Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Thành Lập Công Ty Tại Việt Nam

  • 22/09/2022

LHD LAW FIRM TƯ VẤN CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

nha dau tu nuoc ngoai thanh lap cong ty tai viet nam

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Khi một nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại việt nam, họ cần chuẩn bị các điều kiện gì ? Thủ tục có phức tạp không ? Thời gian xin phép bao lâu hoặc có yêu cầu gì đặc biệt không...Rất nhiều vấn đề được đặt ra tại Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài ? giải quyết thế nào >> ☝ TÌM HIỂU THỬ  6 ĐIỀU KIỆN CỐT LÕI CHO VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

Từ ngày Việt Nam gia nhập WTO đến nay vai trò của các công ty FDI ngày càng quan trọng trọng nến kinh tế Việt Nam

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 11/2017, Việt Nam đã thu hút được 316,9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo lời GS- TSKH Nguyễn Mại- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết: Hiện dòng vốn FDI giải ngân đã đạt khoảng 160 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng vốn FDI đăng ký, vốn FDI chiếm 22- 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 55% giá trị sản lượng công nghiệp, 70% kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng thu ngân sách và 20% GDP. Hiện khu vực FDI cũng tạo công ăn việc làm cho 3,7 triệu lao động.

Năm 2018 vai trò của FDI ngày càng quan trọng với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, vấn đề đặt ra là hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa hiểu hết về các điều kiện gia nhập thị trường 95 triệu dân của Việt Nam như thế nào.

Bằng kinh nghiệm tư vấn cho hơn 6800 dự án (hơn 1 tỷ USD vốn đến từ 32 quốc gia) trong mười năm làm việc, LHD Law Firm xin gửi các nhà đầu tư nước ngoài

#6 ĐIỀU KIỆN CỐT LÕI CHO VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.

1 # QUÔC TỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Câu chuyện quốc tịch của nhà đầu tư bắt đầu nóng từ lúc Việt Nam tham gia cam kết WTO;

Tại sao lại nóng ?

Thực tế những nước không tham gia vào WTO sẽ khó có khả năng đầu tư thành công vào Việt Nam vì vậy vấn đề quốc tịch của nhà đầu tư được xem xét sau khi Việt Nam tham gia WTO

Vậy điều kiện cốt lõi của vấn đề quốc tịch chính là việc quốc gia đó có vào WTO hay chưa ? Nếu vào rồi bạn yên tâm đầu tư vào Việt Nam.

2 # NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ

Để xem xét điều kiện ngành nghề đầu tư cần nghiên cứu hai văn bản sau

  • Cam kết WTO
  • Mã CPC

Chỉ cần căn cứ vào hai văn bản này đề lựa chon các ngành nghề phù hợp cho nhà đầu tư

Ngoài ra cũng cần phải dựa vào kinh nghiệm của các nhà tư vấn đầu tư nước ngoài để xem xét các điều kiện về NĂNG LỰC của nhà đầu tư

Ví dụ: Xuất nhập khẩu – 50.000 USD

           Phân phối – 100.000 USD …vv

3 # ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ

Việc lựa chọn địa điểm đầu tư rất quan trọng vì ngoài mục đích VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢCtrong kinh doanh nhà đầu tư cũng cần xem xét theo quy định pháp lý

Ví dụ

Chung cư không được dùng làm trụ sở

Những ngành hàng sản xuất không thể làm trong các khu dân cư

Trụ sở thuê phải có giấy tờ pháp lý rõ ràng

Hợp đồng thuê phải được công chứng hoặc chứng thực

Vì vậy khi đi thuê trụ sở NHÀ ĐẦU TƯ nên cần lời khuyên của Luật sư trước khi quyết định việc thuê xưởng hoặc trụ sở của mình.

4 # TƯ CÁCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Tư cách nhà đầu tư được xem xét thông thường theo hai hình thức

☑CÁ NHÂN

☑TỔ CHỨC

Đối với cá nhân yêu cầu đủ năng lực hành vi dân sự và chưa từng vi phạm pháp luật tại Việt Nam

Không thuộc điều kiện cấm thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực ngày 1/7/2015.

Đối với pháp nhân yêu cầu phải có Giấy phép hoạt động và Điều lệ công ty (M&A)

Vấn đề lưu ý: Nguồn vốn đầu tư phải chứng minh đủ khi THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.

Ngoài ra điều kiện năng lực CHUYÊN MÔN hoặc kinh nghiệm vẫn được xem xét khi tham gia thị trường.

5 # VỐN ĐIỀU LỆ HOẶC VỐN PHÁP ĐỊNH

Ngoài các điều kiện về NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ thì VỐN ĐIỀU LỆ cũng cần được lưu ý

Mặc dù đa phần các NGÀNH NGHỀ đầu tư không yêu cầu vốn pháp định nhưng phải tùy vào năng lực của mỗi ngành đề đầu tư vốn một cách hợp lý

Trích dẫn một số điều kiện cơ bản về vốn và ngành nghề khi NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI thành lập công ty tại Việt Nam

1. Ngành nghề xuất nhập khẩu

- Vốn đăng ký 50.000 USD trở lên.

-  Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập

2. Ngành nghề tư vấn quản lý, đầu tư

- Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên 

- Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập

3. Ngành nghề phân phối, bán lẻ

- Vốn yêu cầu từ 200.000 USD trở lên

- Công ty/ tổ chức sẽ đáp ứng tốt hơn điều kiện cấp phép thành lập

4. Ngành nghề nhà hàng ăn uống, quán cà phê

- Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên 

- Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập

- Hỏi thêm địa điểm làm nhà hàng hoặc quán cà phê

5. Ngành nghề đào tạo

- Vốn đăng ký từ 20.000 USD trở lên 

- Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập

- Cần hỏi thêm ý kiến Bộ Giáo Dục và quy hoạch địa điểm tại Địa Phương

6. Ngành nghề xây dựng, kiến trúc

- Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên 

- Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập

- Hỏi thêm ý kiến bộ xây dựng

7. Ngành nghề sản xuất

- Vốn đăng ký từ 10.000 USD trở lên 

- Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập

- Hỏi thêm ý kiến địa điểm sản xuất

8. Kinh doanh bất động sản

- Vốn đăng ký từ 1.000.000 USD trở lên 

- Cá nhân hoặc công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký thành lập

- Yêu cầu có dự án trước khi thành lập ....

6 # CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ HỒ SƠ PHÁP LÝ

Hồ sơ pháp lý cho việc THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM dành riêng cho cá nhân và tổ chức như sau

☑Cá nhân

☑Tổ chức

Đối với cá nhân có 3 loại hồ sơ quan trọng

# Hộ chiếu

# Hợp đồng thuê trụ sở

# Xác nhận ngân hàng với số vốn tương tự với vốn Điều lệ đầu tư tại Việt Nam.

Đối với tổ chức có 5 loại hồ sơ sau

# Giấy đăng ký kinh doanh

# Điều lệ hoạt động của Công ty nước ngoài (m&a)

Lưu ý: Hai tài liệu này phải hợp thức hóa lãnh sự khi đưa về Việt Nam sử dụng

# Báo cáo tài chính có lợi nhuận hoặc Xác nhận ngân hàng bằng với số tiền dự định đầu tư vào Việt Nam.

# Hợp đồng thuê trụ sở tại Việt Nam

# Quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật đối với Doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trên đây là 6 ĐIỀU KIỆN CỐT LÕI CHO VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI tại Việt Nam

©luathongduc.com Tác quyền thuộc về LHD Law Firm

------------------------------------------------------------------

3 Bước Để Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Có 3 bước quan trọng để thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam chi tiết khái quát như sau:

Bước 1: Làm thủ tục thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (“Sở KHĐT”) nơi công ty đặt trụ sở chính

Nếu lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam , bạn nên thuê luật sư chuyên về đầu tư và kinh doanh để hướng dẫn thủ tục cũng như tư vấn về ngành nghề được phép kinh doanh tại Việt Nam. vốn đầu tư, Điều này cung cấp một cái nhìn tổng quan trước khi kinh doanh.

Theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp , các cá nhân và tổ chức nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“ IRC ”) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (“ ERC ”), trừ trường hợp một số trường hợp không yêu cầu thủ tục xin IRC. Việc thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép IRC trước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu là cần thiết khi bạn có ý định thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam .

Bước 2: Làm thủ tục khắc dấu, số tài khoản ngân hàng (nếu có)

Sau khi có Sở KHĐT công ty nơi ERC đặt trụ sở chính, bước tiếp theo để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là thủ tục in con dấu và thông báo việc sử dụng con dấu cho Sở KHĐT.

Lưu ý nếu công ty tạo số tài khoản ngân hàng thì công ty phải làm thủ tục thông báo số tài khoản cho Sở KHĐT. Đây là một trong những nghĩa vụ của công ty được quy định trong Luật Doanh nghiệp.

Bước 3: Làm thủ tục với cơ quan thuế

Trong thời gian kể từ ngày được cấp GCNĐKDN đến ngày cuối cùng của tháng doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận, trường hợp ngày bắt đầu hoạt động là ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải nộp thuế văn phòng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để làm thủ tục nộp lệ phí môn bài và đăng ký nộp thuế qua mạng nếu có nhu cầu.

VÀI NÉT VỀ CÔNG TY LUẬT LHD (LHD LAW FIRM)

LHD Law Firm được đánh giá top 10 công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam về Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được xếp hạng tại Legal500 và Hg.org, với 10 năm kinh nghiệm và hệ thống văn phòng làm việc tại Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu…vv LHD Law Firm cam kết làm hài lòng nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

TOYOTA; WACOAL, DELOITE; DLH; SHISEIDO; FOS; DLT; YAMAZEN; SANKOUGIKEN; DIEMSANG; IFO; ALTECH; TRIUMPH; SOMETHING HOLDING, HSE, D3 AQUA, SUZUKA, TNS GLOBAL, FLEXLINK, RUNSVEN, RHODES, ADJ, AOA, BERNOFARM, INNOBAY, TELESCOPE, LEEKANG, NAMAZIE, SDGI, KI …VV

LIÊN HỆ DỊCH VỤ 

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng