Đăng Ký Nhãn Hiệu Nhóm 35

  • 09/11/2021

▶️ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CỦA LHD LAW FIRM (ĐẠI DIỆN CỦA CỤC SHTT VIỆT NAM)

↗️ Miễn phí tư vấn

HCM: 02822446739

HN: 02422612929

ĐN: 02366532929  

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Những gì bạn có thể và không thể đăng ký nhãn hiệu

NHÃN HIỆU
✔️ Một cái tên như Nike
✔️ Một logo giống như logo swoosh
✔️ Slogan như "Just do it"
🛑ĐIỀU GÌ KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU
🚫 Một bài hát, sách, phim hoặc tác phẩm sáng tạo nguyên bản khác. Nhận bản quyền thay thế.
🚫 Một sáng chế như quy trình kỹ thuật, máy móc, sản phẩm được sản xuất hoặc công thức hóa học. Xem xét bằng sáng chế.

☖ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ?

→ Cá nhân hoặc tổ chức (tổ chức thông thường là công ty) có quốc tịch Việt Nam được quyền đăng ký nhãn hiệu (Cá nhânStart-upCông tyDoanh NghiệpTổ Chức

→ Cá nhân hoặc tổ chức (tổ chức thông thường là công ty) có quốc tịch Nước Ngoài được quyền đăng ký nhãn hiệu nhưng phải Thông qua tổ Chức ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (LHD LAW FIRM LÀ MỘT VÍ DỤ)

☖ PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU 

  • Nhãn hiệu thông thường
  • Nhãn hiệu tập thể
  • Nhãn hiệu chứng nhận
  • Nhãn hiệu liên kết
  • Nhãn hiệu nổi tiếng

Trong đó nhãn hiệu thông thường được xem là phổ biến nhất

HỒ SƠ QUÝ KHÁCH CẦN CUNG CẤP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

# MẪU NHÃN HIỆU LOGO CẦN ĐĂNG KÝ

# GIẤY ỦY QUYỀN THEO MẪU CỦA LHD LAW FIRM

Nhóm 35: NHÃN HIỆU GỒM NHỮNG DỊCH VỤ GÌ 

DỊCH VỤ Nhóm 35. Quảng cáo; Quản lý, tổ chức và quản trị kinh doanh; Hoạt động văn phòng.

CHÚ THÍCH: Nhóm 35 chủ yếu gồm những dịch vụ do cá nhân hoặc tổ chức tiến hành nhằm mục đích chính là: (1) Giúp đỡ việc hoạt động hay điều hành một công ty thương mại, hoặc (2) Giúp đỡ một xí nghiệp công nghiệp hoặc thương mại điều hành việc kinh doanh hoặc thương mại, cũng như các dịch vụ của các cơ sở quảng cáo chịu trách nhiệm liên hệ với công chúng, tuyên bố hoặc thông báo bằng mọi phương tiện truyền bá và liên quan đến mọi loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Nhóm này đặc biệt gồm cả: 

  • Tập hợp và trưng bầy các loại hàng hoá khác nhau, không kể vận chuyển, vì lợi ích của khách hàng để họ dễ xem và mua các hàng hoá này; các dịch vụ này có thể được cung cấp bởi các cửa hàng bán lẻ, bán buôn hàng hoá hoặc thông qua máy bán hàng tự động, ca-ta-lô đặt hàng qua thư hoặc bằng các phương tiện truyền thông điện tử, ví dụ, qua trang web hoặc các chương trình mua bán trên tivi;
  • Dịch vụ quảng cáo, marketing và thúc đẩy bán hàng, ví dụ, phân phát hàng mẫu, phát triển các ý tưởng quảng cáo, soạn thảo và xuất bản các tài liệu quảng cáo;
  • Trưng bày hàng hóa trong các cửa hàng;
  • Dịch vụ quan hệ công chúng;
  • Sản xuất các chương trình mua sắm từ xa;
  • Tổ chức hội chợ và triển lãm thương mại cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo;
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để thúc đẩy bán hàng;
  • Dịch vụ hỗ trợ thương mại, ví dụ như tuyển dụng nhân sự, đàm phán hợp đồng kinh doanh cho người khác, phân tích giá cả thị trường, dịch vụ đại lý xuất nhập khẩu;
  • Dịch vụ quản trị liên quan đến các giao dịch kinh doanh và hồ sơ tài chính, ví dụ như sổ sách kế toán, lập báo cáo thống kê tài khoản, kiểm toán doanh nghiệp và tài chính, đánh giá kinh doanh, dịch vụ lập bản khai thuế và khai thuế;
  • Quản trị thương mại việc li-xăng hàng hóa và dịch vụ của người khác;
  • Dịch vụ gồm việc đăng ký, sao chép, soạn thảo, biên soạn, sưu tập, hoặc hệ thống hoá các thông báo và đăng ký dạng văn bản, cũng như việc sưu tập các số liệu toán học hay thống kê;
  • Hoạt động văn phòng, ví dụ như dịch vụ lên và nhắc lịch hẹn, tra cứu dữ liệu trong máy tính cho người khác, quản lý tệp tin máy tính, dịch vụ tổng đài điện thoại. Nhóm này đặc biệt không bao gồm:
  • Dịch vụ tài chính, ví dụ, phân tích tài chính, quản lý tài chính, tài trợ tài chính (Nhóm 36);
  • Quản lý bất động sản (Nhóm 36);
  • Dịch vụ môi giới chứng khoán (Nhóm 36);
  • Hậu cần vận tải (Nhóm 39);
  • Kiểm toán năng lượng (Nhóm 42);
  • Thiết kế đồ họa vật liệu quảng cáo (Nhóm 42);
  • Dịch vụ pháp lý liên quan đến đàm phán hợp đồng cho người khác (Nhóm 45);
  • Li-xăng sở hữu trí tuệ, quản trị pháp lý việc li-xăng, quản lý quyền tác giả (Nhóm 45);
  • Đăng ký tên miền (Nhóm 45).

💯 DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, THEO HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 7 BƯỚC SAU 

BƯỚC 1: TRA CỨU TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN 

Bước này nhằm giảm thiểu rủi ro đến 90% khi nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu mới

Nếu không làm bước này: Thời gian 24-26 tháng chờ đợi (mất công) 

                                              Mất chi phí nộp đơn và xây dựng thương hiệu 

VÌ VẬY: TRA CỨU ĐỂ BẢO ĐẢM KHI ĐĂNG KÝ NHẰM ĐẠT KHẢ NĂNG CẤP VĂN BẰNG CAO NHẤT CÓ THỂ.

  • THAM KHẢO DỊCH VỤ TRA CỨU NHÃN HIỆU TRƯỚC NỘP ĐƠN CỦA CHÚNG TÔI ⇒ THAM KHẢO 

BƯỚC 2: NỘP ĐƠN LẤY NGÀY ƯU TIÊN 

Việc nộp đơn có thể tiến hành qua Đại diên cục SHTT hoặc tự nộp

Nếu tự nộp có thể liên hệ tại 3 văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau

Nơi nộp

Địa chỉ

Cục Sở hữu trí tuệ

384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu thông qua đại diện nộp đơn ⇒ Liên hệ Công ty Luật LHD theo thông tin dưới đây

Mục đích nộp đơn

#1. Lấy số đơn và ngày ưu tiên

#2. Bắt đầu xét nghiệm đơn → Cho mục đích đăng ký nhãn hiệu

BƯỚC 3: XÉT NGHIỆM HÌNH THỨC ĐƠN

Thời hạn xét nghiệm 02 tháng từ ngày nộp đơn

Mục đích xét nghiệm đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

BƯỚC 4: CÔNG BỐ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Thời gian: Kéo dài trong 4 tháng từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

Mục đích công bố đơn:

Nhằm thông báo rộng rãi cho cá nhân tổ chức khác biết đơn đã được Công bố, nếu có khởi kiện hoặc ý kiến phản đối đơn thì liên hệ với Cục SHTT để làm thủ tục phản đối Cấp trong thời gian này.

BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH HÌNH THỨC ĐƠN

Thời gian: 12-14 tháng từ ngày công bố đơn xong

Mục đích: Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

BƯỚC 6: RA QUYẾT ĐỊNH CẤP HOẶC TỪ CHỐI CẤP VĂN BẰNG NHÃN HIỆU

Trong bước này có 2 khả năng xảy ra

#1. Cục đồng ý cấp văn bằng

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn trong vòng 3 tháng có quyền nộp công văn phản đối hoặc đồng ý với quyết định từ chối 1 phần nhãn hiệu này.

Nếu xét thấy ý kiến của Cục là hợp lý thì bỏ qua bước này, ngược lại nếu thấy quyết định không hợp lý có quyền ý kiến của mình cho việc đấu tranh để được cấp văn bằng.

BƯỚC 7: NHẬN QUYẾT ĐỊNH CẤP HOẶC TỪ CHỐI LẦN CUỐI

Trong bước này có 2 khả năng xảy ra

#1. Cục đồng ý cấp văn bằng theo ý kiến phản đối của Chủ đơn

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng do ý kiến không hợp lý

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn không còn khả năng ý kiến mà sẽ phải làm thủ tục ý kiến với Cục SHTT, với quyết định này Cục có 12 tháng để giải quyết khiếu nại.

 

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NĂM 2021

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG XỬ LÝ NHÃN HIỆU CỦA CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2021

Điểm số #1. Việc phân nhóm áp dụng theo Nice 11 → Noip yêu cầu phải ghi rõ chi tiết từng mã (ví dụ trước đây ghi chung chung là mua bán hàng nông sản (được chấp nhận) nay phải ghi rõ hàng nông sản là gì - hàng nông sản là hạt điều, hạt cà phê ...vv

Điểm số #2. Thời gian xử lý kéo dài hơn rất nhiều so với thực tế (trước đây khoản 18 tháng thì hiện tại lên đến 26-28 tháng từ ngày nộp đơn) → Lý do: Noip cho biết số đơn tăng hơn gấp 10 lần nhưng chuyên viên không tăng nên chậm đơn.

Điểm số #3Data Noip cung cấp trên website là không đủ (Khi nào nhãn đăng công báo mới được ghi nhận lên website) nên bắt buộc khi đăng ký các Chủ đơn phải tiến hành tra cứu, đánh giá trước khi Nộp Đơn → Nhằm đảm bảo khả năng thành công khi đăng ký tại Việt Nam.

CÓ NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ?

NẾU KHÔNG NẮM RÕ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ, CÁCH TRA CỨU ĐỂ ĐẠT MỤC ĐÍCH THÌ NÊN DÙNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

→ LHD LÀ MỘT ĐƠN VỊ TƯ VẤN UY TÍN (ĐẠI DIỆN CỦA CỤC SHTT)

Trong hơn 12 năm hoạt động Luật Hồng Đức đã đăng ký thành công cho hơn 168888+ Đơn nhãn hiệu tại Việt Nam, trong đó có 20% là khách nước ngoài và 80% khách trong nước đã tin dùng dịch vụ của Chúng tôi 

 

 

 VÌ SAO CHỌN LHD LAW FIRM CHO DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

1 #. LHD Law Firm (Luật Hồng Đức) được đánh giá là tổ chức đăng ký logo nhãn hiệu uy tín bậc nhất tại Việt Nam được đánh giá cao bởi Legal500.

2 #. Số chứng nhận: 146 do Cục SHTT cấp 

Với tư cách là đại diện của Cục SHTT Chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với Cục, nộp đơn, đóng phí, nhận thông báo, ý kiến và nhận văn bằng cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài và Việt Nam

Tiêu chí ba không của Chúng tôi

- Không cần chủ đơn ký hồ sơ

- Không cần chủ đơn phải trực tiếp theo dõi đơn

- Không cần chủ đơn làm việc trực tiếp với Cục (như gửi công văn, đóng phí...) 

3 #. LHD Law Firm được đánh giá là tư vấn thân thiện và chi phí hợp lý, mục đích chính là hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam bảo vệ nhãn hiệu, logo thương hiệu của mình.

 

CÂU HỎI QUAN TÂM

1. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở ĐẦU ?

Có hai cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

#1. Nộp tại cục sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

#2. Nộp thông qua đại diện Cục SHTT

LHD Law Firm là một đại diện → Liên hệ nộp đơn

2. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU GỒM NHỮNG HỒ SƠ GÌ ?

Thành phần hồ sơ gồm có:

Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm); Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…); Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có )

GIẤY UỶ QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN SHCN

3. ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU GIÁ BAO NHIÊU ?

  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu:180.000 đồng;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000đ;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ.

PHÍ DỊCH VỤ (VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ TỐT NHẤT)

📠 LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
  • HỒ CHÍ MINH: 02822446739 

  • HÀ NỘI: 02422612929

  • ĐÀ NẴNG: 02366532929 

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng