Hướng Dẫn Thủ Tục Thành Lập Công Ty 100% Vốn Nước Ngoài Tại Hà Nội

  • 17/10/2023

DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI VIỆT NAM 

 

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút rất nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới. Các thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài khá phức tạp và gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư. Hiểu được những khó khăn đó, LHD Law Firm chia sẻ những hướng dẫn cơ bản về hồ sơ và các thủ tục để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong bài viết dưới đây.

Một số ngành kinh doanh nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo trước khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Hà Nội

Ngành sản xuất

Ngành dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế  (Mã CPC: 862, 863)

Ngành dịch vụ kiến trúc (Mã CPC: 8671)

Ngành dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ (Mã CPC: 8672, 8673)

Ngành dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (Mã CPC: 8674)

Ngành dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, kinh doanh, sản xuất phần mềm (Mã CPC: 841-845, 849)

Ngành dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên (Mã CPC: 851)

Ngành dịch vụ nghiên cứu thị trường (Mã CPC: 864)

Ngành dịch vụ tư vấn quản lý (Mã CPC: 865)

Ngành dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý (Mã CPC: 866)

Ngành dịch vụ liên quan đến sản xuất (Mã CPC: 884, 885)

Ngành dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật (Mã CPC: 86751, 86752, 86753)

Ngành dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng các loại tàu biển, máy bay hoặc các phương tiện, thiết bị vận tải khác) (Mã CPC: 633)

Các dịch vụ chuyển phát ( Mã CPC: 7512)

Ngành dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan (Mã CPC: 511-518)

Ngành dịch vụ xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hóa (Mã CPC: 621, 622, 631, 632)

Ngành dịch vụ nhượng quyền thương mại (Mã CPC: 8929)

Ngành dịch vụ giáo dục (Mã CPC: 923, 924, 929)

Ngành xử lý nước thải, rác thải (Mã CPC: 9401, 9402)

Ngành dịch vụ bệnh viện, nha khoa, khám bệnh (Mã CPC: 9311, 9312)

Ngành dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, Dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống (Mã CPC: 64110, 642, 643)

Ngành dịch vụ kho bãi, đại lý vận tải hàng hóa (Mã CPC: 742, 748)

Ngành dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính

Ngành dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay (Mã CPC: 8868)

Các bước thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Hà Nội

Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thực hiện đăng ký chủ trương đầu tư nơi cơ quan có thẩm quyền

Nếu các dự án thuê đất trực tiếp từ nhà nước và không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao thì không phải thực hiện bước này

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện dự án tại Việt Nam phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Một số trường hợp phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Những dự án mà nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư cấp tỉnh gồm:

Các dự án mà  Nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng

Dự án yêu cầu về việc chuyển mục đích sử dụng đất

Các dự án sử dụng công nghệ nằm trong danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư cấp tỉnh gồm:

Văn bản đề nghị việc thực hiện dự án đầu tư

Nếu cá nhân là nhà đầu tư cần có bản sao CMND/CCCD/ hộ chiếu. Nếu tổ chức lài nhà đầu tư cần có bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương khác để xác nhận tư cách pháp lý

Nội dung đề xuất dự án đầu tư gồm: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm, tiến độ đầu tư, nhu cầu lao động, đánh giá các tác động, đề xuất ưu đãi đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội đối với dự án đầu tư

Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: 

Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất của nhà đầu tư dự án

Bản cam kết hỗ trợ tài chính từ phía công ty mẹ

Bản cam kết về việc hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính

Bảo lãnh về năng lực tài chính hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất (Trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ nộp bản sao giấy tờ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án)

Giải trình về việc sử dụng công nghệ gồm: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ,  thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, sơ đồ quy trình công nghệ, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính theo quy định

Nếu dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cần có thêm Hợp đồng BCC.

Đối với trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trường hợp thành lập công ty trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, xuất bản báo chí, trồng rừng, thành lập tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài thì phải đăng ký chủ trương đầu tư với Thủ tướng Chính phủ theo Luật Đầu tư 2020 quy định.

Cần chuẩn bị hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Chuẩn bị các tài liệu giống như đăng kí chủ trương đầu tư của tỉnh

Các phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dân (nếu có)

Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường

Đánh giá các tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội đối với dự án

Đối với trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Các trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội bao gồm:

Dự án nhà máy điện hạt nhân

Các dự án đầu tư yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng; rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ chắn gió, cát bay 

Dự án đầu tư yêu cầu di dân, tái định cư từ 20 ngàn người trở lên đối với miền núi và từ 50 ngàn người trở lên đối với các vùng khác

Cần chuẩn bị hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như sau:

Các phương án giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư (nếu có);

Đánh giá sơ bộ các  tác động môi trường và đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường

Đánh giá các tác động đến kinh tế - xã hội và hiệu quả dự án

Đề xuất các cơ chế và các chính sách cụ thể (nếu có)

Bước 2: Thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Những trường hợp nhà đầu tư phải tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Dự án có nhà đầu tư nước ngoài

Dự án với các tổ chức kinh tế sau:

Dự án có nhà đầu tư nước ngoài giữ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc dự án hầu hết các thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh

Dự án có tổ chức kinh tế theo quy định như trên giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên

Dự án có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế theo quy định như trên giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên.

Hồ sơ tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án 

Tài liệu tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư

Nếu cá nhân là nhà đầu tư thì cần có bản sao CMND/ CCCD/ Hộ chiếu. Nếu tổ chức là nhà đầu tư thì cần có bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương chứng minh tư cách pháp lý

Nội dung đề xuất dự án đầu tư gồm: Nhà đầu tư dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, các phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ, địa điểm đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất các ưu đãi đầu tư, đánh giá về tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội đối với dự án

Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau:

Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất của nhà đầu tư dự án

Cam kết hỗ trợ tài chính từ phía công ty mẹ

Cam kết về việc hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài chính

Bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án

Tài liệu thuyết minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án

Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất (Trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải tiến hành nộp bản sao hợp đồng thuê địa điểm hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án) 

Giải trình về việc sử dụng công nghệ gồm: tên công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, tình trạng sử dụng của máy móc, xuất xứ công nghệ, thông số kỹ thuật chính, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính theo quy định

Hợp đồng BCC (nếu có)

Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư:

Nếu trụ sở công ty nằm tại các khu công nghiệp thì là Ban quản lý các khu công nghiệp.

Nếu trụ sở công ty nằm ngoài  khu công nghiệp thì là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư có thời hạn 15 – 20 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ

Các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư có thời hạn là 5 – 10 ngày, tính từ ngày có văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,  nhà đầu tư tiếp tục chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ của công ty

Danh sách các thành viên trong công ty

Bản sao CCCD, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân khác đối với các thành viên là cá nhân

Quyết định về việc thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương của tổ chức và văn bản ủy quyền; CCCD, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân khác đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì cần có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư quy định

Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 04: Thông báo thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng thông báo tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đúng trình tự, thủ tục và trả phí đúng quy định.

Nội dung công bố thông tin gồm:

Các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Các ngành, nghề kinh doanh

Danh sách các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (công ty cổ phần)

Nơi thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Bước 5: Tiến hành khắc dấu công ty 

Khắc dấu cho công ty ở những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp được quyền tự quyết định số lượng và hình thức con dấu theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp tự khắc dấu và tự chịu trách nhiệm sử dụng con dấu pháp nhân của công ty theo quy định. Do đó, công ty không phải thực hiện đăng bố cáo thông báo mẫu dấu. Đây là điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020, tuy nhiên cũng là điểm đáng lo ngại của nhiều doanh nghiệp khi phải tự quản lý và sử dụng dấu mà không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Hà Nội của LHD Law Firm

► Tư vấn ngành nghề kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành 01/7/2015

Xem 6 Điều Kiện thành lập Công ty vốn nước ngoài tại đây 

>>>> 6 ĐIỀU KIỆN CỐT LỖI CHO VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

► Tư vấn các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm LEGAL ADVISE và DỊCH THUẬT

► Tư vấn việc tách giấy đăng ký doanh nghiệp sau khi có chứng nhận đầu tư

► Tư vấn và tiến hành xin giấy chứng nhận doanh nghiệp (ERC) và Chứng nhận đầu tư (IRC) ngoài ra còn có Giấy phép kinh doanh do Sở Công Thương Cấp (Business License).

► Tư vấn và làm khắc dấu và báo cáo sử dụng mẫu dấu

► Tư vấn pháp luật thường xuyên sau doanh nghiệp sau khi Doanh Nghiệp hoạt động

► Tư vấn pháp Luật Thuế, Giấy phép lao động, thẻ tạm trú và Giấy phép con (nếu có)

► Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế khi doanh nghiệp Cần (LHD Law Firm là đại diện SHCN số 146 của Cục SHTT)

Trên đây là những thông tin về các thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý về vấn đề này, hãy liên hệ với LHD Law Firm   để được hỗ trợ tận tình và chu đáo nhất.

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam với những hình thức sau đây: Hình thức đầu tư để thành lập công ty mới Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Hình thức thực hiện dự án đầu tư Hình thức hợp đồng BCC Một số hình thức đầu tư và loại hình tổ chức kinh tế mới Chính phủ quy định.

Pháp luật quy định về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Có một số ngành nghề như xây dựng, tư vấn quản lý, thương mại,... nhà đầu tư nước ngoài được góp 100% vốn. Tuy nhiên cũng có một số lĩnh vực chỉ được góp theo một tỷ lệ vốn nhất định.

CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI LÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG TY TỪ 1-100% VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ƯU TIÊN: CÁ NHÂN HOẶC TỔ CHỨC THUỘC CÁC NƯỚC CÓ THAM GIA VÀO CAM KẾT WTO SẼ ĐƯỢC ƯU TIÊN HƠN VÌ VIỆT NAM THUỐC TỔ CHỨC NÀY CÁC NƯỚC KHÔNG THUỘC THÀNH VIÊN SẼ PHẢI THAM KHẢO Ý KIẾN BỘ NGÀNH CHO MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ THÀNH LẬP CÔNG TY 100 VỐN NƯỚC NGOÀI LIÊN HỆ DỊCH VỤ 36 HOÀNG CẦU ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI 02422612929 

THỜI GIAN THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI  Quá trình này bao gồm ba (3) giai đoạn cơ bản: Sự nối tiếp Nội dung Giới hạn thời gian theo luật định Bước 1 Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC trực tuyến) 3 tuần Bước 2 Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản ERC trực tuyến) 1 tuần Bước 3 Các thủ tục sau cấp phép ban đầu (bao gồm sắp xếp Công ty con dấu và xuất bản các thông báo thành lập công ty) 2 tuần Lưu ý: Thời gian theo luật định ở trên là việc xử lý với các cơ quan chức năng và không bao gồm thời gian chuẩn bị cho các ứng dụng cũng như việc xem xét, chuẩn bị hoặc dịch tài liệu cần thiết cho quy trình.
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng