Xây Cửa Sổ Nhìn Thẳng Sang Nhà Hàng Xóm Là Phạm Luật?

  • 14/03/2020
Hiện nay, việc trổ cửa sổ sang diện tích đất nhà bên cạnh có lẽ không hiếm gặp, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi đất chật người đông. Nhưng việc làm này có đúng luật không?


Xây nhà có bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng không?

Giấy phép xây dựng là môt trong những loại giấy tờ, văn bản pháp lý mà chúng ta phải xin từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng).

Tuy nhiên, có một số trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng sau đây, khi xây dựng công trình không phải xin giấy phép xây dựng:

- Xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

- Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình;

- Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa…

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 15 Thông tư số 15/2016/TT-BXD, nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 thì hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.

Như vậy, không phải lúc nào hộ gia đình muốn xây nhà cũng phải xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp phải xin phép mà hộ gia đình cố tình vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP với mức phạt tiền:

- Từ 10 - 20 triệu đồng với nhà ở trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa…

- Từ 20 - 30 triệu đồng với nhà ở riêng lẻ tại đô thị.


Xây cửa sổ nhìn thẳng sang nhà hàng xóm là phạm luật? (Ảnh minh họa)

 

Cấm xây cửa sổ nhìn thẳng sang nhà bên cạnh?

Theo Điều 178 Bộ luật Dân sự mới nhất, muốn trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện hoặc đường đi chung thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đặc biệt: Không được trổ cửa sổ với mốc giới là tường chung nếu không được người ở mảnh đất liền kề đồng ý (Điều 176 Bộ luật Dân sự).

Ngoài ra, tại Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 về thiết kế nhà ở liền kề, không được phép mở cửa sổ nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc nền nhà của người khác trừ trường hợp tường xây cách ranh giới lô đất, nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy, việc xây cửa sổ nhìn thẳng sang nhà bên cạnh không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, không phải muốn xây thế nào cũng được mà phải đảm bảo khoảng cách với nhà hàng xóm hoặc phải được người này đồng ý.

Khi đó, nếu người nào cố tình xây cửa sổ nhằm cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được sử dụng, quản lý hợp pháp của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139. Ngoài ra, người này còn bị:

- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng (nếu có);

- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

>> Muốn xây nhà năm nay thì đây là 5 quy định cần biết

Nguyễn Hương

Quý khách cần gặp luật sư để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ số 1900 636 383 (miễn phí)

(Nguồn: https://luatvietnam.vn)

Hiện nay, việc trổ cửa sổ sang diện tích đất nhà bên cạnh có lẽ không hiếm gặp, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi đất chật người đông. Nhưng việc làm này có đúng luật không?


Xây nhà có bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng không?

Giấy phép xây dựng là môt trong những loại giấy tờ, văn bản pháp lý mà chúng ta phải xin từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng).

Tuy nhiên, có một số trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng sau đây, khi xây dựng công trình không phải xin giấy phép xây dựng:

- Xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

- Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình;

- Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa…

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 15 Thông tư số 15/2016/TT-BXD, nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 thì hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.

Như vậy, không phải lúc nào hộ gia đình muốn xây nhà cũng phải xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp phải xin phép mà hộ gia đình cố tình vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP với mức phạt tiền:

- Từ 10 - 20 triệu đồng với nhà ở trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa…

- Từ 20 - 30 triệu đồng với nhà ở riêng lẻ tại đô thị.


Xây cửa sổ nhìn thẳng sang nhà hàng xóm là phạm luật? (Ảnh minh họa)

 

Cấm xây cửa sổ nhìn thẳng sang nhà bên cạnh?

Theo Điều 178 Bộ luật Dân sự mới nhất, muốn trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện hoặc đường đi chung thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đặc biệt: Không được trổ cửa sổ với mốc giới là tường chung nếu không được người ở mảnh đất liền kề đồng ý (Điều 176 Bộ luật Dân sự).

Ngoài ra, tại Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 về thiết kế nhà ở liền kề, không được phép mở cửa sổ nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc nền nhà của người khác trừ trường hợp tường xây cách ranh giới lô đất, nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy, việc xây cửa sổ nhìn thẳng sang nhà bên cạnh không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, không phải muốn xây thế nào cũng được mà phải đảm bảo khoảng cách với nhà hàng xóm hoặc phải được người này đồng ý.

Khi đó, nếu người nào cố tình xây cửa sổ nhằm cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được sử dụng, quản lý hợp pháp của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139. Ngoài ra, người này còn bị:

- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng (nếu có);

- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

>> Muốn xây nhà năm nay thì đây là 5 quy định cần biết

Nguyễn Hương

Quý khách cần gặp luật sư để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ số 1900 636 383 (miễn phí)

(Nguồn: https://luatvietnam.vn)

PROFILE LHD LAW FIRM
Tags
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng