HỒ CHÍ MINH 02822612929
HÀ NỘI 02422612929
ĐÀ NẴNG 02366532929
Giấy phép lao động là chứng chỉ chính thức do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho phép người sở hữu nó được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Nó không thể được áp dụng trực tiếp bởi người lao động / người nước ngoài, nhưng với sự hỗ trợ của người sử dụng lao động hoặc trung tâm dịch vụ tại Việt Nam
Với nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tăng cao, ngày càng có nhiều lao động nước ngoài đăng ký vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn Việt Nam. Để được làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp, lao động nước ngoài cần tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Bài viết dưới đây của Công ty Luật LHD sẽ cung cấp cho Quý vị thông tin đầy đủ, chính xác nhất về thủ tục cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cho người nước ngoài.
LHD Law Firm là công ty Luật chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong đó có việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, trong hơn 15 năm hoạt động chúng tôi đã xin cho hơn 1690 giấy phép lao động cho khách hàng đến từ 32 nước châu Á và Châu Âu, Úc, Canada, USA ...Với 3 văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội và Đà Nẵng Chúng tôi cung cấp dịch vụ: Giấy phép lao động tại Tp. HCM, Giấy phép lao động tại Đà Nẵng, Giấy phép lao động tại Hà Nội |
- Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021;
- Nghị định 152/2020 NĐ-CP ngày 30/12/2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Đối tượng được xin cấp mới giấy phép lao động được quy định rất rõ ràng trong Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Đó chính là những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để thực hiện các mục đích sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
Ngoài ra, luật pháp cũng quy định những đối tượng đủ năng lực để bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, cụ thể bao gồm:
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đượcc ơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của Pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, để xin giấy phép lao động, thì lao động nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Lưu ý về phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ cấp giấy phép lao động
Chuyên gia thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Lưu ý: Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật.
02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật. Bao gồm tất cả các trang của hộ chiếu.
Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động
Thông thường, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài của công ty tại Sở lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài đó sẽ làm việc.
Riêng các trường hợp người nước ngoài thuộc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội, v.v theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Tùy từng địa phương, nơi người nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy phép lao động mà lệ phí làm giấy phép lao động sẽ khác nhau (theo Thông tư 250/2016/TT-BTC).
Ví dụ, ở Hà Nội, phí xin cấp mới giấy phép lao động là 400.000 đồng, ở TP HCM, phí xin cấp mới là 600.000 đồng/giấy phép lao động. Mức phí cao nhất hiện nay là 1.000.000 đồng/giấy phép lao động. Mức phí này có thể thay đổi theo quy định cụ thể.
Người nước ngoài sẽ không phải nộp lệ phí xin giấy phép lao động. Lệ phí này sẽ do người sử dụng lao động nước ngoài nộp.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn cấp giấy phép lao động của chúng tôi.
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử.
Sau khi người nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) phải thực hiện các thủ tục như sau:
Sau khi Người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam, thì việc tiếp theo là xin cấp Thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao đông. Tại Việt Nam thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm vì vậy thời gian tối đa của thẻ tạm trú cũng là 02 năm theo giấy phép lao động.
Lưu ý về sử dụng giấy phép lao động, thẻ tạm trú
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức cần thực hiện thu hồi lại giấy phép lao động và thẻ tạm trú đã cấp cho người nước ngoài với tư cách là người lao động tại doanh nghiệp, tổ chức để tránh các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, tổ chức xảy ra (nếu có).
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Các tài liệu do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cấp/ban hành mà người lao động nước ngoài nộp trong hồ sơ để nghị cấp giấy phép lao động phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mọi công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặt động hợp pháp tại Việt Nam đều được phép sử dụng người lao động nước ngoài. Đơn vị sử dụng người lao động nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.
- Miễn phí giải đáp thắc mắc về các thủ tục, điều kiện liên quan đến việc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam cũng như các tỉnh, thành phố khác trên cả nước;
- Tư vấn, hỗ trợ tiến hành thủ tục, chuẩn bị hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Tư vấn, hỗ trợ thủ tục khám sức khỏe để xin giấy phép lao động;
- Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc xin Giấy phép lao động;
- Hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép lao động cho khách hàng;
- Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay măt và đại diện cho khách hàng tiến hành việc nộp, xử lý hồ sơ và nhận kết quả xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Để được giải quyết nhanh nhất thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn 24/7. Cảm ơn bạn đã lựa chọn dịch vụ tư vấn luật của LHD Law Firm.
Tác giả: Phòng Đầu Tư Luật Hồng Đức
HỒ CHÍ MINH 02822612929
HÀ NỘI 02422612929
ĐÀ NẴNG 02366532929
Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là bước đầu tiên để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài: bước này được thực hiện trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động, bước này được thực hiện trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Nộp hồ sơ tại: Nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan chấp thuận hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử https://dvc.vieclamvietnam.gov.vn
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc
Ký kết hợp đồng lao động và báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh
Sau khi người nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) phải thực hiện các thủ tục như sau:
Ký kết hợp đồng lao động với người được cấp giấy phép lao động;
Đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài. Kể từ ngày 01/01/2018 người lao động nước ngoài nếu đã được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài: Hiện tại người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) không phải thực hiện thực hiện chế độ báo cáo định kỳ. Thay vào đó, người sử dụng lao động sẽ báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi Người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam, thì việc tiếp theo là xin cấp Thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao đông. Tại Việt Nam thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm vì vậy thời gian tối đa của thẻ tạm trú cũng là 02 năm theo giấy phép lao động.
Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú sau khi có giấy phép lao động
Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (thường là người sử dụng lao động)
Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh: Mẫu NA8 được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tờ khai này được người đề nghị cấp thể tạm trú ký, ghi rõ họ tên. Cơ quan, tổ chức bảo lãnh đóng dấu giáp lai ảnh và tờ khai và đóng dấu treo ở bên còn lại;
Hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ tạm trú;
Giấy phép lao động của người đề nghị cấp thẻ tạm trú;
03 ảnh mầu (kích thước 2cm x 3cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
Giấy xác nhận tạm trú do Công an xã/phường nơi người nước ngoài tạm trú xác nhận;
Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị bảo lãnh.
Có 14 bình luận trong bài viết này
An Nguyễn
Chào quý Công ty, Chúng tôi muốn xin giấy phép lao động cho 2 người Hàn Quốc vui lòng báo giá giúp Ah ?
Minh Vũ
Chúng tôi muốn tư vấn cho việc xin giấy phép lao động cho người Pháp tại Hcm ? Vui lòng gửi tư vấn theo email !
Nguyen Ngoc Tu
vui long bao gia DV xin phep lao dong cho 1 nguoi Han Quoc lam viec tai Cty Tp.HCM
Wp An
Người nước ngoài có kế hoạch vào Việt Nam cho mục đích kinh doanh bắt buộc phải có giấy phép làm việc hợp lệ. Xin giấy phép lao động để làm việc tại Việt Nam có thể phức tạp nếu bạn không có đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm địa phương. Giấy phép lao động và visa Việt Nam là những tài liệu quan trọng cho phép bạn vào và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Biết được tầm quan trọng của giấy phép làm việc đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Navigos Search đã tổng hợp thông tin chi tiết giúp bạn dễ dàng có được chúng. 1. Giới thiệu giấy phép lao động Việt Nam Bộ Lao động, Không hợp lệ và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài. Thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động kéo dài 36 tháng (3 năm). Sau khi hết hạn, nhân viên nước ngoài cần nộp đơn xin gia hạn. Dưới đây là một số thông tin mà bạn sẽ cần khi tiếp cận để xin giấy phép làm việc: 1.1. Giấy phép lao động ở Việt Nam là gì? Giấy phép lao động chỉ do Bộ Lao động, Không hợp lệ và Xã hội cấp. Giấy phép làm việc có giá trị trong 36 tháng (3 năm). Sau khi nó hết hạn; người lao động nước ngoài phải nộp đơn xin gia hạn khi bạn ở Việt Nam. 1.2. Tại sao bạn cần giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam? Theo Bộ luật Lao động 2012, những người sử dụng lao động thuê lao động nước ngoài phải giải thích nhu cầu lao động của họ cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh và được sự chấp thuận bằng văn bản từ cơ quan này. Theo văn bản chấp thuận này, người sử dụng lao động sẽ nộp đơn xin giấy phép lao động cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội của tỉnh nơi đặt nơi làm việc theo kế hoạch của những nhân viên nước ngoài đó. Theo phê duyệt bằng văn bản này, người sử dụng lao động phải nộp đơn xin giấy phép lao động cho Sở Lao động Có một số trường hợp bạn không cần phải có giấy phép lao động tại Việt Nam nếu bạn thuộc một trong những điều sau đây: + Thời gian làm việc dưới 3 tháng. + Thành viên của một công ty TNHH bao gồm hơn 1 thành viên. + Công nhân nước ngoài là chủ sở hữu của một công ty TNHH tại Việt Nam. + Thành viên HĐQT tại một công ty cổ phần tại Việt Nam. + Một luật sư nước ngoài có giấy phép hành nghề luật do Bộ Tư pháp cấp. + Hoạt động bán hàng dịch vụ làm việc cho một công ty nước ngoài tại Việt Nam. 1.3. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép làm việc? Chính phủ Việt Nam sẽ trục xuất bất kỳ lao động nước ngoài nào tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, hoặc đã hết hạn. Đối với người sử dụng lao động, một hình phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng sẽ được áp dụng nếu họ không, hoặc báo cáo không đầy đủ, bất kỳ việc làm của người nước ngoài cho các cơ quan có thẩm quyền. Nếu vi phạm nghiêm trọng, người sử dụng lao động cũng có thể bị đình chỉ hoạt động tối đa 3 tháng. Chính phủ Việt Nam sẽ trục xuất bất kỳ lao động nước ngoài nào tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, hoặc đã hết hạn 2. Thủ tục và yêu cầu giấy phép lao động tại Việt Nam 2.1. Yêu cầu xin giấy phép lao động tại Việt Nam Một công nhân nước ngoài xin giấy phép lao động không được có tiền án hoặc phải bị truy tố hình sự theo luật pháp Việt Nam và nước ngoài. Các tài liệu cần thiết như sau: Yêu cầu mẫu giấy phép làm việc (do nhà tuyển dụng chuẩn bị) Chứng nhận kiểm tra sức khỏe. Hồ sơ hình sự (phải được ban hành trong vòng 180 ngày). Trong trường hợp người lao động nước ngoài đã ở lại Việt Nam hơn 6 tháng, họ sẽ phải cung cấp hồ sơ tội phạm cả ở Việt Nam và nước họ. Bằng cấp (đại học trở lên). Tài liệu xác nhận kinh nghiệm làm việc từ các nhà tuyển dụng cũ. Bản sao hộ chiếu được chứng nhận bởi chính quyền nước sở tại của công nhân nước ngoài. Tài liệu phê duyệt từ Ủy ban cho phép người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài. Chứng nhận kinh doanh của chủ nhân. Ảnh hộ chiếu (2). Một công nhân nước ngoài xin giấy phép lao động không được có tiền án hoặc phải bị truy tố hình sự theo luật pháp Việt Nam và nước ngoài 2.2. Quy trình nộp đơn Bạn sẽ cần làm những giấy tờ cần thiết sau đây để xin giấy phép lao động tại Việt Nam. Bước 1: Hoàn thành mẫu đơn và nộp tại văn phòng thành phố của Sở Lao động, Không hợp lệ và Xã hội. Ứng dụng này bao gồm các bước sau: Nhận thư từ nhà tuyển dụng của bạn xác nhận vị trí của bạn trong nước. Chuẩn bị ba (3) ảnh hộ chiếu. Kiểm tra sức khỏe và nhận giấy chứng nhận từ bệnh viện ở nước bạn hoặc Việt Nam. Nhận một hồ sơ tội phạm kiểm tra cả ở Việt Nam và từ nước bạn. Bước 2: Xử lý tất cả các tài liệu cần thiết cùng với các mẫu đơn nộp cho Sở Lao động Việt Nam và thu giấy phép lao động trong khoảng 15 ngày làm việc. 3. Lệ phí xin giấy phép lao động tại Việt Nam Sau khi nộp đủ các tài liệu cần thiết và mẫu giấy phép làm việc, bạn phải chờ thời gian xử lý khoảng 15 ngày làm việc. Lệ phí xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam thay đổi theo ba cấp chính. Dưới đây là các ví dụ về phí giấy phép lao động trong quý đầu tiên năm 2019: Đối với ứng viên mới: 400 đồng, 000 / giấy phép (20 USD). Đối với giấy phép lao động được cấp lại: 300.000 đồng / giấy phép (15 USD). Đối với giấy phép gia hạn: 200.000 đồng / giấy phép (10 USD).
Alex Alan
Giấy phép lao động Việt Nam là chứng chỉ chính thức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho phép người sở hữu giấy phép lao động được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Nó không thể được áp dụng trực tiếp bởi người lao động / người nước ngoài mà phải có sự hỗ trợ của người sử dụng lao động hoặc trung tâm dịch vụ tại Việt Nam. Và giấy phép lao động Việt Nam là loại giấy quan trọng để xin thẻ tạm trú , visa lao động cho Việt Nam . Tại đây bạn có thể xem mẫu giấy phép lao động Việt Nam: Mẫu giấy phép lao động Việt Nam Mẫu giấy phép lao động Việt Nam Để đủ điều kiện xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm việc tại một công ty / tổ chức đã đăng ký và công nhận tại Việt Nam. Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn tối đa là 2 năm và có thời hạn gia hạn. Bây giờ, trong bài đăng này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về giấy phép lao động cho Việt Nam. Yêu cầu về Giấy phép lao động tại Việt Nam Để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, người nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Trên 18 tuổi Có sức khoẻ tốt, đáp ứng yêu cầu công việc. Không có tiền án, tiền sự hoặc vi phạm an ninh quốc gia, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị công an Việt Nam và cảnh sát nước ngoài thi hành án hình sự trong thời gian làm nhiệm vụ. Có kiến thức chuyên ngành, công nghệ và trình độ chuyên môn cao; có kinh nghiệm trong kinh doanh, quản lý và các ngành nghề khác mà người lao động Việt Nam hiện không thể tiến hành một cách hiệu quả. Miễn giấy phép lao động Việt Nam Bạn có cần giấy phép lao động để làm việc tại Việt Nam? Trên thực tế, một số người nước ngoài thuộc diện Việt Nam được miễn giấy phép lao động . Nộp đơn xin Giấy phép lao động Việt Nam khi nào? Theo quy định tại Thông tư số 23/2017 / TT-BLĐTBXH hướng dẫn cấp giấy phép lao động trực tuyến cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam, người sử dụng lao động nước ngoài hoặc người đại diện của người lao động nước ngoài phải ít nhất 13 ngày làm việc trước ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. điền vào phiếu yêu cầu và các giấy tờ cần thiết gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xin cấp giấy phép lao động. Làm thế nào để xin giấy phép lao động Việt Nam? Dưới đây là các thủ tục và hồ sơ để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam mà người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài cần tuân thủ: Bước 1: Xin phê duyệt nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài Ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại công ty, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Ở bước này, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Bản đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ( Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018 / TT-BLĐTBXH) Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh. Thư ủy quyền trong trường hợp người nộp không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty. Sau đó, tất cả các tài liệu này sẽ được gửi: trực tiếp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc là trực tuyến tại http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn . Thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc (nộp trực tiếp) và 12 ngày làm việc (hoặc nộp trực tuyến). Bước 2 : Chuẩn bị hồ sơ gia hạn giấy phép lao động hết hạn: Người sử dụng lao động sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép lao động tại Việt Nam ( Mẫu số 7 ); Giấy khám sức khỏe ban đầu ; Hồ sơ hình sự (được cấp trong vòng 180 ngày), nếu người nộp đơn đã ở trên 6 tháng tại Việt Nam, họ sẽ phải cung cấp cả tiền án Việt Nam và tiền án của nước sở tại (bạn có thể xem hướng dẫn từng bước để lấy tiền án ở Việt Nam tại đây ); Bản sao công chứng hộ chiếu; Chứng chỉ phê duyệt đạt được ở Bước 1; 02 ảnh 4 * 6cm (xem yêu cầu về ảnh tại đây ); Bản sao hợp pháp hóa chứng chỉ / bằng cấp; Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc của người sử dụng lao động cũ ở nước ngoài; Số lượng: 01 bộ Bước 3: Nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động tại Việt Nam Chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại công ty, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cấp giấy phép lao động. Bước 4 : Nhận giấy phép lao động mới Người sử dụng lao động phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động mới trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian và chi phí xử lý giấy phép lao động Việt Nam Thời gian giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép lao động hoàn toàn là 20 ngày làm việc (sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định), bao gồm: 12 ngày làm việc để phê duyệt trực tuyến; 08 ngày làm việc đối với việc cấp giấy phép lao động. Nhưng tất cả đều được khuyến khích nên thực hiện thủ tục ít nhất 30 ngày trước ngày bắt đầu làm việc dự kiến của người nước ngoài. Chi phí xin giấy phép lao động Việt Nam khác nhau tùy theo tỉnh / thành phố nơi bạn nộp đơn đăng ký. Chấm dứt Giấy phép lao động Việt Nam Giấy phép lao động có thể bị chấm dứt nếu: Giấy phép lao động đã hết hạn. Đã chấm dứt hợp đồng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không phù hợp với giấy phép lao động đã được cấp. Hợp đồng kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế đã hết hạn hoặc chấm dứt. Người sử dụng lao động nước ngoài thông báo chấm dứt hợp đồng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đã bị thu hồi. Đã chấm dứt hoạt động của công ty, tổ chức và đối tác tại Việt Nam. Thời hạn của giấy phép lao động tại Việt Nam là 2 năm. Và sau đó, nếu bạn muốn làm việc tại Việt Nam lâu hơn, bạn có thể xin gia hạn / gia hạn giấy phép lao động . Nhưng nếu bạn muốn về nước hoặc sang nước khác làm việc, trước khi rời Việt Nam, Giấy phép lao động của bạn cần được hủy bỏ với sự hỗ trợ của Sở Lao động Thương binh và Ngoại giao. Người lao động nước ngoài phải trả lại giấy phép cho người sử dụng lao động của họ trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc việc làm của họ. Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp giấy phép cùng với thư thông báo cho văn phòng địa phương của Bộ Lao động.
Thuy legal
Các thủ tục và yêu cầu về giấy phép lao động Cần phải có giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam trên ba tháng. Điều này lý tưởng nhất nên được người sử dụng lao động áp dụng 15 ngày với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) trước khi người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. Thời gian xử lý giấy phép lao động mất đến 10 ngày làm việc. Trường hợp không bắt buộc phải có giấy phép lao động thì phải gửi thông báo trước bảy ngày cho Bộ LĐTBXH cấp tỉnh trước khi làm việc tại Việt Nam. Hiện tại, giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là ba năm và không thể gia hạn. Đơn mới phải được thực hiện nếu công ty muốn tiếp tục sử dụng lao động nước ngoài. Để được cấp giấy phép lao động, người nộp đơn phải tuân thủ các điều kiện sau: Từ 18 tuổi trở lên; Có đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu công việc; Một nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật và kiến thức cần thiết cho công việc; và Hiện chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tiền án tại Việt Nam hoặc nước ngoài hoặc có tiền án. Giấy phép lao động có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau: Giấy phép lao động hết hạn; Chấm dứt hợp đồng lao động; Nội dung hợp đồng lao động không phù hợp với giấy phép lao động được cấp; Nếu người lao động nước ngoài bị người sử dụng lao động nước ngoài sa thải; Thu hồi giấy phép lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chấm dứt hoạt động của công ty, tổ chức, đối tác tại Việt Nam; và Người nước ngoài bị kết án tù, chết hoặc bị tòa tuyên bố mất tích. Các trường hợp sau đây được miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài: Làm việc tại Việt Nam dưới ba tháng; Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên; Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên duy nhất; Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần; Đến Việt Nam để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ; Đến Việt Nam dưới ba tháng để giải quyết tình huống khẩn cấp, phức tạp về công nghệ có thể ảnh hưởng đến sản xuất mà chuyên gia Việt Nam hoặc chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không có khả năng giải quyết; Luật sư được cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam; Trưởng văn phòng đại diện, Trưởng văn phòng dự án hoặc người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại trong danh mục dịch vụ cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới, bao gồm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hóa giải trí và dịch vụ vận tải; và Đến Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về các nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, giám sát và đánh giá, quản lý và xử lý các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hoặc thỏa thuận tại Điều ước quốc tế về ODA ký giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan nước ngoài. Các cơ quan chức năng của Việt Nam ngày càng khắt khe hơn đối với giấy phép lao động. Những người vi phạm các quy định khi làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động có thể bị phạt hoặc nếu không đáp ứng được các yêu cầu về giấy phép lao động sẽ bị trục xuất về nước trong vòng 15 ngày. Ngoài ra, hoạt động của người sử dụng lao động có thể bị đình chỉ trong ba tháng với mức phạt có thể lên tới 3.300 USD.
Minh legal
GIẤY PHÉP LÀM VIỆC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Giấy phép lao động tại Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp. Nó có giá trị trong thời hạn 36 tháng (3 năm). Sau khi nó hết hạn; người nước ngoài phải xin lại giấy phép gia hạn. YÊU CẦU: Để xin giấy phép lao động, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau: › Trên 18 tuổi, đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc. › Trình độ chuyên môn, trình độ và công nghệ cao; có kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh và các ngành nghề khác mà lao động trong nước hiện nay không thể tiến hành hiệu quả. › Nếu người nước ngoài muốn làm các công việc đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế thì phải đáp ứng các yêu cầu về thực hiện công tác y tế, giáo dục của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. › Không có tiền án tiền sự tại nước sinh sống, Việt Nam hoặc các nước khác; không bị cảnh sát Việt Nam và nước ngoài bắt hoặc bỏ tù. MIỄN TRỪ: Người nước ngoài tại Việt Nam phải có giấy phép lao động hợp lệ, trừ một trong các trường hợp sau: › Làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng › Trong hội đồng quản trị của công ty được thành lập theo quy định của chính phủ Việt Nam. › Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty quốc tế tại Việt Nam › Vào làm việc tại Việt Nam để giải quyết các tình huống phát sinh mà người lao động Việt Nam hoặc người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam không giải quyết được. › Các luật sư được Bộ Tư pháp Việt Nam cho phép. CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ: Quy trình xin cấp hoặc gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm 2 bước chính: Bước 1 : Hoàn thành đơn và nộp tại văn phòng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố. Ứng dụng bao gồm: › Đơn xin cấp giấy phép lao động đã điền đầy đủ thông tin › Đơn xin việc hoặc xác nhận thay đổi công việc (của người sử dụng lao động). › Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước cư trú hoặc cơ quan tư pháp thành phố tại Việt Nam cấp (nếu đã sinh sống tại Việt Nam trên 6 tháng) › Lý lịch tự thuật có ảnh › Giấy khám sức khỏe được cấp tại nước cư trú hoặc tại Việt Nam › Bản sao trình độ hoặc chứng chỉ chuyên môn hoặc xác nhận về trình độ do cơ quan có thẩm quyền > 3 ảnh màu (3x4cm) đã được thực hiện trong vòng 1 năm. Bước 2 : Đến trung tâm nộp hồ sơ và nhận giấy phép lao động. THỜI GIAN VÀ PHÍ XỬ LÝ: Thời gian xử lý là 15 ngày làm việc. Lệ phí: Lệ phí xin giấy phép lao động ở Việt Nam thay đổi theo ba mức chính: › Đối với người đăng ký mới: 400.000 VNĐ / giấy phép (20 USD). › Đối với giấy phép lao động cấp lại: 300.000 VNĐ / giấy phép (15 USD). › Đối với giấy phép lao động gia hạn: 200.000 VNĐ / giấy phép (10 USD).
Moit
CHÍNH PHỦ Số: 34/2008/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam _______________________________ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định này quy định việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động và việc sử dụng giấy phép lao động; trách nhiệm của người nước ngoài, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đối tượng áp dụng của Nghị định này là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có sử dụng người nước ngoài, cụ thể như sau: 1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau: a) Thực hiện hợp đồng lao động; b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam; c) Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế; d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; đ) Chào bán dịch vụ; e) Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài, bao gồm: a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; b) Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam; c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế; d) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ; đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; e) Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập; g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam; h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; k) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Các doanh nghiệp, tổ chức nói trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam. 2. Nhà quản lý, Giám đốc điều hành là những người nước ngoài trực tiếp quản lý doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, chỉ chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo chung từ hội đồng quản trị hoặc các cổ đông của doanh nghiệp hoặc cấp tương đương; quản lý doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo doanh nghiệp đó hoặc một phòng, ban hoặc một đơn vị trực thuộc của hiện diện thương mại, giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác, có quyền thuê và sa thải hoặc kiến nghị thuê, sa thải hoặc các hoạt động về nhân sự khác. Các nhà quản lý, giám đốc điều hành này không trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của hiện diện thương mại. 3. Chuyên gia là người nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và những công việc quản lý. 4. Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Bao gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia nêu trên của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng. 5. Người nước ngoài chào bán dịch vụ là những người không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện: không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và người chào bán không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ. 6. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Những người này đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 (hai) năm và phải đáp ứng các điều kiện đối với "chuyên gia" như khoản 3 Điều 2 nêu trên. 7. Đối tác phía Việt Nam, bao gồm: a) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có ký hợp đồng với phía đối tác nước ngoài để phía nước ngoài cung cấp dịch vụ, chào bán dịch vụ và thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế. b) Đại diện của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 8. Hiện diện thương mại là người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài. Chương 2: TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM Điều 3. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau 1. Đủ 18 tuổi trở lên; 2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; 3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Nghị định này; Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề. 4. Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. 5. Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Điều 4. Tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động 1. Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài: Người nước ngoài nộp 02 (hai) bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động, một bộ do người sử dụng lao động quản lý và một bộ hồ sơ để người sử dụng lao động làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động. Mỗi bộ hồ sơ gồm có: a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp; c) Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; d) Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam; đ) Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài. Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận; e) 03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ. 3. Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: a) Trước khi tuyển lao động ít nhất 30 (ba mươi) ngày, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo Trung ương hoặc địa phương (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử) về các nội dung: số lượng người cần tuyển, công việc, trình độ chuyên môn, mức lương, điều kiện làm việc và một số yêu cầu cần thiết khác nếu người sử dụng lao động cần. Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm thì không phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo Trung ương hoặc địa phương theo quy định nêu trên. b) Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài vào Việt Nam làm việc; Người nước ngoài phải nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp, đồng thời phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này. c) Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động nêu tại khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài khi hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Nghị định này và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này. d) Khi được cấp giấy phép lao động, người nước ngoài và người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam; người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đó. Nội dung trong hợp đồng lao động không được trái với nội dung đã ghi trong giấy phép lao động đã được cấp. Điều 5. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp 1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này. 2. Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp có hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam phải có ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép có tối thiểu 03 (ba) nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam. 3. Đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp. 4. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. 5. Đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Điều 6. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để thực hiện các loại hợp đồng (không phải hợp đồng lao động) 1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài về việc thỏa thuận người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. 2. Đối tác phía Việt Nam phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài. Người nước ngoài phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. 4. Đối tác phía Việt Nam phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Điều 7. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để chào bán dịch vụ Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải thông báo trước ít nhất 07 (bảy) ngày khi người nước ngoài đến chào bán dịch vụ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài dự kiến đến chào bán dịch vụ với nội dung: Họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc cụ thể của người nước ngoài. Điều 8. Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam 1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này. 2. Người nước ngoài phải có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam. 3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. 4. Đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Điều 9. Cấp giấy phép lao động 1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây: a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng; b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ; e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này; g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, gồm: a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Đối với người nước ngoài tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. c) Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. d) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. đ) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không theo hợp đồng lao động thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn của giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng. 5. Trình tự cấp giấy phép lao động: a) Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc. Trường hợp người nước ngoài không làm việc thường xuyên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động. b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy pháp lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. c) Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép đó đang còn hiệu lực nếu có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, đ khoản 2 Điều 4 và điểm a khoản 3 Điều 9 của Nghị định này và bản sao giấy phép lao động đang còn hiệu lực. 6. Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thì người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài, gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 của Nghị định này. Đối với các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì thời hạn báo cáo danh sách trích ngang về người nước ngoài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc. Điều 10. Gia hạn giấy phép lao động 1. Các trường hợp được gia hạn giấy phép lao động: a) Người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được và người nước ngoài đó không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 84 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. b) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này mà các công việc đòi hỏi quá 36 (ba mươi sáu) tháng. 2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động: a) Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm: - Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài; - Bản sao hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động); - Giấy phép lao động đã được cấp. b) Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này, bao gồm: - Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; - Giấy phép lao động đã được cấp. 3. Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động: Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Thời hạn gia hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng. 4. Trình tự gia hạn giấy phép lao động: a) Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 11. Cấp lại giấy phép lao động 1. Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động: a) Giấy phép lao động bị mất; b) Giấy phép lao động bị hỏng. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, bao gồm: a) Đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó phải giải trình rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng; b) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; c) Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng. 3. Nội dung giấy phép lao động được cấp lại: Giấy phép lao động được cấp lại cho người nước ngoài đảm bảo đúng các nội dung như giấy phép lao động đã được cấp. 4. Trình tự cấp lại giấy phép lao động: a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng thì người nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó; b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ Sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 12. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu 1. Giấy phép lao động hết thời hạn. 2. Chấm dứt hợp đồng lao động. 3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. 4. Hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt. 5. Văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông báo thôi cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 6. Giấy phép lao động bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật Việt Nam. 7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động. 8. Người nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án. Điều 13. Sử dụng giấy phép lao động 1. Người nước ngoài có trách nhiệm giữ giấy phép lao động đã được cấp khi giấy phép đang còn hiệu lực. 2. Người nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3. Khi người nước ngoài đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không phải tỉnh, thành phố mà người nước ngoài làm việc thường xuyên) từ 10 (mười) ngày liên tục trở lên hoặc 30 (ba mươi) ngày cộng dồn trong 01 (một) năm thì người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về người nước ngoài đến làm việc và kèm theo bản chụp giấy phép lao động đã được cấp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài đến làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này. 2. Người sử dụng lao động và cá nhân có hành vi vi phạm Bộ luật Lao động, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. Sau 06 (sáu) tháng làm việc tại Việt Nam nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật. Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định này về trình tự hợp pháp hoá lãnh sự, lý lịch tư pháp, thẻ tạm trú, thường trú, cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Y tế Hướng dẫn mẫu, nội dung và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khoẻ, thời hạn sử dụng giấy chứng nhận sức khoẻ của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Điều 17. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt. Nam theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Điều 18. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động. 2. Thực hiện cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. 3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý. 4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này. Điều 19. Trách nhiệm của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam và tổ chức phi chính phủ nước ngoài 1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam. 2. Làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và nộp lệ phí cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. 3. Thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã giao kết với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 4. Quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đồng thời phải bổ sung các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 5. Quản lý người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức. 6. Báo cáo tình hình người sử dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Hiệu lực thi hành 1. Đối với người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên, phu nhân, phu quân, người giúp việc gia đình và người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì không phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng người nước ngoài thuộc đối tượng nêu trên phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bãi bỏ các quy định trái với các quy định tại Nghị định này. Đối với những người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì giấy phép lao động đó vẫn còn hiệu lực và không phải đổi giấy phép lao động mới. Điều 21. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Trần vĩnh tâm
Công ty tôi đang rất cần chuyên gia nước ngoài vào làm việc, để giới thiệu bạn của tôi là người Singapore vào công ty thì cần có những điều kiện gì? Hồ sơ để cấp giấy phép lao động cần những giấy tờ gì?
Nguyễn Thị Hà
Tôi xin giải đáp trường hợp chủ doanh nghiệp của tôi là người Hàn Quốc được bên Hàn Quốc thanh toán lương nhưng sang công ty bên Việt Nam quản lý thì có nhất thiết phải lập hợp đồng lao động không?
Hà văn Mạnh
Công ty chúng tôi có 02 người lao động nước ngoài hiện đang làm việc. Trước ngày 25/10/2018 trụ sở Công ty ở Thái Nguyên, chúng tôi đã làm thủ tục xin cấp GPLĐ cho 02 người lao động nước ngoài trên theo đúng quy định. Sau khi chuyển sang Vĩnh Phúc, chuyên viên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc yêu cầu chúng tôi làm thủ tục cấp mới Giấy phép lao động ở Vĩnh Phúc, tôi muốn hỏi như vậy có đúng quy định hay không?
Thư Viện Pháp Luật
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2017/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM QUA MẠNG ĐIỆN TỬ Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây được viết tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP); Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử theo mức độ 3 của dịch vụ công trực tuyến. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. 2. Người sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. 3. Cơ quan chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài là Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao trong trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (sau đây được viết tắt là Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH). 5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Giao dịch điện tử trong việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây được viết tắt là cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài) bao gồm: việc chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thực hiện bằng phương tiện điện tử. 2. Cổng thông tin điện tử là địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn (sau đây được viết tắt là cổng thông tin điện tử) truy cập trên môi trường mạng, để liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các ứng dụng và dịch vụ của lĩnh vực cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài mà qua đó được dùng để khai thác, sử dụng. 3. Tài khoản giao dịch điện tử trong cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là tài khoản do người sử dụng lao động đăng ký để đăng nhập vào cổng thông tin điện tử để thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Điều 4. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài 1. Thực hiện thống nhất, đúng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và pháp luật có liên quan. 2. Bảo đảm tính liên tục, kịp thời, rõ ràng, chính xác, công bằng, trung thực, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật và toàn vẹn thông tin. 3. Người sử dụng lao động khi thực hiện các giao dịch điện tử phải có tài khoản giao dịch điện tử để đăng nhập vào cổng thông tin điện tử. Điều 5. Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài 1. Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài bao gồm tờ khai và giấy tờ kèm theo phải phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 2. Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài có các giấy tờ kèm theo ở dạng chứng từ giấy thì người sử dụng lao động phải chuyển đổi sang chứng từ điện tử dạng portable document format (pdf), document (doc, docx) hoặc joint photographic experts group (jpg), việc chuyển đổi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy; b) Được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử. 3. Khi các giấy tờ ở dạng chứng từ giấy không còn giá trị pháp lý thì các tài liệu chứng từ điện tử cũng không còn giá trị pháp lý. Chương II CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, XÁC NHẬN KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG QUA MẠNG ĐIỆN TỬ Điều 6. Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài 1. Trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) phải khai thông tin vào tờ khai và nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đến cơ quan chấp thuận qua cổng thông tin điện tử, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, 5 và 8 Điều 172 Bộ luật Lao động và Điểm e và h Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP. Trường hợp thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động gửi báo cáo giải trình thay đổi trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài qua cổng thông tin điện tử. 2. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan chấp thuận trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động. Trường hợp báo cáo chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan chấp thuận trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. 3. Sau khi nhận được trả lời kết quả báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài là phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc báo cáo đến cơ quan chấp thuận để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định. Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc báo cáo thì cơ quan chấp thuận phải trả kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động. 4. Trường hợp bản gốc báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài không đúng với tờ khai và báo cáo đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan chấp thuận trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động. Điều 7. Cấp giấy phép lao động 1. Trước ít nhất 7 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động. Trường hợp tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. 3. Sau khi nhận được trả lời kết quả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động là phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định. Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động thì cơ quan cấp giấy phép lao động phải trả kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động. 4. Trường hợp bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không đúng với tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động. Điều 8. Cấp lại giấy phép lao động 1. Trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động. Trường hợp tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. 3. Sau khi nhận được trả lời kết quả hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động là phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định. Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động thì cơ quan cấp giấy phép lao động phải trả kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động. 4. Trường hợp bản gốc hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động không đúng với tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động. Điều 9. Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động 1. Trước ít nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động. Trường hợp tờ khai và hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. 3. Sau khi nhận được trả lời kết quả hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định. Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì cơ quan cấp giấy phép lao động phải trả kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động. 4. Trường hợp bản gốc hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động không đúng với tờ khai và hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động. Chương III QUẢN LÝ DỮ LIỆU GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ Điều 10. Nhập dữ liệu về lĩnh vực cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trước khi áp dụng giao dịch điện tử 1. Cơ quan cấp giấy phép lao động đã có cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài thì phối hợp với Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Cục Việc làm) để đồng bộ dữ liệu qua cổng thông tin điện tử. 2. Cơ quan cấp giấy phép lao động chưa xây dựng cơ sở dữ liệu thì có trách nhiệm cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giấy phép lao động đang còn hiệu lực của người lao động nước ngoài lên cổng thông tin điện tử. Điều 11. Về bảo mật dữ liệu và chia sẻ thông tin 1. Bảo đảm năng lực, khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia. 2. Có các quy trình thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có khả năng phục hồi dữ liệu trong trường hợp dữ liệu điện tử gặp sự cố. Chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải được lưu giữ trên hệ thống và được truy cập trực tuyến. 3. Nhật ký giao dịch điện tử phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu 5 năm, kể từ thời điểm thực hiện giao dịch thành công. Bảo đảm các thông tin lưu trữ trong nhật ký giao dịch. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 12. Trách nhiệm của Cục Việc làm 1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có liên quan qua cổng thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông khác. 2. Quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài qua cổng thông tin điện tử. 3. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài qua cổng thông tin điện tử. 4. Thực hiện kết nối liên tục, bảo mật, toàn vẹn thông tin về hồ sơ và các điều kiện cần thiết để thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. 5. Vận hành cổng thông tin điện tử để tiếp nhận và xử lý dữ liệu cấp giấy phép lao động điện tử bảo đảm tính liên tục, toàn vẹn, an ninh, an toàn và bảo mật. 6. Cấp tài khoản giao dịch điện tử và mật khẩu, phân quyền truy cập, cập nhật thông tin, phân quyền quản lý, sử dụng và chia sẻ thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. 7. Giám sát việc khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu, đảm bảo an ninh thông tin, an toàn hệ thống. 8. Sao lưu dữ liệu định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm nhằm phòng tránh trường hợp sai hỏng, mất dữ liệu trong quá trình quản lý, sử dụng. Thực hiện lưu trữ dữ liệu liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tối thiểu là 5 năm. Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài qua cổng thông tin điện tử, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. 2. Đảm bảo về nguồn kinh phí, hạ tầng kỹ thuật và an toàn, an ninh thông tin trong quá trình triển khai thực hiện. 3. Chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài qua cổng thông tin điện tử hoặc giao cho cơ quan được ủy quyền. Điều 14. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Triển khai việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài qua cổng thông tin điện tử trên địa bàn. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trên địa bàn các quy định cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử cho người lao động nước ngoài. 3. Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 15. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 1. Có trách nhiệm khai báo trung thực thông tin và bảo vệ thông tin tài khoản truy cập, truy cập đúng địa chỉ, mật khẩu, không được làm lộ địa chỉ, mật khẩu truy cập đã được cấp. 2. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trong phạm vi được cấp, đúng mục đích, không xâm nhập trái phép hệ thống. 3. Quản lý nội dung các thông tin, dữ liệu đã khai thác, không được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp đã được thỏa thuận, cho phép của Cục Việc làm. 4. Không được thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông tin, dữ liệu, không được tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống, thông báo kịp thời cho Cục Việc làm về những sai sót của thông tin, dữ liệu đã cung cấp. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16. Hiệu lực thi hành và triển khai thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 10 năm 2017. 2. Người sử dụng lao động lựa chọn một trong hai phương án sau để thực hiện nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động; hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động: a) Thực hiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho cơ quan chấp thuận và cơ quan cấp giấy phép lao động; b) Thực hiện qua cổng thông tin điện tử. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan; - Website Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, CVL (30 bản).
Minh Minh
Xin báo giá quy trình và thủ tục cũng như các phí phát sinh của giấy phép lao động tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng cho các chuyên gia người Pháp tại Việt Nam --> Làm tự thiện
Nguyễn Văn Vũ
QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TP HỒ CHÍ MINH ? I. CĂN CỨ PHÁP LÝ - Bộ luật Lao động 2012 (từ Điều 169 đến Điều 175); - Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; - Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Nghị quyết số 185/2008/NQ-HĐND ngày 06/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh thành phố Hồ Chí Minh II. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN - Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ, người nước ngoài xin cấp giấy phép lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể như sau: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. + Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc. + Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. + Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. + Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài. - Đối với người lao động nước làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. III. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG A. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài: 1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016). 2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ. (Giấy tờ này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam) 3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ. (Giấy tờ này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam) 4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật được quy định như sau: 4.1 Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý hoặc giám đốc điều hành thì phải có một trong các giấy tờ sau: - Giấy phép lao động, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành; - Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận. 4.2 Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia thì phải có một trong các giấy tờ sau: - Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; - Bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. 4.3 Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thì phải có các giấy tờ sau: - Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam; - Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam. 4.4 Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây: - Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; - Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài; - Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài; - Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay. (Các giấy tờ này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam) 5. 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; 6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật; 7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài được quy định như sau: 7.1 Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì phải có các giấy tờ sau: - Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam; - Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng là một trong các giấy tờ sau đây: + Hợp đồng lao động; + Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động; + Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài; + Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài. 7.2 Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế thì phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; 7.3 Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng thì phải có các giấy tờ sau: - Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; - Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm là một trong các giấy tờ sau: + Hợp đồng lao động; + Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động; + Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài; + Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài. 7.4 Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ thì phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ; 7.5 Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; 7.6 Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại thì phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó; 7.7 Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó, là một trong các giấy tờ sau: + Hợp đồng lao động; + Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động; + Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài; + Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài. (Các giấy tờ này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam). 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt: a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm giấy tờ quy định tại các mục 1, 5, 6 và 7 bên trên và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp; b) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các mục 1, 4, 5, 6 và 7 bên trên và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp; c) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các mục 1, 2, 3, 5, 6 và 7 bên trên và văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động; d) Trường hợp người lao động nước ngoài tại các Điểm a, b và c bên trên đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại mục 4 bên trên. Riêng đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật đã được cấp giấy phép lao động thì giấy phép lao động đang còn hiệu lực được coi là văn bản chứng minh trong hồ sơ cấp giấy phép lao động. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ - Lệ phí: 600.000 đồng B. Trình tự thực hiện Bước 1: Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang (Số 80 Ấp Bắc, Phường 4, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ khi nộp đầy đủ hồ sơ. IV. BIỂU MẪU HỒ SƠ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016).
Gửi bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động: ...
Dịch vụ xin Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài ...
Giấy Phép Lao Động: Điều Kiện Và Thủ Tục Làm ...
Dịch Vụ Làm Visa Tại Đà Nẵng
Dịch Vụ Xin Visa Nhập Cảnh Đà Nẵng
Chi Phí Visa Việt Nam: Những Điều Bạn Cần Biết ...
+6888+
+1689+
+39+
3+
HOTLINE
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
TÌM KIẾM DỊCH VỤ - BÀI VIẾT TƯ VẤN