Đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh bao gồm: Lao động nữ và lao động nữ mang thai hộ (đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).
Tuy nhiên, những lao động này còn phải đáp ứng được điều kiện:
- Đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (xem chi tiết tại đây)
- Ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
Lưu ý: Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về tình trạng “sức khỏe chưa phục hồi”. Do đó, lao động nữ nên cân nhắc làm thủ tục nghỉ dưỡng sức để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ (Ảnh minh họa)
Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020
Điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH nêu rõ, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB) do đơn vị sử dụng lao động lập.
Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong việc thực hiện chế độ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh. Xem mẫu đơn tại đây.
Lưu ý: Theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, đơn vị sử dụng lao động phải lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.
>> Chế độ dưỡng sức sau sinh 2020 - Điều kiện, mức hưởng và thủ tục
Thùy Linh
Có 0 bình luận trong bài viết này