Ghét Sếp, Nhân Viên Có Được Tự Ý Nghỉ Việc?

  • 05/03/2020

Ghét sếp, công việc áp lực, không ít người đang có suy nghĩ rời xa công việc hiện tại, chuyển đến một nơi mới mẻ hơn với những đồng nghiệp thú vị hơn. Tuy nhiên, có thể vì thế mà tự ý nghỉ việc?

Có được tự ý nghỉ việc?

Có rất nhiều lý do để một người lao động quyết định nghỉ việc, đặc biệt là các bạn trẻ vừa chập chững bước vào trường đời, có thể do nhiệt huyết không còn, công việc không còn thách thức, thú vị, hay thậm chí mơ mộng đến một tương lai màu hồng khác,…

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, chỉ khi người lao động tuân thủ thời gian báo trước cho người sử dụng lao động và vì 01 trong 07 lý do dưới đây thì việc nghỉ việc mới được pháp luật công nhận, đó là:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;

- Không được trả lương đầy đủ hoặc đúng thời hạn đã thỏa thuận;

- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

-  Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện công việc;

- Được bầu vào cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm vào bộ máy nhà nước;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ;

- Ốm đau, tai nạn đã điều trị liên tục 90 ngày đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với người làm theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà chưa hồi phục.

Riêng người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn không cần lý do khi nghỉ việc (chỉ cần tuân thủ thời gian báo trước) thì tất cả những người lao động còn lại nghỉ việc ngoài các lý do nêu trên đều bị coi là nghỉ việc trái pháp luật.

Vì lý do nào đó, nhân viên có được tự ý nghỉ việc? (Ảnh minh họa)


Thậm chí, khi tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì người lao động sẽ bị kỷ luật sa thải (khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012).

Có lợi gì khi tự ý nghỉ việc?

Có thể vì sếp, vì công việc hiện tại mà người lao động bất chấp mọi lý do để được nghỉ việc, tuy nhiên, liệu người lao động có thực sự được lợi trong chuyện này?

Theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2012, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có nghĩa vụ:

+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

+ Trường hợp vi phạm quy định về thời gian báo trước thì phải bồi thường một khoản tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước;

+ Trường hợp được đào tạo thì phải hoàn trả chi phí đào tạo (chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành,…) cho người sử dụng lao động.

Trường hợp tự ý nghỉ đến mức phải sa thải, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm, mà chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện.

Ngoài ra, khi tự nghỉ việc, người lao động sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng mới khi họ yêu cầu kinh nghiệm và xác nhận thời gian đã làm việc thực tế.

Với những phân tích nêu trên, chắc hẳn người lao động đã có câu trả lời cho mình về việc có được tự ý nghỉ việc hay không. Ngoài ra, cũng nên cân nhắc thật kỹ khi đưa ra quyết định nghỉ việc dù có bị sếp ghét hay ghét sếp, dù công việc có tồi tệ hay bế tắc.

Thùy Linh

 

Xem thêm
  • Mẫu Đơn xin nghỉ việc 2019 khiến sếp vui vẻ gật đầu
  • Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước?
  • Nghỉ việc bao lâu được trả Sổ bảo hiểm?
  • Nhân viên nghỉ việc vẫn nợ tiền công ty, đòi thế nào?

Quý khách cần gặp luật sư để được tư vấn thêm về việc này vui lòng liên hệ số 1900636383 (miễn phí)

(Nguồn: https://luatvietnam.vn)

PROFILE LHD LAW FIRM
Tags
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng