Cách Thành Lập Công Ty Nhỏ Kinh Doanh Hiệu Quả

  • 03/07/2023

Thành lập công ty nhỏ - Tìm hiểu tư vấn bởi LHD Law Firm (Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng)

 

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Khi bạn cần mở một doanh nghiệp nhỏ để hoạt động kinh doanh cho riêng mình hoặc cùng với người thân, bạn bè xây một Start-up nhỏ với quy mô và vốn trong phạm vi cho phép thì cần phải xem xét đến các khía cạnh nào, nhằm cân đối mọi thứ 

Với bề dày truyền thống tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp LHD Law Firm chia sẻ những điều cơ bản giúp Start-up hiểu hơn về công ty nhỏ 

Cách thành lập công ty nhỏ là gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

  1. Doanh nghiệp nhỏ là gì?

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định

  1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

  1. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

  1. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

  1. Thủ tục thành lập công ty nhỏ (những lưu ý)

Các chủ đầu tư khi muốn thành lập công ty có quy mô nhỏ và vừa thường băn khoăn không biết thủ tục pháp lý có gì khác biệt hay không. Thực tế, khi thành lập bất cứ một hình thức doanh nghiệp nào, chủ đầu tư cũng cần đáp ứng các điều kiện sau:

2.1. Ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập doanh nghiệp nhỏ, ngành nghề kinh doanh vẫn phải nằm trong danh sách các ngành nghề được cho phép kinh doanh tại Việt Nam. Nhóm ngành nghề này được phân thành 2 loại chính là:

Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Nhóm ngành nghề kinh doanh không điều kiện.

Cụ thể từng ngành nghề, chủ công ty có thể liên hệ với LHD Law Firm để được luật sư của chúng tôi tư vấn chính xác cũng như đưa ra những lời khuyên giúp chủ đầu tư thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ một cách nhanh nhất.

2.2. Tên công ty

Tên của các doanh nghiệp nhỏ phải tuân theo đúng quy định của cơ quan chức năng, tên phải đảm bảo các điều kiện:

Không trùng lặp với bất cứ tên của công ty nào khác đã đăng ký và được lưu dữ liệu trên Cổng thông tin quốc gia.

Tên được viết bằng tiếng việt, có cấu tạo gồm 2 thành tố là: Loại hình công ty + Tên công ty. Ví dụ: Công ty TNHH Thời Trang Việt.

Tên công ty phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

2.3. Vốn điều lệ thành lập công ty nhỏ

Mỗi loại quy mô công ty lại có quy định về vốn cụ thể. Chẳng hạn công ty vừa thì có số vốn từ 20-100 tỷ, công ty nhỏ thì dưới 20 tỷ đồng. Vốn thành lập công ty bao gồm cả vốn điều lệ và vốn pháp định.

Pháp luật Việt Nam không quy định số vốn điều lệ doanh nghiệp phải có khi thành lập công ty. Tuy nhiên chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ càng để chọn số vốn thích hợp nhất, thuận lợi nhất cho kế hoạch phát triển của công ty mình. 

2.4. Địa chỉ trụ sở chính của công ty

Địa chỉ công ty tưởng chừng có thể qua loa nhưng các chủ đầu tư vẫn rất cần thận trọng trong bước này. Các chủ đầu tư cần lưu ý địa chỉ trụ sở phải rõ ràng, gồm số nhà, tên phường, xã, quận, huyện, thị trấn và có địa chỉ liên hệ công khai gồm số fax, số điện thoại và email (thư điện tử).

Khi đáp ứng được cả 4 điều kiện trên, chủ đầu tư có thể yên tâm tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy trình gồm 4 bước quan trọng nhất là:

Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty.

Đăng ký dấu pháp nhân tại cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty.

Đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại cơ quan thuế.

Đăng ký thuế với Chi cục hoặc Cục thuế.

Thông thường trong quy trình này, các chủ doanh nghiệp nhỏ thường bị vướng ở khâu chuẩn bị hồ sơ và tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do vậy, LHD Law Firm khuyên các chủ đầu tư nên tìm đến đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp như chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình nhất. LHD Law Firm đã giúp hàng trăm chủ đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp mà không tốn quá nhiều công sức, đặc biệt chi phí thành lập công ty còn hết sức hợp lý.

  1. Một số bí kíp thành lập công ty nhỏ thành công

3.1. Tạo cá tính thương hiệu của riêng mình

Không giống như những doanh nghiệp tập đoàn lớn, bạn không có đủ nguồn lực để khiến mọi người biết đến. Bạn cần một thứ gì đó tốt hơn. Làm thế nào để cạnh tranh với những nhân vật có sức lôi cuốn và nổi tiếng? Hãy là chính mình. Đó là cách mà khách hàng muốn từ bạn.

Tính xác thực của bạn, trái tim, giá trị, và tầm nhìn là điều tách biệt bạn với các chủ doanh nghiệp nhỏ khác. Đó thực sự là nguồn lực lớn mà bạn đang sở hữu.

Nói một cách đơn giản là hãy xây dựng tính cách thương hiệu bằng cách đặt cái tâm của mình vào doanh nghiệp của bạn. Cách dễ nhất để thực hiện việc này là viết một bài trên blog, quay một video hướng dẫn hoặc phát biểu tại một sự kiện. Chia sẻ tầm nhìn và giá trị của bạn ngay tại phần giới thiệu của trang web hoặc viết một bài biên tập giải thích tại sao bạn bắt đầu doanh nghiệp của mình.

3.2. Phát triển một kế hoạch kinh doanh chiến lược, cơ cấu tổ chức và hệ thống hỗ trợ hoạt động

So với việc xây dựng thương hiệu của bạn, điều này không thú vị lắm. Nhưng, các thủ tục này hoặc có thể giúp phát triển hoặc làm sụp đổ doanh nghiệp nhỏ của bạn.

 - Một kế hoạch kinh doanh chiến lược là kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp mô tả khái niệm kinh doanh, triết lý và sứ mệnh của bạn.

- Cơ cấu tổ chức là các chính sách và quy trình bảo đảm doanh nghiệp của bạn là một cỗ máy hoạt động trơn tru.

- Hệ thống hỗ trợ hoạt động có thể giảm bớt sự quản lý từ các hoạt động thường ngày, như lên lịch các cuộc họp hoặc theo dõi dòng tiền. Điều này cho phép bạn tập trung vào các nhiệm vụ khác để phát triển doanh nghiệp nhỏ của bạn.

Ba yếu tố này sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết rõ ràng về các quy trình của công ty và đảm bảo bạn có các hệ thống phù hợp. 85% không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng là do liên quan đến sự thiếu hụt trong các hệ thống và quy trình - chứ không phải do nhân viên.

3.3. Tránh gặp phải các sai lầm phổ biến

Một trong những cách tốt nhất để tăng khả năng thành công là học hỏi từ những sai lầm của người khác. Và đây là 5 trong số những sai lầm phổ biến của các chủ doanh nghiệp nhỏ

- Bạn đánh giá quá cao nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Giả sử bạn vẫn nhận được DVD từ Netflix. Chỉ vì bạn không thể bỏ công nghệ lỗi thời này, không có nghĩa là việc bắt đầu một doanh nghiệp cho thuê DVD sẽ hoạt động. Giữa Redbox và các dịch vụ phát trực tuyến, cơ hội sống sót của bạn là rất thấp. Hãy chia sẻ ý tưởng của bạn cho bạn bè và gia đình của bạn hoặc thực hiện một số nghiên cứu thị trường.

- Bước vào một thị trường cạnh tranh. Ít nhất bạn cũng nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Mặt khác thị trường cũng trở nên bão hòa hơn. Tốt hơn hết là bạn nên có lợi thế cạnh tranh khác biệt.

- Không tính đến phụ phí. Các chi phí như lương, cơ sở vật chất và thiết bị là hiển nhiên. Nhưng có rất nhiều chi phí khác bị bỏ qua khi bắt đầu kinh doanh. Không quan tâm đến những chi phí này có thể dẫn đến việc kiểm soát được ngân sách của bạn.

- Không lên kế hoạch cho lợi nhuận. Nếu bạn muốn thành công, thì bạn phải biết mô hình lợi nhuận của mình. Điều này có nghĩa là bạn phải nhận thức được lợi nhuận tổng hợp của bạn trên doanh số, lợi nhuận ròng, và bạn cần phải làm gì để vượt qua được mục tiêu đề ra.  Những con số dựa trên KPIs này sẽ cho bạn biết cách doanh nghiệp của bạn thực sự hoạt động như thế nào.

3.4. Kết nối với cộng đồng

Khách hàng thích hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Khi họ hỗ trợ một doanh nghiệp nhỏ tại địa phương, họ nhận được những lợi ích như cải thiện nền kinh tế địa phương. Việc biết được những người đằng sau sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ giúp dịch vụ khách hàng tốt hơn. Hơn nữa, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương giữ được sự độc đáo của cộng đồng.

Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn nên tìm kiếm cơ hội để nhận phản hồi thông qua hoạt động tình nguyện, tổ chức một buổi gây quỹ hoặc tài trợ cho một tổ chức phi lợi nhuận. Tham dự các sự kiện địa phương và thu hút cộng đồng bằng cách tiếp thu các phản hồi hoặc làm nổi bật khách hàng trung thành của bạn.

3.5. Đặt nhân viên của bạn lên hàng đầu

Gary Vaynerchuk - một doanh nhân, diễn giả Hoa Kỳ, bốn lần được bình chọn là tác giả có sách bán chạy nhất New York Times cho rằng: "Nhân viên của bạn rất quan trọng, bởi vì chính kỹ năng của họ giúp hệ thống của bạn hoạt động". Bằng cách đặt hạnh phúc và sức khỏe của nhân viên trên mọi thứ, Vaynerchuk đã mở rộng quy mô kinh doanh của mình và xây dựng đội ngũ tận tâm khi ông tiếp tục đổi mới.

Gary, giống như hầu hết các nhà lãnh đạo xuất sắc, xây dựng mối quan hệ thực sự với nhân viên của mình, cũng như khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngoài ra, hãy thúc đẩy họ bằng cách chúc mừng những nhiệm vụ mà họ hoàn thành tốt, xây dựng niềm tin và cho họ thấy rằng họ đang góp phần lớn lao vào thành công chung của một tập thể.

Khi bạn đặt nhân viên của mình lên hàng đầu như thế nào, họ sẽ là những người ủng hộ lớn nhất của bạn, đồng thời giúp phát triển doanh nghiệp của bạn với tốc độ nhanh hơn.

3.6. Hãy biết trân trọng và giữ khách

Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp. Hãy giữ lấy các khách hàng và có được những khách hàng trung thành bằng cách:

- Quảng bá hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn với đối tượng mục tiêu qua báo địa phương, tv / radio, quảng cáo, thư trực tiếp, ấn phẩm thương mại, catalogue, internet hoặc quảng cáo từ thiện.

- Các chương trình khuyến mãi như phiếu giảm giá, thử nghiệm miễn phí hoặc hàng khuyến mại.

- Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.

- Xây dựng một thương hiệu khiến khách hàng luôn muốn ủng hộ - giống như Apple.

3.7. Có tổ chức

Khi có tổ chức sắp xếp, bạn có nhiều khả năng hoàn thành các nhiệm vụ và luôn đứng đầu trong mọi việc cần làm. Một khởi đầu tuyệt vời để bắt đầu là tạo một danh sách việc cần làm hàng ngày. Đó là một cách đơn giản và hiệu quả để duy trì sự tập trung và đảm bảo rằng bạn không quên bất cứ điều gì.

3.8. Hãy có một chỗ đứng ở chuyên ngành của mình

Bạn muốn vượt lên trước đối thủ cạnh tranh? Sau đó trở thành một chuyên gia đi đầu về lĩnh vực này? Nghe có phức tạp không?  Hãy đơn giản hóa việc này bằng cách

- Xác định chuyên ngành và kiến thức của bạn.

- Đưa thị trường lớn vào phân khúc cụ thể hơn.

- Thể hiện nội dung của bạn trước những người mới như viết bài đăng.

3.9. Phân tích đối thủ của mình

Đây không phải là một việc mờ ám trong kinh doanh. Các doanh nghiệp hầu như đều làm điều này để cải thiện bản thân mình. Nghiên cứu các đối thủ sẽ cho bạn cơ hội để xem điểm yếu của họ cũng như những gì họ đang làm tốt hơn bạn.

Với kiến thức này, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào thế mạnh của mình hoặc cải thiện những thiếu sót.

3.10. Bảo vệ dòng tiền của mình

Bí quyết thực sự đối với thành công của các doanh nghiệp nhỏ là có kỷ luật trong việc quản lý tài chính cá nhân và dòng tiền kinh doanh của họ.

Nếu bạn muốn đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có dòng tiền dương, hãy thực hiện các biện pháp sau:

- Điều chỉnh chi phí của bạn.

- Đẩy nhanh các khoản phải thu.

- Mở rộng lịch trình thanh toán của bạn.

- Điều chỉnh mức tồn kho.

- Có được một khoản vay khi bạn cần dòng tiền ngay lập tức.

Tạo ra một kế hoạch lưu lượng tiền mặt trong sáu đến tám tuần tiếp theo để bạn có thể giải quyết các vấn đề về dòng tiền trước khi chúng trở thành khó khăn của bạn.

3.11. Quản lí tín dụng của mình

Có lúc bạn cần có được một khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ của mình, như khi bạn cần thu hẹp khoảng cách ngắn hạn giữa các khoản phải thu chi vì tính thời vụ, mở rộng hàng tồn kho hoặc tăng trưởng kinh doanh. Thỉnh thoảng, có một trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như các hỏng hóc thiết bị, bạn không có tiền mặt để thay thế.

Dù trong tình huống nào, điều bắt buộc là bạn phải có sẵn khoản tín dụng khi bạn cần. Ngoài ra, khi bạn có một khoản tín dụng tốt, bạn có thể nhận được các điều khoản thanh toán thuận lợi hơn, được cung cấp một khoản nợ có thể trả và thiết lập với các nhà cung cấp mới.

3.12. Thu được danh tiếng trong khu vực của mình

Thành công của doanh nghiệp nhỏ mà bạn sở hữu sẽ trở thành một phần của cộng đồng. Sau tất cả, khi bạn bước vào một thị trường mới, nó phải chiến thắng các doanh nghiệp đã có sẵn trong khu vực. Khi bạn dẫn đầu trong cộng đồng, hãy sử dụng chiến thuật như lời giới thiệu, giấy chứng nhận và trình bày chuyên nghiệp để có được sự tín nhiệm.

Ngoài những điều trên thì chúng ta cũng cần phải nắm rõ được khái niệm kinh doanh là gì, làm cách nào để phát triển đơn vị của mình từ ngày mới thành lập. Hãy liên hệ với dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhỏ của chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn tốt nhất.

  1. Dịch vụ thành lập công ty nhỏ (LHD Law Firm tư vấn)

Quy trình tiến hành thực hiện dịch vụ thành lập công ty với số vốn nhỏ LHD Law Firm. Khi đến với chúng tôi, bạn sẽ được sử dụng dịch vụ và công ty chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận ý kiến về việc thành lập công ty của khách hàng, tư vấn các điều kiện cũng như có thể lựa chọn mở công ty với số vốn nhỏ phù hợp.

Bước 2: Tư vấn các yêu cầu theo quy định của pháp luật mà khách hàng cần chuẩn bị khi tiến hành thành lập công ty với số vốn nhỏ.

Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ cho khách hàng, và trực tiếp thay mặt quý khách hàng đến các cơ quan có thẩm quyền quản lý để thực hiện việc thành lập công ty.

Bước 4: Nhận kết quả và trực tiếp đến giao tận tay khách hàng gồm: Giấy chứng nhận về việc tiến hành đăng ký kinh doanh, mẫu dấu tròn và giấy chứng nhận về việc sử dụng mẫu dấu, in thêm các mẫu dấu khác như dấu chức danh nếu khách có nhu cầu.

Bước 5: Tư vấn các vấn đề về việc sử dụng hóa đơn điện tử, thay mặt khách hàng kê khai thuế và tư vấn các dịch vụ pháp lý phát sinh sau này trong quá trình quản lý điều hành công ty.

Bạn nên lựa chọn sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập công ty nhỏ của LHD Law Firm vì các lý do sau:

LHD Law Firm có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động mở công ty với số vốn nhỏ.

Chi phí tại công ty phù hợp, mức giá cạnh tranh ngang bằng so với các công ty dịch vụ khác trong khi đó chất lượng cao và chúng tôi còn cam kết không thu thêm bất kỳ phụ phí gì.

Trao tận tay khách hàng kết quả mà khách hàng không cần phải đi lại nhiều, tiến hành lưu hồ sơ với các ưu đãi về sau.

Quý khách hàng toàn quốc đang mong muốn tìm một đơn vị thành lập công ty nhỏ giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín – chuyên nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi. Rất hân hạnh được phục vụ!

💯 Sử dụng dịch vụ Thành Lập Công Ty  vui lòng liên hệ với chúng tôi nhận BÁO GIÁ tốt nhất...

☑ Hồ Chí Minh: 02822446739 
☑ Hà Nội: 02822612929 
☑ Đà Nẵng 02366532929
☒ Email: all@lhdfirm.com 
 
PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng