Quy Trình - Thủ Tục Thành Lập Công Ty - Những Điều Cần Lưu Ý
25/07/2023
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
Những lưu ý quan trọng nhất khi thành lập công ty - doanh nghiệp trong năm 2023 | bài viết do LHD Law Firm cung cấp dựa trên quy định pháp luật mới nhất và kinh nghiệm thực tiễn từ hơn 15 năm tư vấn - sẽ hướng dẫn chi tiết các thông tin cụ thể, cần thiết về việc thành lập công ty - doanh nghiệp tại tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc Đà Nẵng.
Vì sao nên lựa chọn một công ty luật uy tín để hỗ trợ việc thành lập công ty?
Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm một công ty luật uy tín để hỗ trợ thành lập công ty cho mình là vì những lý do sau đây:
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ xin Giấy phép kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, một công ty luật có uy tín sẽ nhiệt tình tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp của khách hàng tất cả các vấn đề khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp có liên quan.
Những công ty luật uy tín là nơi hội tụ các luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với đội ngũ tư vấn kế toán có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm, họ đã tư vấn cho nhiều công ty nên sẽ đúc kết được những lưu ý cần thiết cho doanh nghiệp và các công việc cần phải thực hiện để doanh nghiệp tránh gặp phải các rắc rối sau khi thành lập công ty và trong quá trình hoạt động.
Được hỗ trợ thêm hoàn toàn miễn phí ở các lĩnh vực có liên quan, dự liệu được các tình huống pháp lý có thể xảy ra, đảm bảo được quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp của quý khách hàng.
Lựa chọn một công ty luật uy tín sẽ nhận được một dịch vụ chuyên nghiệp, cam kết theo đúng hợp đồng với chi phí dịch vụ hợp lý, luôn rõ ràng, minh bạch. Đồng thời thông qua hợp đồng pháp lý đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
Điều kiện để thành lập công ty
Điều kiện để thành lập công ty là: Đủ 18 tuổi và không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp. Quý khách có thể thành lập công ty ở bất kỳ tỉnh thành nào mà không bị hạn chế về việc đăng ký hộ khẩu hay thường trú.
Pháp luật không hạn chế số lượng công ty mà một người muốn thành lập trừ một số trường hợp đặc biệt.
Khi thành lập công ty cần chuẩn bị những tài liệu nào?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh, để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần phải chuẩn bị những tài liệu sau đây:
Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, các cổ đông cùng sáng lập công ty và người đại diện của công ty theo pháp luật (đối với trường hợp người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên của công ty).
Chuẩn bị các thông tin liên quan đến tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn,….
Các giấy tờ khác liên quan đến trụ sở công ty như: hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất chủ doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với quyền sử dụng đất, văn phòng, tòa nhà cho thuê.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty bao gồm những gì?
Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần,... sẽ có hồ sơ tương ứng. thông thường hồ sơ thành lập công ty sẽ bao gồm các tài liệu như sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ doanh nghiệp;
Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân.
Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn thành lập công ty;
Danh sách các thành viên (công ty TNHH hai thành viên) hoặc danh sách các cổ đông sáng lập (công ty cổ phần);
Hợp đồng ủy quyền hay hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý, để ủy quyền cho Công ty Luật LHD thực hiện các dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt; sẽ được công ty luật tư vấn.
Một số lưu ý về giấy tờ của thành viên công ty TNHH và cổ đông công ty cổ phần
Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.
Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
Thủ tục thành lập công ty - LHD Law Firm hướng dẫn từng bước
Có 7 bước để thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về các vấn đề có liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh, các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, vốn điều lệ, thông tin người đại diện công ty theo pháp luật để được [công ty luật] tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan và chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty đầy đủ, sẽ tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp cũng sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty. Ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đồng thời công ty cũng được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian hoàn thành là 03 ngày.
Bước 3: Khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau thời gian 03 ngày làm việc quý khách hàng sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể quý khách hàng sẽ được nhận Giấy chứng nhận lâu hơn một chút do quá trình chuyển phát theo đường bưu điện.
Bước 4: Khắc dấu công ty (mộc tròn)
Ngay sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp [công ty] sẽ tiến hành làm con dấu cho doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, các doanh nghiệp sẽ đảm nhận việc tự khắc con dấu và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty, công ty không phải đăng thông báo mẫu dấu. Mặc dù , đây điểm mới mẻ trong luật doanh nghiệp 2020 nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp phải tự quản lý và sử dụng con dấu của mình mà không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Bước 5: Đây là bước hoàn thiện, [công ty] chuyển kết quả và hướng dẫn cho khách hàng thủ tục thực hiện sau khi thành lập công ty
[công ty Luật] sẽ đại diện uỷ quyền cho doanh nghiệp làm việc và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sau bước hoàn thành thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
[Công ty luật] sẽ chuyển toàn bộ các kết quả dịch vụ cho khách hàng bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu công ty, công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp. Vẫn tiếp tiếp tục hỗ trợ, đề xuất những điểm cần lưu ý cho khách hàng sau khi thành lập công ty.
Bước 6: Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý, kê khai thuế theo yêu cầu
Công ty [Công ty luật] sẽ chuyển kết quả dịch vụ thành lập công ty đến khách hàng. Đồng thời sẽ tư vấn thêm cho khách hàng theo yêu cầu về các vấn đề ý về thuế (Kê khai thuế) và những lưu ý liên quan công việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Bảng biển công ty, thuế, kế toán, lao động và sở hữu trí tuệ từ các luật sư.
Ngoài ra, [Công ty luật] cũng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ liên quan khác như kế toán thuế, kê khai thuế, tư vấn các vấn đề liên quan đến tư vấn tài chính, thương hiệu, soạn thảo hợp đồng và tranh chấp công ty.
Bước 7: Thực hiện xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp
Bước này chỉ áp dụng đối với các ngành nghề được yêu cầu phải thực hiện bước sau thành lập công ty và giấy phép con như: vận tải, nhà hàng, du lịch, giáo dục, y tế,….
Trên đây là các bước thành lập công ty của [Công ty luật]. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thành lập công ty hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kỹ lưỡng, và nhận được mức giá ưu đãi nhất.
Những ưu - nhược điểm của việc thành lập công ty/doanh nghiệp so với hộ kinh doanh.
Sau đây là những ưu nhược điểm để giúp quý khách hàng lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất:
Về tư cách pháp nhân:
Các đối tượng như hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, công ty có tư cách pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm có hạn trong phạm vi vốn có.
Hộ gia kinh doanh có tư cách pháp nhân và chỉ phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản.
Về việc phát hành hoá đơn:
Hộ kinh doanh thì không được phát hành và xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khấu trừ.
Công ty được phép phát hành và xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khấu trừ, đây là ưu điểm rất lớn khi thành lập công ty.
Về dịch vụ kế toán thuế:
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói mà không cần một nhân sự kế toán cố định.
Ưu điểm:
Giảm thiểu chi phí.
Đảm bảo giải quyết tối ưu nhất cho các vấn đề liên quan đến thuế của công ty như kê khai thuế, kế toán và tài chính.
Về thuế khoán:
Theo quy định hiện nay có sự khác nhau về thuế khoán giữa 2 loại hình công ty/doanh nghiệp và hộ kinh doanh như sau:
Công ty/doanh nghiệp sẽ chưa bị áp thuế doanh thu khi doanh nghiệp chưa có lãi (kể cả trường hợp có doanh thu).
Hộ kinh doanh dù có bất cứ doanh thu (dù chưa có lãi) vẫn bị áp thuế theo định mức.
Về thuế VAT:
Vì là thuế khấu trừ, thuế gián thu nên với công ty khi xuất VAT tiền thuế sẽ thu từ khách hàng, sau đó doanh nghiệp phải nộp lại cho nhà nước chứ không phải khoản thuế công ty không kinh doanh cũng phải nộp.
Chú ý: Theo quy định, doanh nghiệp xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng thì phải có hóa đơn hóa đơn đầu vào.
Về việc thành lập công ty:
Công ty thành lập khá dễ dàng, chi phí cũng khá thấp. Tuy nhiên, việc vận hành và quản lý công ty lại khá phức tạp, hoặc khi cần đóng cửa công ty thì cũng tốn không ít chi phí và thời gian khá lâu nên cần cân nhắc kỹ trước khi thành lập.
Nhu cầu xuất hoá đơn:
Trong lĩnh vực kinh doanh của mình nếu đa phần khách hàng của bạn là những cá nhân, chắc chắn nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng để khấu trừ là không cao, vì thế bạn nên cân nhắc việc thành lập công ty.
Thành viên công ty:
Có khách hàng, có doanh thu là điều quan trọng nhất của một công ty, do đó để công ty đi vào hoạt động có hiệu quả cao, các thành viên cổ đông cần phải giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng, nên cần phải xem xét thật kỹ lưỡng đồng thời lời khuyên nên tham vấn những luật sư có chuyên trách về doanh nghiệp để được hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định chuẩn xác phù hợp về mặt tài chính và tối ưu được những bước quản lý sao này cho doanh nghiệp của mình.
Những lưu ý và tư vấn quan trọng khi thành lập công ty
Sau đây là một số những lưu ý giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế được những khó khăn về mặt pháp lý tạo điều kiện tốt để phát triển cũng như xây dựng uy tín của doanh nghiệp.
Lưu ý về trụ sở công ty:
Tại Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trụ sở công ty như sau:
Trụ sở công ty không được phép thành lập ở nhà tập thể, nhà chung cư.
Nhà thuê, mượn để làm trụ sở công ty để đảm bảo sự ổn định cho hoạt động kinh doanh quý khách hàng nên yêu cầu chủ nhà làm hợp đồng, đồng thời cung cấp 2 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Trụ sở công ty phải luôn đảm bảo liên liên lạc được, có người trực để nhận thư của các cơ quan pháp lý đăng ký doanh nghiệp, vì nếu khi họ gửi thư phát mà không có người nhận sẽ dẫn đến doanh nghiệp bị liệt vào danh sách công ty không kinh doanh tại trụ sở và phải đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên cố định trụ sở theo quận huyện để tránh việc phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý khi chọn loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có các loại hình doanh nghiệp như sau: CTY TNHH một thành viên, CTY TNHH hai thành viên trở lên, CTY cổ phần, CTY hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Thực tế cho thấy, nếu kinh doanh các ngành nghề thông thường thì nên lựa chọn 1 trong 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất đó là công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Sự khác biệt lớn nhất giữa công ty cổ phần và công ty TNHH đó là:
Đối với công ty cổ phần: Có thể huy động vốn linh hoạt và tham gia vào thị trường chứng khoán. Số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là 03 người và không giới hạn, có thể chuyển nhượng dễ dàng sau khi không còn là cổ đông sáng lập.
Đối với công ty TNHH: Sự tham gia của các thành viên rất chặt chẽ, số lượng người tham vào công ty giới hạn từ 01 đến 50 người.
Bên cạnh đó, khách hàng chỉ nên lựa chọn loại công ty cổ phần nếu sau này có nhu cầu tham gia thị trường chứng khoán. Bởi vì ở công ty cổ phần, các hoạt động, cơ cấu tổ chức và các quy định về vấn đề nội bộ tương đối phức tạp, chỉ cần một chút sơ suất của doanh nghiệp cũng có thể vi phạm các vấn đề pháp lý nội bộ của công ty theo quy định của pháp luật.
Lưu ý về việc đặt tên công ty
Những lưu ý về việc đặt tên công ty theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Tên công ty ngày càng bị hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng nhiều. Mặc dù vậy, quý khách hàng vẫn có thể dễ dàng đặt được tên công ty theo mong muốn bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào là có thể đăng ký được.
Những tiền tố nên tránh khi đặt tên công ty khách hàng cần chú ý: Không sử dụng những tiền tố như Samsung, iPhone, Nokia, Honda, Yamaha,… hay các nhãn hiệu đã có đăng ký độc quyền để đặt tên cho công ty. Bởi vì trùng tên với các nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam doanh nghiệp sẽ được yêu cầu đổi tên nếu đăng ký tên trùng lặp.
Khi đặt tên khách hàng nên chú ý đến việc tên có khả năng đăng ký được nhãn hiệu hoặc tính đến đường dài trong tương lai đồng bộ để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp.
Lưu ý về vốn điều lệ
Quy định theo khoản 34 Điều 4, Khoản 2.c Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Vốn điều lệ hoàn toàn do doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm (kể cả với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần phải chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế).
Dựa vào nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp như: mức hợp đồng doanh nghiệp ký kết với đối tác, sự tham gia vào dự án, số vốn phải ký quỹ đối với một số ngành đặc thù, mức thuế môn bài muốn đóng,... mà doanh nghiệp lựa chọn vốn điều lệ sao cho phù hợp và cần quan tâm đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi đưa ra cam kết mức vốn.
Góp vốn với thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có thể góp vốn bằng hình thức chuyển khoản vốn góp vào tài khoản của công ty đối với cá nhân thành lập công ty.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ – CP và Thông tư 09/2015/BTC ngày 29/01/2015, việc góp vốn phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty có đăng ký với cơ quan đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức là thành viên/cổ đông của công ty.
Theo quy định của pháp luật, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối dễ dàng, nhưng ngược lại thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại khá nhiều điều kiện và cần một thời gian nhất định. Ngoại trừ trường hợp thành viên, cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày thì công ty sẽ phải hoạt động đủ 02 năm mới có thể làm thủ tục giảm vốn điều lệ cùng một số điều kiện nhất định.
Do đó, khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty phải cân nhắc đến mức vốn để việc góp vốn diễn ra thuận lợi cũng như lợi ích các thành viên/cổ đông trong công ty được đảm bảo.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký kinh doanh:
Mặc dù pháp luật cho phép doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, nhưng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp nên lựa chọn trong phạm vi rộng. Bởi vì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ trước đó.
Luật Doanh nghiệp hiện hành có ưu điểm là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do vậy mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh theo nhu cầu hoạt động để tránh việc phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề sau khi hoạt động do khi thành lập chưa bao quát được các ngành nghề dự định kinh doanh.
Theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 (Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Khi thành lập công ty phải nộp những loại thuế nào?
Một số lưu ý về thuế dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho những câu hỏi: Khi thành lập công ty/ doanh nghiệp phải đóng các loại thuế nào? Mức thuế là bao nhiêu?
Các loại thuế cơ bản phải nộp
Khi thành lập công ty, các loại thuế phải nộp gồm:
Thuế giá trị gia tăng: dựa theo cân đối đầu ra và đầu vào của công ty;
Thuế môn bài: dựa theo mức vốn điều lệ công ty đăng ký, với mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ phải nộp 2tr/năm, vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên thì nộp 3tr/năm;
Thuế thu nhập doanh nghiệp: công ty chỉ phải nộp khi có lãi và nộp 20% lợi nhuận công ty;
Thuế xuất, nhập khẩu: chỉ nộp khi công ty có hoạt động xuất, nhập khẩu;
Thuế tài nguyên: chỉ phải nộp nếu công ty có sử dụng tài nguyên;
Thuế tiêu thụ đặc biệt: công ty nộp thuế nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh.
Thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế
Với thuế môn bài: Doanh nghiệp thành lập năm 2023 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên vẫn phải thực hiện kê khai và nộp tờ thuế môn bài ( Áp dụng Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020)
Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Doanh nghiệp mới hoạt động, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp vào trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
Các doanh nghiệp thành lập công ty trong năm 2023, đồng thời thành lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty trên toàn quốc, sẽ được miễn thuế môn bài cho các đơn vị trực thuộc.
Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có) và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
Tờ khai quý 1: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/04;
Tờ khai quý 2: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07;
Tờ khai quý 3: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/10;
Tờ khai quý 4: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;
Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có):
Quý 1: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/04;
Quý 2: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07;
Quý 3: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/10;
Quý 4: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập tạm tính và sẽ tổng hợp doanh thu vào cuối năm để quyết toán tổng số thuế thu nhập mà doanh nghiệp sẽ phải nộp trong năm (nếu có).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm trước chậm nhất là ngày 30/03 năm sau.
Một số lưu ý về việc kê khai thuế khi mới thành lập công ty
Việc kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế vẫn phải nộp tờ khai thuế.
Việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn phải kê khai mặc dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
Việc báo cáo tài chính cuối năm: Dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh nào thì doanh nghiệp vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm.
Thực hiện nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan kê khai thuế, thực hiện các nghĩa thuế. Đặc biệt, cần phải lưu ý về các mốc thời gian kê khai và nộp các loại thuế để tránh vi phạm dẫn tới bị phạt và gia tăng số tiền phạt.
Những thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập công ty
Sau đây là những thủ tục doanh nghiệp cần làm và thời hạn thực hiện sau khi đã nhận được đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020:
Thủ tục mở tài khoản ngân hàng
Thủ tục được tiến hành bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản công chứng
Chứng minh nhân dân của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép: 01 bản công chứng;
Điều lệ công ty: 01 bản sao
Theo quy định năm 2023, doanh nghiệp không cần phải thực hiện công bố mẫu dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, có nhiều ngân hàng vẫn chưa cập nhật nội dung này nên cần lưu ý và trao đổi nội dung này để thực hiện thủ tục được diễn ra dễ dàng nhất.
Doanh nghiệp phải mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục.
Theo thông tư 01/2021/TT- BKHĐT về việc hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/05/2021, sẽ không còn mẫu hồ sơ kê khai tài khoản ngân hàng với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, từ thời điểm 01/05/2021 doanh nghiệp sau khi mở tài khoản, doanh nghiệp mới mở không phải tiến hành thủ tục kê khai số tài khoản ngân hàng.
Thủ tục đăng ký chữ ký số
Doanh nghiệp đăng ký chữ ký số để thực hiện nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet.
Doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản ở ngân hàng nào thì sẽ đăng ký nộp thuế điện tử ở đó.
Hiện nay, các doanh nghiệp thành lập tại Hà Nội có thể đăng ký xin cấp số tài khoản ngay trong hồ sơ đăng ký thành lập, không phải thực hiện thủ tục mở tài khoản và thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng nữa. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể đăng ký online tài khoản cho doanh nghiệp khá hạn chế nên doanh nghiệp có ít sự lựa chọn.
Thủ tục nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
Đối với doanh nghiệp thành lập năm 2023 sẽ được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/02/2020, tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài.
Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: các công ty/doanh nghiệp mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc công ty mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh tiến hành kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
Thủ tục làm và đặt tên biển công ty tại trụ sở chính
Bắt buộc doanh nghiệp phải treo biển công ty tại trụ sở chính với đầy đủ các nội dung gồm: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở và số điện thoại hoặc email (nếu có).
Thủ tục mua chữ ký số điện tử để nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp có thể thông qua công ty Luật LHD để mua chữ ký số với giá cả ưu đãi và được hỗ trợ dịch vụ tốt nhất.
Thủ tục đề nghị phát hành hóa đơn điện tử
Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử gồm: Quyết định phát hành hóa đơn và Mẫu hóa đơn.
Trong vòng 2-3 ngày sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, cơ quan thuế sẽ đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp để xem xét có chấp thuận hay không.
Ngoài ra, cũng có một số Chi cục thuế yêu cầu nộp bản gốc hồ sơ qua mạng. Doanh nghiệp phải luôn có nhân sự túc trực tại Văn phòng trong thời gian nộp hồ sơ vì cơ quan thuế có thể hẹn trước hoặc đột xuất đi kiểm tra địa chỉ trụ sở trước hoặc sau khi ra quyết định chấp thuận cho phép phát hành hóa đơn.
Theo Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, tự in, hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19/10/2020 thì được sử dụng tiếp tục cho đến hết 30/6/2022.
Đầu năm 2022 không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, nhưng doanh nghiệp buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/7/2022. Như vậy, nếu đã phát hành trước ngày 19/10/2020 thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn được phép sử dụng hóa đơn giấy cho đến hết 30/6/2022.
Tuy nhiên, Căn cứ vào Quyết định số 1417/QĐ-TCT ngày 27/9/2021 của Tổng cục Thuế về việc ban hành kế hoạch triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành gồm Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Định, Hải Phòng, Phú Thọ từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022. Do đó vào năm 2023 các doanh nghiệp thành lập tại các tỉnh, thành này bắt buộc phải phát hành hóa đơn điện tử.
Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã gồm:
Tờ khai Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01;
Các cá nhân/tổ chức truy cập vào Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế để tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Khi cơ quan thuế xuống kiểm tra để phát hành hóa đơn VAT, cần chuẩn bị những điều sau:
Đã được treo biển công ty tại trụ sở chính;
Chuẩn bị hợp đồng thuê nhà; Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của chủ nhà;
Chuẩn bị bản công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;
Chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Chuẩn bị con dấu doanh nghiệp;
Cần bố trí văn phòng làm việc có bàn ghế, sổ sách,... để chứng minh cho cán bộ kiểm tra thấy rằng doanh nghiệp có hoạt động;
Cần có nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để đón tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.
LHD Law Firm chuyên hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập công ty/doanh nghiệp, cùng với đội ngũ Luật Sư kinh nghiệm và tận tâm LHD Law Firm đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ quý khách hàng trên khắp cả nước trải dài 63 tỉnh thành.
Vì sao nên chọn LHD Law Firm
Sau đây là những lý do mà quý khách hàng nên chọn dịch vụ để hỗ trợ việc thành lập doanh nghiệp:
Công ty luật LHD là nơi hội tụ các luật sư, chuyên gia am hiểu về luật, có kiến thức, có kinh nghiệm dày dặn trong hoạt động tư vấn thành lập công ty/doanh nghiệp, chúng tôi luôn thấu hiểu những khó khăn của khách hàng trong quá trình khởi nghiệp do đó luôn sát cánh hỗ trợ tư vấn tất cả các vấn đề pháp luật phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty luật LHD luôn sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến các lĩnh vực tài chính, kế toán, hợp đồng, đầu tư, sở hữu trí tuệ, kế toán thuế, tư vấn pháp lý nội bộ doanh nghiệp, các tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh và các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức trong hoạt động của doanh nghiệp;
Cung cấp dịch vụ trọn gói sau khi thành lập bao gồm các vấn đề pháp lý và kê khai thuế, tư vấn tài chính kế toán thuế, bảo hiểm, lao động, tiền lương cho doanh nghiệp với chi phí hợp lý và trong thời gian sớm nhất;
Do nhu cầu kinh doanh online ngày càng nhiều, công ty đã trang bị hệ thống văn phòng ảo sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ cho thuê văn phòng ảo tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Chúng tôi tin rằng có thể đáp ứng mọi nhu cầu pháp lý cao nhất của tất cả khách hàng trong cả nước.
Những loại hình công ty thường thành lập cho khách hàng tại LHD Law Firm
Những loại hình công ty chúng tôi thường thành lập cho khách hàng bao gồm:
Hộ kinh doanh cá thể
Doanh nghiệp tư nhân
CTY cổ phần (JSC)
CTY hợp danh.
CTY ở nước ngoài.
CTY có vốn đầu tư nước ngoài.
CTY TNHH một thành viên.
CTY TNHH hai thành viên trở lên.
CTY có vốn nhà nước.
CTY liên doanh
Cung cấp dịch vụ trải dài 63 tỉnh thành nhưng khách hàng của LHD tập trung nhiều nhất ở các khu vực:
Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Nam Định
Hà Nam
Bắc Ninh
Bắc Giang.
Bình Dương
Đắc Lắc
Thừa Thiên Huế
Những câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty
Dưới đây là những thắc mắc của các thương nhân mà luật sư tư vấn của công ty luật LHD thường gặp trong quá trình tư vấn pháp luật doanh nghiệp.
Ai có quyền thành lập công ty?
Theo quy định của pháp luật, chỉ cần bạn trên 18 tuổi và không thuộc đối tượng cấm không được thành lập quản lý doanh nghiệp là có thể thành lập công ty.
Cán bộ công chức, viên chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần vì lý do phòng chống tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến công vụ và chức trách đã được trả lương của họ.
Nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu?
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Đăng ký thành lập công ty có cần hộ khẩu thường trú không?
Khi thành lập công ty không cần hộ khẩu thường trú, và người thành lập có thể thành lập công ty ở bất cứ tỉnh thành nào mong muốn kinh doanh.
Cần bao nhiêu vốn mới được thành lập công ty?
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty mình.
Các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo pháp luật quy định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định của một số ngành nghề cụ thể.
Chung cư có được đăng ký làm trụ sở chính của công ty không?
Theo quy định, chung cư và nhà tập thể không được đăng ký làm trụ sở công ty hay chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty.
Sau khi thành lập công ty, các loại thuế cơ bản nào phải được kê khai và đóng thuế?
Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký ( Ngoại trù công ty thành lập trong năm 2023 được miễn thuế này);
Thuế Giá trị gia tăng (chỉ nộp nếu phát sinh đầu ra nhiều hơn đầu vào);
Thuế thu nhập doanh nghiệp: thường là 20% lợi nhuận (đóng khi có lãi).
Đối với công ty chưa có doanh thu, có phải kê khai và nộp thuế không?
Sau khi thành lập công ty, trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập, nếu không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế.
Bảng phí thành lập công ty | LHD Law Firm báo giá
Gói 1: Với chi phí 3.000.000 VNĐ (gồm tư vấn, cho thuê văn phòng đặt trụ sở, chứng nhận doanh nghiệp, con dấu, mst và đăng bố cáo)
Gói 2: Với chi phí 5.000.000 VNĐ (gồm tư vấn, cho thuê văn phòng đặt trụ sở, chứng nhận doanh nghiệp, con dấu, mst và đăng bố cáo, và kê khai thuế ban đầu)
BẢNG PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY
THỜI GIAN
(Ngày làm việc)
CHI PHÍ
GÓI A
1. Thành lập công ty (Xin giấy đăng ký kinh doanh) 2. Đăng bố cáo tại cổng thông tin Quốc Gia. 3. Khắc dấu tròn công ty.
*Ưu đãi:
- Tặng 01 voucher 500.000 đồng cho dịch vụ tư vấn bất kỳ tiếp theo tại LHD Law Firm
05 - 07 ngày
2.500.000
GÓI B
1. Thành lập công ty (Xin giấy đăng ký kinh doanh) 2. Đăng bố cáo tại cổng thông tin Quốc Gia. 3. Khắc dấu tròn công ty.
4. Làm hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi Cục Thuế Quận 5. Kế toán trưởng đại diện doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế, hướng dẫn khai thuế, các thủ tục về việc đặt in hoá đơn.
*Ưu đãi:
- Tặng 01 voucher 500.000 đồng cho dịch vụ tư vấn bất kỳ tiếp theo tại LHD Law Firm
- Hỗ trợ điền form mở tài khoản ngân hàng (Vietcombank và ACB)
14 ngày
3.000.000 – 5.000.000
GÓI C
1. Thành lập công ty (Xin giấy đăng ký kinh doanh) 2. Đăng bố cáo tại cổng thông tin Quốc Gia. 3. Khắc dấu tròn công ty.
4. Làm hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi Cục Thuế Quận 5. Kế toán trưởng đại diện doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế, hướng dẫn khai thuế, các thủ tục về việc đặt in hoá đơn.
6.Thuê địa chỉ làm trụ sở văn phòng 06 tháng
*Ưu đãi:
- Tặng 01 voucher 500.000 đồng cho dịch vụ tư vấn bất kỳ tiếp theo tại LHD Law Firm
- Hỗ trợ điền form mở tài khoản ngân hàng (Vietcombank và ACB)
14 ngày
5.000.000
Lưu ý
Sau khi có Giấy phép và Mã số thuế thông tin cá nhân của Quý khách sẽ được công bố trên trang web Tổng Cục Thuế, Cổng thông tin của Sở KH&ĐT. Vì vậy sẽ có một số các dịch vụ tiếp thị bán sách đĩa thuế (giá khoảng 490.000đ - 550.000đ). Đây không phải là Cơ Quan Thuế hay Sở KH&ĐT hay LHD Law Firm mà là những dịch vụ tiếp thị mà thôi.
Đề nghị Quý khách liên hệ trực tiếp xác nhận với nhân viên phụ trách hợp đồng của Công ty Luật TNHH LHD, trước khi mua những tài liệu nói trên hoặc doanh nghiệp có thể không mua.
Giá của thành lập doanh nghiệp đã bao gồm toàn bộ các khoản phí dịch vụ và lệ phí nhà nước và phí con dấu.
Riêng phần Khai thuế Ban đầu tại các Quận (Huyện) khác Quận 1 thì sẽ báo phí cụ thể sau.
Bảng báo giá trên chưa bao gồm 10%VAT
Chỉ cần CMND sao y không quá 06 tháng và chứng chỉ sao y (nếu có)
Thời gian được tính theo ngày làm việc (không tính ngày lễ, tết, thứ 7 và chủ nhật)
Ngoài chi phí trên, thì Qúy khách phải mua thêm Chữ ký số (token) để khai báo thuế qua mạng, phí token sẽ được Nhà cung cấp báo khi Qúy khách có nhu cầu.
Khách hàng nhận được gì khi sử dụng dịch vụ của công ty luật LHD?
Khách hàng sẽ được nhận những kết quả theo thoả thuận. Sau đây là những kết quả thông thường khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ tại LHD Law Firm
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
Dấu tròn công ty;
Điều lệ công ty;
Hướng dẫn các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: đặt in hoá đơn, mở tài khoản, tư vấn đăng ký chữ ký số nộp thuế qua mạng.
Hướng dẫn tư vấn các thủ tục kê khai thuế, nộp thuế,nộp tờ khai thuế, nộp bảo hiểm xã hội;
Dịch vụ sau thành lập: tài khoản ngân hàng, đăng ký phương pháp thuế, thiết lập hồ sơ thuế, kê khai thuế ban đầu, đặt in hoá đơn giá trị gia tăng;
Hỗ trợ kê khai thuế trong quá trình doanh nghiệp hoạt động;
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói;
Tư vấn xây dựng website; nhãn hiệu, logo, các giấy phép và điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh sau thành lập doanh nghiệp….
Tự hào là công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, Chúng ta luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thành lập công ty/doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua số điện thoại hoặc email để được hỗ trợ sớm nhất.
Có 0 bình luận trong bài viết này