HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

  • 16/10/2020
CÔNG TY LUẬT LHD → CHUYÊN GIA TƯ VẤN VÀ XIN GIẤY PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM.

CÔNG TY LUẬT LHD → CHUYÊN GIA TƯ VẤN VÀ XIN PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 

Doanh nghiệp nước ngoài chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh chính là hoạt động cho thuê lại lao động.

Ngày 8 tháng 1 năm 2014, Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao độngnày áp dụng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê), bên thuê lại lao động, người lao động thuê lại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp nước ngoài chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh chính là hoạt động cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi trực tiếp, đầy đủ 01 bộ Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (sau đây gọi là Giấy phép), đồng thời gửi 01 Hồ sơ trên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế) để tiến hành đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép.

Đối với trường hợp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức cung ứng dịch vụ, mà người lao động đã được doanh nghiệp tuyển dụng, sau đó được điều chuyển đến doanh nghiệp của người sử dụng lao động khác để thực hiện một công việc và không chịu sự điều hành, quản lý của người sử dụng lao động này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như phải tuân thủ các quy định về: nội quy lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; an toàn lao động - vệ sinh lao động; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động trong suốt quá trình tiến hành việc cung cấp dịch vụ, thì không bắt buộc phải cấp Giấy phép để tiến hành hoạt động kinh doanh đó.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được cấp, gia hạn Giấy phép, doanh nghiệp cho thuê phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải đăng nội dung Giấy phép trên một báo điện tử trong 05 ngày liên tiếp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp cho thuê khi doanh nghiệp này thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 55/2013/NĐ-CP hoặc không làm thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoặc không được cấp mới, gia hạn Giấy phép. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy phép của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp cho thuê phải đăng công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên một báo điện tử trong 07 ngày liên tiếp.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định thu hồi Giấy phép của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp cho thuê phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2014

Liên hệ sử dụng dịch vụ 02822446739 

 

PROFILE LHD LAW FIRM
1 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Vuminhan
    22/09/2020

    Cho thuê lại lao động là gì? Điều 53 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) quy định Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định. Xem thêm: Hoạt động cho thuê lại lao động là như thế nào? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Xem thêm: Điều kiện doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động Hợp đồng cho thuê lại lao động Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây: – Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại; – Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động; – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; – Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động. Xem thêm Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện nay Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động Điều 56 BLLĐ quy định doanh nghiệp cho thuê lại lao động có những quyền và nghĩa vụ sau: – Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động. – Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động. – Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này. – Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động. – Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. + Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau. – Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. – Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động Điều 57 BLLĐ cho phép bên thuê lại lao động có những quyền và nghĩa vụ sau: – Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình. – Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình. – Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động. – Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác. – Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt. – Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động. – Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại Điều 58 BLLĐ quy định về Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại, cụ thể: – Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động. – Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động. – Được trả lương không thấp hơn tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau. – Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động. – Thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động – Thỏa thuận để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng