Người Thân Mất Tích Bao Lâu Thì Được Báo Công An?

  • 14/03/2020
Khi không có tin tức của người thân, chúng ta thường rất lo lắng và đi trình báo ngay với cơ quan công an. Vậy sau bao lâu không có liên lạc với người thân thì được báo công an?


Sau 24 giờ không có tin tức của người thân mới được báo công an?

Điều 15 Luật Công an nhân dân nêu rõ, công an nhân dân có nhiệm vụ:

- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Do đó, thông thường khi bị mất tin tức của người thân, chúng ta thường ngay lập tức báo công an để nhanh chóng tìm được thông tin của người thân. Tuy nhiên, liệu có quy định nào về việc phải qua 24 giờ mất thông tin của người thân mới được báo công an không?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

Khi đó, theo Điều 145 Luật này, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. Trong đó, ngay khi nhận được tin báo tội phạm thì:

- Công an phường, thị trấn, đồn công an: Lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển kèm tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền;

- Công an xã: Tiếp nhận, lập biên bản, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tin tố giác, tin báo về tội phạm kèm tài liệu, đồ vật liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Như vậy, hiện nay không có quy định nào về thời gian không có tin tức của người thân thì mới được báo công an. Khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm thì nên chủ động báo càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, tìm kiếm.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể tùy ý báo công an bởi Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Do đó, khi có thông tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì nên nhanh chóng trình báo để giải quyết. Nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.

Người thân mất tích bao lâu thì được báo công an? (Ảnh minh họa)
 

Biệt tích 2 năm, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận mất tích?

Ngoài việc trình báo cho công an, khi không có tin tức của người thân còn có thể gửi yêu cầu đến Tòa án để tìm người mất tích. Tuy nhiên, để được công nhận mất tích thì phải đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Đã biệt tích 02 năm liền trở lên mặc dù có sử dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó đang còn sống hay đã chết;

- Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.

Trong đó, thời hạn 02 năm được tính cụ thể như sau:

- Tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;

- Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo thang có tin tức cuối cùng;

- Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Sau 02 năm biệt tích, nếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người này gửi đến Tòa yêu cầu tuyên bố người đó mất tích thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ thông báo tìm kiếm người này.

Và sau khi kết thúc tìm kiếm trong thời gian 10 ngày, Tòa sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Nếu chấp nhận, Tòa án sẽ quyết định tuyên bố một người mất tích.

Như vậy, không chỉ phải biệt tích 02 năm thì Tòa sẽ tuyên bố một người mất tích mà cần phải có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và sau khi thông báo tìm kiếm không có kết quả thì Tòa mới xét và ra quyết định công nhận.

>> Khi một người mất tích, làm sao để ly hôn?

Nguyễn Hương

Quý khách cần gặp luật sư để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ số 1900 636 383 (miễn phí)

(Nguồn: https://luatvietnam.vn)

Khi không có tin tức của người thân, chúng ta thường rất lo lắng và đi trình báo ngay với cơ quan công an. Vậy sau bao lâu không có liên lạc với người thân thì được báo công an?


Sau 24 giờ không có tin tức của người thân mới được báo công an?

Điều 15 Luật Công an nhân dân nêu rõ, công an nhân dân có nhiệm vụ:

- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Do đó, thông thường khi bị mất tin tức của người thân, chúng ta thường ngay lập tức báo công an để nhanh chóng tìm được thông tin của người thân. Tuy nhiên, liệu có quy định nào về việc phải qua 24 giờ mất thông tin của người thân mới được báo công an không?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

Khi đó, theo Điều 145 Luật này, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. Trong đó, ngay khi nhận được tin báo tội phạm thì:

- Công an phường, thị trấn, đồn công an: Lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển kèm tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền;

- Công an xã: Tiếp nhận, lập biên bản, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tin tố giác, tin báo về tội phạm kèm tài liệu, đồ vật liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Như vậy, hiện nay không có quy định nào về thời gian không có tin tức của người thân thì mới được báo công an. Khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm thì nên chủ động báo càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, tìm kiếm.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể tùy ý báo công an bởi Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Do đó, khi có thông tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì nên nhanh chóng trình báo để giải quyết. Nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.

Người thân mất tích bao lâu thì được báo công an? (Ảnh minh họa)
 

Biệt tích 2 năm, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận mất tích?

Ngoài việc trình báo cho công an, khi không có tin tức của người thân còn có thể gửi yêu cầu đến Tòa án để tìm người mất tích. Tuy nhiên, để được công nhận mất tích thì phải đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Đã biệt tích 02 năm liền trở lên mặc dù có sử dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó đang còn sống hay đã chết;

- Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.

Trong đó, thời hạn 02 năm được tính cụ thể như sau:

- Tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;

- Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo thang có tin tức cuối cùng;

- Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Sau 02 năm biệt tích, nếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người này gửi đến Tòa yêu cầu tuyên bố người đó mất tích thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ thông báo tìm kiếm người này.

Và sau khi kết thúc tìm kiếm trong thời gian 10 ngày, Tòa sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Nếu chấp nhận, Tòa án sẽ quyết định tuyên bố một người mất tích.

Như vậy, không chỉ phải biệt tích 02 năm thì Tòa sẽ tuyên bố một người mất tích mà cần phải có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và sau khi thông báo tìm kiếm không có kết quả thì Tòa mới xét và ra quyết định công nhận.

>> Khi một người mất tích, làm sao để ly hôn?

Nguyễn Hương

Quý khách cần gặp luật sư để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ số 1900 636 383 (miễn phí)

(Nguồn: https://luatvietnam.vn)

PROFILE LHD LAW FIRM
Tags
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng