Dịch Vụ Giấy Phép Lao Động (Tư Vấn Giấy Phép Lao Động)

  • 04/08/2022

Giấy phép lao động cho người nước ngoài- Dịch vụ được cung cấp bởi LHD Law Firm, Công ty Luật với 12 năm kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu cho Expat tại Việt Nam

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

⭕ Dịch vụ giấy phép lao động (quy trình, thủ tục, hồ sơ, chi phí) chi tiết hướng dẫn

Trình tự xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại  Việt  Nam  là một thủ tục hành chính bắt buộc dành cho cộng đồng người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam

Luật Hồng Đức (LHD Law Firm) cung cấp dịch vụ Tư vấn và đăng ký, gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, với kinh nghiệm hơn 5 năm chuyên về giấy phép lao động, LHD Law Firm xin gửi đến quý khách những quy định mới nhất về giấy phép lao động tại Việt Nam.

📌 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI NHẤT VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Ngày 03/02/2016 chính phủ ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2016.

Ngoài ra còn có văn bản hướng dẫn các trường hợp được miễn giấy phép lao động
Cụ thể: Thông tư 41/2014/TT-BCT đưa ra các thông tin về các trường hợp người nước ngoài được miễn GPLD tại Việt Nam - Ngày ban hành 05/11/2014 ngày hiệu lực 22/12/2014

Theo quy định của nghị định này, Thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:

Các bước thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động lao động nước ngoài với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký nhu cầu tuyển dụng với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:

Đối với Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) chưa từng được đăng ký và nhận được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài: Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng soạn thảo theo mẫu 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.

Đối với Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài: Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng soạn thảo theo mẫu 02 Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.

Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (Đối với trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

Nơi nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất tỉnh nơi Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) đặt trụ sở chính.

Thời gian giải quyết: 15-20 ngày làm việc

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động

Trong quá trình đợi chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tuyển dụng lao động lao động nước ngoài. Người lao động cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:

Đối với hồ sơ cấp mới giấy phép lao động: 

Hồ sơ cần chuẩn bị tại nước ngoài

Phiếu lý lịch tư pháp cấp tại nước ngoài cho người xin giấy phép lao động tại Việt Nam (Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp tính đến thời điểm nộp hồ sơ chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp. Phiếu lý lịch tư pháp này phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan lãnh sự quán Việt Nam và dịch công chứng sang Tiếng Việt);

Bản sao bằng đại học hoặc cao hơn đại học của người xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam. Văn bản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan lãnh sự quán Việt Nam và dịch công chứng sang Tiếng Việt

Giấy xác nhận kinh nghiệm trên 05 năm trong lĩnh vực quản lý tương ứng với vị trí làm việc tại Việt Nam của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo qui định của nước đó. (Lưu ý: Thời hạn Giấy xác nhận kinh nghiệm phải đảm bảo đủ ngày, tháng, năm tròn 05 năm kể từ ngày làm việc đến ngày kết thúc công việc xin xác nhận. Giấy xác nhận kinh nghiệm phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan lãnh sự quán Việt Nam và dịch công chứng sang Tiếng Việt). Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp

Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài cho người lao động xin cấp giấy phép lao động. Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp tại nước ngoài cũng cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan lãnh sự quán Việt Nam và dịch công chứng sang Tiếng Việt).

 Hồ sơ cần chuẩn bị tại Việt Nam

Nếu người xin cấp giấy phép lao động chưa có giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì thực hiện khám sức khỏe và xin cấp Giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo qui định của Bộ Y Tế Việt Nam tại các bệnh viện: Danh sách bệnh viện tham khảo tại Công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ về danh sách cơ sở đủ điều kiện KSK cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trường hợp người nước ngoài đã cư trú ở Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài cư trú cấp. (Lưu ý: Hồ sơ chuẩn bị để có thể được cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam là có xác nhận tạm trú của công an xã/phường theo mẫu của Sở Tư pháp)

02 ảnh mầu (02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

01 Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật

Đối với hồ sơ cấp lại giấy phép lao động do hết hạn gồm:

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận hoạt động;

Giấy phép lao động cũ;

Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam thì Giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo qui định của Bộ Y Tế Việt Nam

02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, nền trắng, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không deo kính, ảnh chụp không quá 06 tháng)

Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố.

Lưu ý: Trường hợp cấp lại giấy phép lao động kèm theo thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

Đối với hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động do thay đổi số hộ chiếu gồm

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận hoạt động;

Giấy phép lao động cũ;

Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam thì Giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo qui định của Bộ Y Tế Việt Nam

02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, nền trắng, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không deo kính, ảnh chụp không quá 06 tháng)

Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố.

01 Bản công chứng Hộ chiếu mới.

01 Bản công chứng Hộ chiếu cũ.

Bước 3: Nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh

Sau khi nhận được công văn chấp thuận đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ nộp cơ quan nhà nước, 01 bộ lưu lại hồ sơ lao động tại doanh nghiệp;

Nơi nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất nơi Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) đặt trụ sở chính.

Thời gian nộp hồ sơ:

Đối với hồ sơ cấp mới giấy phép lao động: Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Đối với hồ sơ cấp lại giấy phép lao động: trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

Thời gian giải quyết:

Đối với hồ sơ cấp mới giấy phép lao động: 07 – 10 ngày làm việc;

Đối với cấp lại giấy phép lao động: 03 – 05 ngày làm việc.

📌 GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG HẾT THỜI HẠN 

1. Tư vấn các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp phép, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam;

2. Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài;

3. Hướng dẫn người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ tại nước ngoài và tại Việt Nam cho việc xin gia hạn, cấp lại giấy phép lao động.

3. Soạn thảo các hồ sơ cần thiết cho khách hàng làm thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động.

4. Đại diện cho doanh nghiệp và người nước ngoài làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động tại Sở lao động Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất theo yêu cầu.

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG BỊ MẤT

Khách hàng lo lắng khi giấy phép lao động bị mất, thủ tục cấp lại giấy phép lao động bị mất sẽ giải quyết vấn đề này của khách hàng. LHD law firm  tư vấn thủ tục cấp lại giấy phép lao động của khách hàng do bị mất.

Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị để làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất:

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động, trong đề nghị cần nêu rõ thông tin của giấy phép lao động và lý do đề nghị được cấp lại giấy phép lao động;

Văn bản xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở về việc giấy phép lao động bị mất…

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở chính.

Bước 4: Ký kết hợp đồng Lao động và báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh

Sau khi người nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) phải thực hiện các thủ tục như sau:

Ký kết hợp đồng lao động với người được cấp giấy phép lao động;

Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài. Kể từ ngày 1/01/2016 người lao động nước ngoài nếu đã được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, trước ngày 05 tháng 7 và hằng năm, trước ngày 05 tháng 01 năm kế tiếp về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đóng trụ sở chính, thực hiện dự án, thực hiện gói thầu về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP

Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động đó ở trong và ngoài tỉnh, thành phố với thời hạn ít nhất 10 ngày trong 01 tháng hoặc ít nhất 30 ngày cộng dồn trong 01 năm thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản về thời gian làm việc, vị trí công việc của người lao động nước ngoài đến làm việc tại tỉnh, thành phố và kèm theo bản sao giấy phép lao động đã được cấp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài đến làm việc.

Bước 5: Cấp thẻ tạm trú theo thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài

Sau khi Người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam, thì việc tiếp theo là xin cấp Thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao đông. Tại Việt Nam thời hạn của Giấy phép lao động là 02 năm vì vậy thời gian tối đa của thẻ tạm trú cũng là 02 năm.

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú gồm:

Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (thường là người sử dụng lao động)

Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh: Mẫu NA8 được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tờ khai này được người đề nghị cấp thể tạm trú ký, ghi rõ họ tên. Cơ quan, tổ chức bảo lãnh đóng dấu giáp lai ảnh và tờ khai và đóng dấu treo ở bên còn lại;

Hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ tạm trú.

Giấy phép lao động cho người nước ngoài- Dịch vụ được cung cấp bởi LHD Law Firm, Công ty Luật với 12 năm kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu cho Expat tại Việt Nam.

→ LIÊN HỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ >

PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Ai Đủ Điều Kiện Được Miễn Giấy Phép Lao Động Việt Nam?

TRẢ LỜI

---------------------------------------

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 11/2016 / NĐ-CP và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 172 Bộ luật Lao động số 10/2012 / QH13 , nếu có cả người nước ngoài một trong những trường hợp được liệt kê dưới đây, họ có thể đủ điều kiện để được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam.

  1. Người nước ngoài là thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam;
  2. Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần tại Việt Nam;
  3. Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, Giám đốc dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
  4. Người nước ngoài vào Việt Nam lưu trú dưới 3 tháng để kinh doanh dịch vụ;
  5. Người nước ngoài vào Việt Nam ở trong nước dưới 03 tháng để xử lý sự cố kỹ thuật, công nghệ phức tạp có tác động xấu hoặc có khả năng ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đang ở Việt Nam khắc phục ;
  6. Luật sư nước ngoài có giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  7. Các trường hợp có trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  8. Người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam với điều kiện người sử dụng lao động phải thông báo việc làm cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trước 7 ngày.
  9. Người lao động nước ngoài được bố trí lại nội bộ trong các công ty tham gia vào 11 ngành dịch vụ trong cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ, bao gồm: kinh doanh, truyền thông, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa, giải trí và vận tải;
  10. Người lao động nước ngoài vào Việt Nam tư vấn chuyên môn, kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, đánh giá, quản lý và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA theo Điều ước quốc tế về ODA giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền khác Quốc gia;
  11. Người lao động nước ngoài do Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hành nghề truyền thông, báo chí tại Việt Nam;
  12. Người lao động nước ngoài được cơ quan, tổ chức nước ngoài cử đi giảng dạy, nghiên cứu trong trường quốc tế do cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế nước ngoài quản lý tại Việt Nam hoặc người lao động được Bộ Giáo dục cho phép giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam và Đào tạo;
  13. Người lao động nước ngoài là người tình nguyện có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  14. Người nước ngoài vào Việt Nam giữ chức vụ chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành, kỹ thuật viên có thời hạn dưới 30 ngày và thời gian làm việc cộng dồn dưới 90 ngày trong năm;
  15. Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương hoặc cấp tỉnh là thành viên ký kết theo quy định của pháp luật;
  16. Sinh viên đang học tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài vào Việt Nam thực tập tại cơ quan, tổ chức, công ty tại Việt Nam theo thỏa thuận;
  17. Thân nhân của thành viên đang thực hiện chức năng của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  18. Người nước ngoài có Hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
  19. Người nước ngoài thành lập hiện diện thương mại;
  20. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Những người thuộc diện miễn giấy phép lao động phải có giấy miễn giấy phép lao động để làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Làm thế nào để nhận được Giấy phép miễn Giấy phép lao động tại Việt Nam?

TRẢ LỜI

Người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày người nước ngoài dự kiến ​​bắt đầu làm việc.

Và đây là thủ tục với 4 bước mà người sử dụng lao động cần làm theo để được cấp giấy miễn giấy phép lao động tại Việt Nam.

Thời gian và chi phí xử lý giấy phép lao động Việt Nam

TRẢ LỜI

-------------------------------

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép lao động hoàn toàn là 20 ngày làm việc (sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định), bao gồm:

  • 12 ngày làm việc để phê duyệt trực tuyến;
  • 08 ngày làm việc đối với việc cấp giấy phép lao động.

Nhưng tất cả đều được khuyến khích thực hiện thủ tục ít nhất 30 ngày trước ngày bắt đầu làm việc dự kiến ​​của người nước ngoài.

Chi phí xin giấy phép lao động Việt Nam khác nhau tùy theo tỉnh / thành phố nơi bạn nộp đơn đăng ký.

Chấm dứt Giấy phép lao động Việt Nam ?

Trả lời:

------------------------------------------

Giấy phép lao động có thể bị chấm dứt nếu:

  • Giấy phép lao động đã hết hạn.
  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Nội dung hợp đồng lao động không phù hợp với giấy phép lao động đã được cấp.
  • Hợp đồng kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế đã hết hạn hoặc chấm dứt.
  • Người sử dụng lao động nước ngoài thông báo chấm dứt hợp đồng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đã bị thu hồi.
  • Đã chấm dứt hoạt động của công ty, tổ chức và đối tác tại Việt Nam.

Thời hạn của giấy phép lao động tại Việt Nam là 2 năm. Và sau đó, nếu bạn muốn làm việc tại Việt Nam lâu hơn, bạn có thể xin gia hạn giấy phép lao động/ Gia hạn giấy phép lao động. Nhưng nếu bạn muốn về nước hoặc chuyển sang nước khác làm việc, trước khi rời Việt Nam, Giấy phép lao động của bạn cần được hủy bỏ với sự hỗ trợ của Sở Lao động Thương binh và Ngoại giao. Người lao động nước ngoài phải trả lại giấy phép cho người sử dụng lao động của họ trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc việc làm của họ. Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp giấy phép kèm theo thư thông báo cho văn phòng địa phương của Bộ Lao động.

10 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Nước ngoài
    16/04/2014

    Mình là NLD bên mỹ muốn qua việt nam làm nhân viên của công ty việt nam. Thế thì thủ tục thế nào vậy bạn?

  2. Visitor
    Thanhmh
    16/04/2014

    Ồ, bài viết rất bổ ích, cảm ơn Luật Thông Đức nhé :)

  3. Visitor
    Vinh
    16/04/2014

    Tôi có người bạn nước ngoài muốn xin giấy pháp lao động làm việc tại Việt Nam Tôi sẽ bảo bạn tôi liên hệ với Luật Hồng Đức để giúp làm thủ tục cấp phép Cảm ơn nhiều

  4. Visitor
    DIễm Xuân
    18/04/2014

    Làm giấy phép lao động có chi phí nhue thế nào?

  5. Visitor
    ducto
    19/04/2014

    Từ ngày 01/11, NSDLĐ muốn xin giấy phép lao động (GPLĐ) cho NLĐ nước ngoài phải thực hiện thủ tục theo 2 bước sau: Bước 1: Lập báo cáo, giải trình nhu cầu lao động nước ngoài gửi đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh và xin văn bản cho phép được sử dụng lao động nước ngoài. Trường hợp sử dụng NLĐ trong các dự án đấu thầu, việc báo cáo phải được thực hiện trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Căn cứ trên báo cáo này, UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện giới thiệu NLĐ cho nhà thầu, trường hợp không giới thiệu được thì chủ tịch UBND sẽ xem xét việc cho phép sử dụng NLĐ nước ngoài. Bước 2: Lập hồ sơ xin GPLĐ theo quy định tại điều 10 Nghị định 102/2013/NĐ-CP (bao gồm văn bản cho phép ở điều 1) và gửi đến sở LĐTBXH trước ngày NLĐ bắt đầu làm việc ít nhất 15 ngày làm việc. Sở LĐTBXH sẽ trả kết quả hồ sơ (có hay không cấp GPLĐ) trong thời hạn 10 ngày làm việc. GPLĐ được cấp sẽ có thời hạn tối đa là 2 năm.

  6. Visitor
    legal
    24/04/2014

    Dịch vụ tốt quá, cảm ơn Luật Hồng Đức

  7. Visitor
    hai yen
    07/05/2014

    Dịch vụ giấy phép lao động thông thuong minh thay thu tục don gian sao o viet nam.ruom ra vay ban

  8. Visitor
    Vũ Văn Kiên
    09/05/2017

    Cho tôi xin báo giá Dịch vụ giấy phép lao động tại Bình Dương, vui lòng báo giá cho Chúng tôi @@@

  9. Visitor
    Vu Thi Thanh Thuy
    24/07/2017

    Xin phep cho hoi: Cong ty co lam dich vu cap Lai giay cmtnd vn cho Viet kieu khong ah?

  10. Visitor
    Đỗ Phượng Ngân
    18/01/2021

    Bạn em là người Việt Nam có quốc tịch Hà Lan, bạn muốn trở về Việt Nam vào tháng 3 và có thể ở Việt Nam trong 3 tháng hoặc dưới 3 tháng để kinh doanh riêng cho bạn. Hiện tại bạn đang cần giấy phép lao động tại Việt Nam. Em cần tư vấn thêm ạ.

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng