Thuế hải quan:
Theo đúng luật thì tất cả hàng hóa được nhập khẩu hay xuất đi từ campuchia phải chịu các loại xuất và nhập khẩu theo điều khoản quy định tại tổng cục Hải quan và chịu mức thuế tiêu thụ
Thuế nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định thì các loại hàng hóa được nhập vào hay xuất ra tại bất cứ điểm nào đều phải chịu thuế “ Gọi là thuế qua biên giới “. Nhưng với 1 số hàng hóa được ưu tiên thì được miễn thuế:
- Tài sản cá nhân
- Sản phẩm – dịch vụ được miễn thuế theo quy định công ước quốc tế
- Hàng hóa thuộc sản phẩm viện trợ nhân đạo
- Hàng hóa liên quan đến cưới xin hay đám tan
- Hàng hóa liên quan đến quan hệ ngoại giao quốc tế
- Hàng hóa được xem là quyên góp cho các cao tăng
Thuế lợi nhuận:
Có mức khác nhau, phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp:
1. Cơ quan thuế áp dụng mức thế thực cho các doanh nghiệp đầu tư ngoài nước: 0 -> 9%
2. Bảo hiểm: 5%
3. Nguồn lực quốc gia: 30%
4. Khác: 20%
Thuế đặc biệt:
- Hầu hết các xe ô tô và các linh kiện thay thế > 2000cc: 30%
- Hầu hết các xe ô tô và các linh kiện thay thế < 2000cc: 20%
- Hầu hết các xe ô tô to (như xe buýt hay xe tải): 10%
- Xe máy – đồ thay thế >124cc có mức thuế đặc biệt là 10%
- Thuế đặc biệt của một số sản phẩm xăng nhất định: 20%
- Đồ uống carbonat và không cồn tương tự: 10%
- Bia, rượu và các đồ uống có cồn khác: 10%
- Thuốc lá điếu và xì gà: 10%
- Phòng khách sạn và các phí giải trí khác: 10%
- Vé máy bay quốc tế - bắt đầu ở Campuchia: 2%
Thuế doanh thu:
Thuế doanh thu là loại thuế đánh vào tổng doanh thu đạt được. Mức khác nhau tùy thuộc các loại hình hoạt động kinh doanh sau đây:
1. Hàng hóa nhập khẩu: 4%
2. Công nghiệp, thủ công hay khai khoáng: 1%
3. Phòng khách sạn, dịch vụ, câu lạc bộ và nhà hàng: 10%
4. Khác: 4%
Thuế giữ lại:
Thuế giữ lại gồm thuế giữ lại cư dân (resident), thuế giữ lại không phải cư dân (non-resident) và thuế giữ lại cổ tức.
Thuế giữ lại cư dân như sau:
1. Trả lãi suất tài khoản tiết kiệm: 5%
2. Dịch vụ về người thể chất: 15%
3. Tiền thuê mỏ hay các tài sản vô hình khác: 15%
4. Thuế thu nhập từ tiền cho thuê nhà 10%.
Thuế giữ lại không phải dân cư (người nước ngoài nếu sống liên tục ở Campuchia 182 ngày trở lên được coi là cư dân – resident) cần phải loại trừ trên nguồn tiền trả cho cư dân không tính thuế ở mức 15%.
Thuế giữ lại cổ tức được tính đối với các cổ tức phát cho cổ đông trong nước và các cổ đông trong nước và ngoài ngoài nước theo hình thức tương đương về mức thuế lợi nhuận.
Thuế xuất khẩu:
Một lợi thế khi đầu tư hay xuất khẩu ở Campuchia được miễn thuế xuất khẩu, trừ 1 số sản phẩm như sau: Gỗ, gỗ xẻ, gỗ cây... các phẩm mang tính giá trị cao
Hồ sơ nhập và xuất khẩu
Theo quy định tại các hải quan Campuchia thì người đưa sản phẩm xuất khẩu và nhập đều phải tuân thủ xuất trình vận đơn và hóa đơn của tất cả sản phẩm được chuyển đi. Riêng về hàng hóa vận tải bằng tàu sang Việt Nam qua đường song Mekong bắt buộc phải có giấy phép quá cảnh.
Các yêu cầu về nhãn mác
Hiện Campuchia không có yêu cầu nào về nhãn mác.
Tiêu chuẩn
CAMCONTROL: Được xác nhận trực thuộc bộ thương mại có nhiệm vụ đề ra các tiêu chuẩn
CAMCONTROL: Là đơn vị có quyền và là duy nhất cấp phép chứng nhận nhập và xuất khẩu các hàng đạt tiêu chuẩn
Thủ tục thành lập công ty tại Campuchia
Các thủ tục, giấy tờ xin mở công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty Việt Nam tại Campuchia:
A. Các giấy tờ cần thiết xin thành lập công ty Việt Nam tại Campuchia:
1. Đơn xin thành lập công ty tại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);
2. Theo quy định nếu muốn thuê nhà tại quốc gia Campuchia ngôn ngữ văn bản là: Campuchia or tiếng anh " ;
3. Giấy chứng nhận mở tài khoản ngân hàng tại Campuchia;
4. Photo hộ chiếu có visa và 03 ảnh chụp 4x6 của người đứng tên giám đốc công ty
5. Đơn xin đăng ký tên công ty vào danh sách các công ty tại Bộ Thương mại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);
6. Nộp lệ phí xin mở công ty theo quy định của Bộ Thương mại Campuchia;
7. Đơn khẳng định không phải là công chức nhà nước, không phạm tội (theo mẫu). Thời gian nhận kết quả khoảng 5 ngày làm việc, hồ sơ xin thành lập công ty nộp tại Bộ Thương mại Campuchia, Cục Đăng ký thương mại.
B. Các giấy tờ cần thiết xin thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện công ty Việt Nam tại Campuchia:
1. Đơn xin thành lập chi nhánh văn phòng đại diện công ty tại Campuchia (theo mẫu của Bộ Thương mại Campuchia);
2. Theo quy định nếu muốn thuê nhà tại quốc gia Campuchia ngôn ngữ văn bản là: Campuchia or tiếng anh " ;
3. Dịch công chứng ra tiếng Anh toàn bộ giấy tờ của công ty gốc tại Việt Nam, bao gồm: Điều lệ công ty,Giấy thành lập công ty, Chứng nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh…
4. Photo hộ chiếu có visa và 03 ảnh chụp 4x6 của người đứng tên làm trưởng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện công ty vào danh sách các công ty tại Bộ Thương mại Campuchia.
5. Nộp lệ phí xin mở chi nhánh, văn phòng đại diện công ty theo quy định của Bộ Thương mại Campuchia. Thời gian nhận kết quả khoảng 05 ngày làm việc, hồ sơ xin thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện Công ty nộp tại Bộ Thương mại Campuchia, Cục Đăng ký thương mại.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm 1 số dịch vụ bên công ty chúng tôi: Dịch vụ thành lập công ty + Dịch vụ nhà đất + hướng dẫn thủ tục ly hôn + công bố mỹ phẩm
Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu?
© COPY RIGHT 2017 CÔNG TY LUẬT LHD