưng trong đơn còn có sai sót; Ø thông báo về việc dự định cấp đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu người nộp đơn trả lệ phí nêu tại Mục (9), nếu các dấu hiệu yêu cầu trong đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn sửa chữa thỏa đáng các sai sót hoặc đưa ra các lý do hợp lý. trong thời hạn trên. (7) Thông báo từ chối Nếu người nộp đơn mà Cục Sở hữu trí tuệ đã gửi thông báo về việc dự định từ chối đơn không sửa chữa được sai sót hoặc sửa chữa sai sót không thành công hoặc không phản đối hoặc phản đối vô lý đối với dự định từ chối trong thời hạn quy định thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo. về việc từ chối ứng dụng của mình. Khi không hài lòng về quyết định từ chối của người giám định, người nộp đơn có quyền khiếu nại quyết định từ chối với Tổng cục trưởng Cục SHTT hoặc khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục nêu tại mục (4) nêu trên. (8) Thông báo ý định cấp đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu nộp phí Nếu người thẩm định đánh giá rằng đơn đáp ứng các yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu người nộp đơn nộp lệ phí cấp đăng ký nhãn hiệu. (9) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người nộp đơn nộp đủ và đúng thời hạn các khoản phí, lệ phí theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. (10) Đăng ký vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và quyết định cấp đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn hai (02) tháng kể từ ngày cấp và sau khi người nộp đơn nộp tiền công bố. học phí. Đối với nhãn hiệu quốc tế được đăng ký thông qua hệ thống Madrid, nếu được chấp nhận bảo hộ, Cục SHTT sẽ ban hành và công bố quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế trên Công báo Sở hữu công nghiệp của mình. Theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế, Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế tại Việt Nam.

  257. Visitor
    Mai Trương
    07/02/2023

    Hiện tại, mình đang muốn đăng ký thương hiệu cho cửa hàng sắp khai trương đi vào hoạt động. Theo như tìm hiểu, phía công ty có triển khai dịch vụ tư vấn và đặng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bạn có thể cho mình tham khảo bảng giá phí dịch vụ bên công ty mình được không?

  258. Visitor
    Nghĩa
    14/05/2021

    Xin cho tôi hỏi là cá nhân thì đăng ký nhãn hiệu có khác gì công ty không ? Tôi muốn bảo hộ nhãn hiệu cho cảm tại Hoà Bình

  259. Visitor
    Anh Thư
    17/05/2021

    Chào Đăng ký nhãn hiệu Chúng tôi đang có kế hoạch như sau: - Do bên mình sử dụng cả 2 loại logo (logo lớn cho sp lớn, logo nhỏ cho sp nhỏ) nên mình đăng kí cả 2 logo cho cùng 1 nhãn hiệu "Taxtax". - Còn sản phẩm thì mình đăng kí cho nhóm 18. Vậy tổng chi phí sẽ là bao nhiêu, và bên mình cần thanh toán bao nhiêu qua thông tin tài khoản nào. LHD nhắn giúp luôn nhé. Xin cám ơn.

  260. Visitor
    Hướng Dẫn
    24/05/2021

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu - Bước 1: Tiếp nhận đơn. Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. ... - Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. ... - Bước 3: Công bố đơn. ... - Bước 4: Thẩm định nội dung đơn. ... - Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  261. Visitor
    Vũ Ngọc
    03/06/2021

    Cho xin báo giá trọn gói dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

  262. Visitor
    Vũ Minh
    08/06/2021

    Chúng tôi cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho 5 nhãn mới với lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống không cồn, xin cho chi phí và thời gian thực hiện

  263. Visitor
    Hoàng Thức
    14/06/2021

    Chào dịch vụ đăng ký nhãn hiệu Chúng tôi cần tư vấn và báo phí cho dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi nhãn hiệu wetrust với 05 nhóm 1, 3, 5, 35, 36, 43 vui lòng gưỉ báo giá đầy đủ dịch vụ nhãn hiệu

  264. Visitor
    Minh
    17/06/2021

    Chao LHD Firm Chang toi can bao gia cho dang ky 2 nhan lieu voi 4 nhom nganh

  265. Visitor
    Bui Huy Hiệu
    31/08/2021

    Kính gửi LHD Firm Cho em hỏi là: Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của một chủ đơn thông qua việc nộp đơn đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Do đó, thực hiện đăng ký nhãn hiệu không chỉ là điều kiện cần và đủ cho mỗi hàng hóa, dịch vụ trước khi bước chân vào thị trường mà còn là nền tảng cho việc phát triển tài sản của doanh nghiệp ? Vậy nếu không nộp đơn thì có sao không ah ? Em cảm ơn nhiều

  266. Visitor
    Trần Hiếu
    14/10/2021

    Chúng tôi cần đăng ký nhãn hiệu cho các nước Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc vui lòng báo giá giúp theo email

  267. Visitor
    Minh Ánh
    30/11/2021

    Chúng tôi cần tìm 1 nhà tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng chúng tôi tại Việt Nam cho các mặt hàng dệt may và quần áo thời trang Vui lòng báo phí và thời gian cho chúng tôi

  268. Visitor
    Trần văn hiệu
    16/12/2021

    Tôi cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 41 nhờ báo giá

  269. Visitor
    Ngôi Sao
    20/01/2022

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm mới nhất năm 2022 Khi cần đăng ký nhãn hiệu logo, Start-up có 2 hình thức lựa chọn #1. Tự đăng kí trực tiếp tại cục sở hữu trí tuệ hoặc #2. Sử dụng dịch vụ của các Đại diện sở hữu công nghiệp do Cục SHTT chỉ định nhằm đảm bảo đơn nộp được đúng và tăng khả năng được cấp giấy chứng nhận cao nhất. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Trình tự thực hiện - Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]). + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn. - Bước 3: Công bố đơn Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. - Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. - Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. (Chuyên gia lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu Luật Hồng Đức > https://luathongduc.com/quy-trinh-dang-ky-mot-nhan-hieu-san-pham) Yêu cầu, điều kiện thực hiện - Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu: + Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; + Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó; + Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; + Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; + Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. + Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. + Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu có thể tìm đến Đại Diện uy tín bên dưới Công ty Luật TNHH LHD Đại diện số 146 của Cục SHTT Liên hệ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nếu quý khách có nhu cầu

  270. Visitor
    Vũ Minh Hải
    09/05/2022

    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỚI NHẤT NĂM 2022 Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất, đầy đủ nhất Bạn là tổ chức/cá nhân đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu? Hãy tham khảo quy trình đăng ký nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất do LHD Law Firm tổng hợp ở bài chia sẻ bên dưới. 1. Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 2. Những cá nhân, tổ chức nào có quyền đăng ký nhãn hiệu? Theo Điều 87 Luật Sở hữu Trí tuệ (sửa đổi bổ sung năm 2009): - Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. - Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: + Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; + Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. - Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. - Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. 3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu 3.1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đăng ký nhãn hiệu - 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. + Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. + Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc La Mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11). - 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo: + Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. + Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. + Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ. - Chứng từ nộp phí, lệ phí. (**) Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau: - Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. - Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương). - Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương). - Văn bản của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương). 3.2. Các tài liệu khác (nếu có) - Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp). - Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…). - Tài liệu xác nhận quyền đăng ký. - Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác. - Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên). 3.3 Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu - Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn. - Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt. - Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn. - Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp. - Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập. - Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn. - Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam). - Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn. 3.4. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu - Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ - Phí công bố đơn: 120.000VNĐ - Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ - Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ - Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ - Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ. 3.5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau: - Thẩm định hình thức: 01 tháng - Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ - Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. 3.6. Hình thức nộp đơn Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: a) Hình thức nộp đơn giấy Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: - Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. (Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó). b) Hình thức nộp đơn trực tuyến - Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN. - Trình tự nộp đơn trực tuyến: + Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. + Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. + Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. + Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. + Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. 4. Thủ tục sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu - Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn. - Hồ sơ sửa đổi đơn gồm: (i) 02 Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-SĐĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; (ii) Tài liệu pháp lý chứng minh việc sửa đổi [Riêng đối với yêu cầu sửa đổi nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi kèm theo bản chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp, cụ thể: 05 mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đồng thời, việc sửa đổi không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã được bộc lộ nêu trong đơn]; (iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu sửa đổi đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp); (iv) Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn (160.000VNĐ/01 nội dung yêu cầu sửa đổi), Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu sửa đổi trong trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ). - Yêu cầu sửa đổi đơn được nộp sau khi có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí thuộc trường hợp sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất đối đượng nêu trong đơn (cụ thể, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận) thì đơn phải được thẩm định lại và thu phí thẩm định theo từng đối tượng (550.000VNĐ/01 nhóm). - Thời hạn xem xét yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng. - Hình thức nộp đơn: Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: (i) Hình thức nộp đơn giấy Người nộp đơn có thể nộp yêu cầu sửa đổi đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: - Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. (Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó). (ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến - Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN. - Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi yêu cầu sửa đổi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. 5. Thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu - Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Hồ sơ chuyển nhượng gồm: (i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-CGĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; (ii) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó); (iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) (iv) Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ). Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn (550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ) và phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu chuyển nhượng). - Thời hạn xử lý yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng. - Hình thức nộp đơn: Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: (i) Hình thức nộp đơn giấy Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu chuyển nhượng đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: - Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. (Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó). (ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến - Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN. - Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi yêu cầu chuyển nhượng đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. 6. Thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu - Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn. Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc các ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có). - Hồ sơ tách đơn gồm: (i) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu,đánh máy theo mẫu số 04-NH, Phụ luc A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, trên tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu cần ghi cụ thể số đơn và ngày nộp đơn của đơn gốc ban đầu). (ii) 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo; (iii) Văn bản đề nghị tách đơn đăng ký nhãn hiệu; (iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) (v) Phí, lệ phí đơn tách được tính như sau: - Trường hợp đơn ban đầu đã có kết quả thẩm định nội dung đơn: (i) Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ (ii) Phí công bố đơn: 120.000VNĐ - Trường hợp tách danh mục sản phẩm, dịch vụ đối với đơn ban đầu chưa có kết quả thẩm định nội dung đơn: (i) Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ (ii) Phí công bố đơn: 120.000VNĐ - Trường hợp tách mẫu nhãn hiệu đối với đơn ban đầu chưa có kết quả thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn cần phải nộp các khoản phí, lệ phí như đơn đăng ký mới ban đầu. - Đối đơn gốc ban đầu, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục sửa đổi đơn, Cục Sở hữu trí tuệ công bố nội dung tách đơn. Hồ sơ sửa đổi đơn gồm: (i) 02 Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-SĐĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN; (ii) Văn bản đề nghị tách đơn đăng ký nhãn hiệu (iii) Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi (160.000VNĐ); Phí công bố (120.000VNĐ) trong trường hợp đơn gốc ban đầu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. - Thời hạn xử lý: đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. - Hình thức nộp đơn: Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: (i) Hình thức nộp đơn giấy Người nộp đơn có thể nộp đơn tách đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: - Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trường hợp nộp hồ sơ tách đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. (Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó). (ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến - Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN. - Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn tách trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ , sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Để hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong thời gian sớm nhất, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với LHD Law Firm để được các luật sư của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

  271. Visitor
    CM Tourist
    21/10/2022

    Dear Quý công ty, Mình là Ẩn bên bộ phận marketing của CM Tourist, rất vui được kết nối Công ty CM Tourist đang có nhu cầu tư vấn đăng ký nhãn hiệu, mời công ty báo giá dịch vụ này qua email giúp Ẩn với nhé. Best regards,

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng