Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài Phải Thực Hiện Đăng Ký Kinh Doanh

  • 16/08/2018

Việc tách GCN đăng ký kinh doanh ra khỏi GCN đầu tư có tạo thêm thủ tục cho doanh nghiệp FDI không?

- Những năm qua, GCN đầu tư đồng thời là GCN đăng ký kinh doanh đã bộc lộ bất cập. Ngay bản chất pháp lý, việc lồng ghép thủ tục liên quan tới pháp nhân với thủ tục về đầu tư là không hợp lý.

Còn thực tiễn GCN đầu tư do UBND các tỉnh, các ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp, nên khi doanh nghiệp FDI có bất cứ thay đổi lớn nhỏ, họ cũng đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc các ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế xem xét, giải quyết. Điều này vừa mất nhiều thời gian, hồ sơ thủ tục cũng phức tạp hơn nhiều so với việc thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Vì vậy, trong ba năm (2007- 2010) triển khai đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư đã tham vấn các doanh nghiệp FDI, xem có nên tách GCN đầu tư ra khỏi GCN đăng ký kinh doanh không.

Kết quả cho thấy việc này sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư và phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó từ năm 2010, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 70 yêu cầu phải nghiên cứu sửa đổi Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp theo hướng tách hai loại giấy này.

Theo quy định mới, thời gian tối đa mà các cơ quan nhà nước phải cấp GCN đầu tư và GCN đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp FDI đã được rút ngắn, chỉ còn lần lượt là 15 ngày và ba ngày làm việc.

* Những doanh nghiệp FDI nào sẽ đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới hoặc phải chuyển đổi dữ liệu để công khai và họ sẽ phải làm gì?

- Tất cả doanh nghiệp FDI vào Việt Nam từ ngày 1-7-2015 thực hiện đăng ký cấp chứng nhận đầu tư trước và sau đó đăng ký thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở VN trước ngày 1-7 sẽ không phải đăng ký kinh doanh lại, trừ khi họ có nhu cầu.

Việc thứ hai phải triển khai theo quy định của luật mới là tập hợp dữ liệu và công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch - đầu tư đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố để hướng dẫn. Về cơ bản, đây là việc mà các cơ quan nhà nước có liên quan phải chịu trách nhiệm xử lý, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

* Liệu tới đây chúng ta có hạn chế được tình trạng doanh nghiệp FDI “hứa thật nhiều”, cam kết thực hiện các yêu cầu để được hưởng ưu đãi nhưng sau đó không thực hiện?

- Trong thời gian tới, các doanh nghiệp FDI sẽ được quản lý giống như các doanh nghiệp trong nước. 

Việc tích hợp, liên thông dữ liệu về doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh, với ngày càng nhiều hình thức phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các bộ, như Bộ Kế hoạch - đầu tư với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - thương binh xã hội.

Điều này sẽ giúp các bộ, ngành cùng quản lý, giám sát doanh nghiệp thực hiện đúng các cam kết, quy định... một cách chính xác, kịp thời hơn. Việc phát hiện những nguy cơ như doanh nghiệp bỏ trốn cũng sẽ tốt hơn do nắm được thông tin nợ thuế, nợ lương...

Ngoài ra, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ công khai các thông tin doanh nghiệp FDI, giúp tăng cường giám sát của cộng đồng, tăng sức ép để hạn chế những vi phạm của doanh nghiệp.

Công khai thông tin về doanh nghiệp FDI

Theo quy định mới, các doanh nghiệp FDI sẽ phải công bố những thông tin theo đúng các quy định của pháp luật, giống như doanh nghiệp trong nước. Do Bộ Kế hoạch - đầu tư sẽ liên thông, chia sẻ thông tin với ngành thuế nên khi tra cứu thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đối tác, người dân sẽ xem được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp FDI, tra cứu được các vi phạm của doanh nghiệp nếu có.

Có thể nói việc công khai, cập nhật thông tin doanh nghiệp FDI trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ giúp công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp FDI, tránh được thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp do thiếu thông tin hoặc bị lừa đảo...

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng