Việc Lập Di Chúc Có Cần Sự Đồng Ý Của Tất Cả Con Cái Không?

  • 11/01/2022
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được xác định là:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Như vậy, di chúc là văn bản được lập khi một người có tài sản và muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết. Di chúc thể hiện ý chí của một cá nhân và không phụ thuộc vào người khác.

Không chỉ vậy, về quyền của người lập di chúc, Điều 626 Bộ luật Dân sự quy định rõ các quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; tước quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Phân chia di sản thừa kế cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để thừa kế, thờ cúng;

– Giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;

– Chỉ định người nắm giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Ngoài ra, theo điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì:

“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, ép buộc; ”

Như vậy, khi lập di chúc, cha mẹ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phụ thuộc vào con cái.

Điều này được hiểu là khi lập di chúc, cha mẹ hoàn toàn không cần sự đồng ý của con cái. Việc quyết định ai được hưởng di sản thừa kế và chia di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dựa vào ý chí của cha mẹ.

Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tài sản mà bố mẹ lập di chúc. Trong một số trường hợp vẫn phải được sự đồng ý của con cái như trường hợp tài sản là đất giao cho hộ gia đình thuộc sở hữu chung thì vẫn phải được sự đồng ý của con cái.

PROFILE LHD LAW FIRM
Tags
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng