Công ty Luật LHD tư vấn và làm đăng ký sáng chế tại Cục Cho khách hàng trong và ngoài nước tại Tp.HCM
Liên hệ dịch vụ 02822446739
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
Hướng dẫn quy trình làm thủ tục đăng ký sáng chế
Đăng ký sáng chế không chỉ đơn thuần là thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với một giải pháp kỹ thuật, mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công trong thế giới công nghiệp hiện đại. Nhưng các thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào? Đừng lo, hãy để Công ty luật LHD giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này.
Có những dạng sáng chế nào có thể đăng ký bảo hộ?
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, được thiết kế để giải quyết một vấn đề xác định bằng cách ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo đó, có thể đăng ký bảo hộ sáng chế dưới 3 dạng như sau:
Sáng chế thể hiện dưới dạng cơ cấu
Đây là sáng chế tồn tại dưới dạng một cơ cấu thông qua việc hình thành một sản phẩm cụ thể. Sáng chế dạng cơ cấu được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định được đặc trưng bởi các dấu hiệu hay đặc điểm kỹ thuật về kết cấu của một sản phẩm nhân tạo. Sản phẩm này có chức năng hoặc công dụng như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu của con người.
Ví dụ về các sản phẩm được đăng ký sáng chế dạng cơ cấu bao gồm máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện, dụng cụ,.... Ví dụ cụ thể, Công ty Honda Giken Kogyo Kabushiki Kaisha ở Nhật Bản đã đăng ký độc quyền sáng chế cho máy làm sạch không khí của họ, trong khi đó Công ty NIKAM, BHAUSAHEB BAPURAO ở Ấn Độ đã đăng ký độc quyền sáng chế cho máy ép mía hai trục của họ.
Sáng chế thể hiện dưới dạng chất
Đây là sáng chế tồn tại dưới dạng một chất cụ thể thông qua sản phẩm dưới dạng chất (bao gồm đơn chất, hợp chất và cả hỗn hợp chất). Dạng chất này thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo và được đặc trưng bởi các dấu hiệu hay đặc điểm kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử. Chất này có chức năng hoặc công dụng như là một phương tiện để đáp ứng nhu cầu của con người.
Hoặc là sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học. Ví dụ như gen, thực/động vật biến đổi gen…. Loại chất này được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm có chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người và có thể tự tái tạo.
Ví dụ về sáng chế dạng chất như: một loại sinh phẩm y tế mới như vaccin, thuốc mới, một gen sinh học,….Cụ thể như công ty TOSHIO KOMURO đến từ Nhật Bản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế về Chế phẩm bức xạ hồng ngoại xa có các tính chống tĩnh điện, sợi và sản phẩm dệt chứa chế phẩm này.
Sáng chế thể hiện dưới dạng quy trình hay phương pháp
Sáng chế tồn tại dạng quy trình hay phương pháp tức là một trình tự để thực hiện một công việc cụ thể. Theo đó, quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, xử lý, dự báo,...) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách tiến hành một quá trình hay một công việc cụ thể. Quy trình hay phương pháp được đặc trưng bởi các dấu hiệu hoặc đặc điểm về trình tự, biện pháp, thành phần tham gia, phương tiện thực hiện các thao tác để đạt được mục đích nhất định.
Chẳng hạn như quy trình pha trộn bê tông, quy trình dệt vải, quy trình tạo vật liệu, quy trình cấy lúa,….Ví dụ thể là Công ty ELBEX VIDEO LTD (Nhật Bản) đã được cấp bằng độc quyền sáng chế cho phương pháp và hệ thống kết nối màn hình của hệ thống điện thoại nội bộ truyền hình.
Các điều kiện để được đăng ký bảo hộ cho sáng chế
Để được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế, sáng chế cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Sáng chế có tính mới
Để được bảo hộ bằng độc quyền sáng chế, sáng chế cần phải có tính mới, tức là chưa được bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào trên toàn cầu trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc ngày ưu tiên (trong trường hợp được hưởng ưu tiên).
Sáng chế được xem là chưa bị bộc lộ công khai khi chỉ có một vài người có hạn được biết và yêu cầu có nghĩa vụ giữ bí mật cho sáng chế đó.
Sáng chế không bị mất tính mới trong nếu được công bố trong các trường hợp sau đây, và với điều kiện là là đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn 06 tháng tính từ ngày công bố:
Nếu sáng chế được công bố bởi một người khác mà không được sự cho phép của người có quyền đăng ký sáng chế, thì vẫn không ảnh hưởng đến tính mới của sáng chế đó.
Sáng chế không mất tính mới khi được người có quyền đăng ký được công bố dưới dạng báo cáo khoa học.
Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại các cuộc triển lãm quốc gia của VN hoặc các cuộc triển lãm quốc tế chính thức hay được công nhận là chính thức.
Sáng chế có trình độ sáng tạo
Sáng chế được xem là có trình độ sáng tạo nếu có các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai, bao gồm các hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức tiết lộ nào khác trong hoặc ngoài nước, trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế.
Sáng chế được đăng ký ưu tiên là một bước tiến sáng tạo, không thể được dễ dàng tạo ra bởi người có kiến thức trung bình về kỹ thuật trong lĩnh vực tương ứng.
Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp
Sáng chế được xem là có khả năng ứng dụng công nghiệp nếu nó có thể chế tạo và xuất hàng loạt các sản phẩm. Hoặc sáng chế đó có nội dung là quy trình có thể được lặp đi lặp lại và đạt được kết quả ổn định.
Đối tượng nào không được đăng ký sáng chế?
Luật Sở hữu trí tuệ chỉ bảo vệ một số lĩnh vực công nghệ cụ thể và không phải tất cả đều được coi là đối tượng bảo hộ của sáng chế. Các đối tượng sau đây không được coi là đối tượng bảo hộ theo danh nghĩa sáng chế:
Phát minh, lý thuyết khoa học và các phương pháp toán học
Sơ đồ, quy tắc, kế hoạch và phương pháp nhằm thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện các vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh và các chương trình máy tính.
Cách thức để thể hiện thông tin
Các giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ
Giống thực vật, động vật
Quy trình sản xuất thực vật, động vật chỉ mang bản chất sinh học mà không phải quy trình vi sinh;
Các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho con người và động vật.
Những ích lợi khi đăng ký sáng chế
Mang lại lợi ích giúp chủ sở hữu, tác giả bảo hộ được thành quả sáng tạo của mình.
Nó giúp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu và ngăn chặn sử dụng trái phép hoặc xâm phạm vào thành quả sáng tạo của họ.
Nó giúp chủ sở hữu tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh thị trường và kiếm được nhiều lợi nhuận bởi vì có sự độc quyền của chủ sở hữu.
Bằng độc quyền sáng chế giúp chủ sở hữu có thể tạo thêm nguồn thu nhập mới bằng cách nhượng quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng sáng chế.
Bằng độc quyền sáng chế cũng giúp chủ sở hữu huy động nguồn vốn và thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng.
Bằng độc quyền sáng chế giúp chủ sở hữu bảo vệ chính mình trước sáng chế của các đối thủ cạnh tranh.
Chủ sở hữu có thể sử dụng bằng độc quyền sáng chế để truyền tải tín hiệu về năng lực công nghệ cao hơn và khả năng sáng tạo lớn hơn. Từ đó, chủ sở hữu có thể đạt được hiệu suất hoạt động cao hơn trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế
Để chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế, bạn cần có các tài liệu sau:
Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (03 bộ). Nếu cần, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật LHD để được cung cấp mẫu tờ khai.
Giấy uỷ quyền theo mẫu của Công ty luật LHD.
Bản mô tả sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, gồm tên, mô tả, ví dụ minh hoạ, yêu cầu bảo hộ và tóm tắt.
Hình vẽ minh hoạ (nếu có);
Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan tại nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn nào xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn là 03 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan tại nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Đối với đơn PCT nộp vào Việt Nam, cần cung cấp thêm các tài liệu như Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210). Nếu cần, bản gốc của Giấy Uỷ Quyền cũng có thể được bổ sung trong thời hạn 34 tháng kể từ ngày ưu tiên. Bên cạnh đó, cần cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn, tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích, tên của sáng chế/giải pháp hữu ích, số đơn ưu tiên, ngày ưu tiên và nước ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên), số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam).
Hướng dẫn các thủ tục đăng ký sáng chế
Để làm thủ tục đăng ký sáng chế, cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Cần xác định dạng sáng chế đăng ký bảo hộ
Khi đã hoàn thiện sáng chế, chủ sở hữu cần xác định dạng bảo hộ cho sáng chế và phân loại nó theo bảng phân loại sáng chế quốc tế (IPC) để đảm bảo tính hợp lệ và tối ưu hóa quyền lợi của sáng chế.
Bước 2: Thực hiện tra cứu sáng chế
Thời gian đăng ký sáng chế khá dài nên việc tra cứu sáng chế giúp đánh giá tính khả thi của sáng chế.
Để tra cứu sáng chế, khách hàng có thể truy cập vào website của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc trang web của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO.
Ngoài ra, để đảm bảo đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế chính xác, khách hàng cũng có thể tra cứu thông qua công ty luật LHD.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký sáng chế
Sau khi đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế, chủ đơn sẽ nộp hồ sơ đăng ký sáng chế cùng với các khoản phí sau:
Lệ phí nộp đơn là 150.000đ
Phí thẩm định hình thức là 180.000 đồng/điểm yêu cầu bảo hộ độc lập
Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi là 8.000 đồng/trang
Phí công bố đơn là 120.000 đồng
Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi là 60.000 đồng/hình
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có) là 600.000VNĐ/đơn ưu tiên;
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định là 600.000 đồng/điểm yêu cầu bảo hộ độc lập
Phí thẩm định nội dung là 720.000 đồng/điểm yêu cầu bảo hộ độc lập
Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi là 32.000 đồng/ trang
Ngoài ra, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích cần được phân loại sáng chế quốc tế (IPC). Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định là 100.000 đồng/phân loại sáng chế quốc tế.
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế
Thời hạn để thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế là trong vòng 01 tháng tính từ ngày nộp đơn.
Bước 5: Công bố đơn đăng ký
Sau khi đăng ký, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích sẽ được công bố trong vòng 19 tháng tính từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn. Trong trường hợp không có ngày ưu tiên, hoặc trong vòng 02 tháng tình từ khi đơn đăng ký được chấp nhận là hợp lệ, thời điểm công bố sẽ vào thời gian nào muộn hơn.
Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (đơn PCT) được công bố trong vòng 02 tháng tính từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia.
Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố với thời hạn trong vòng 02 tháng tính từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm. Hoặc tính từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy vào ngày nào muộn hơn.Chủ đơn cần có Văn bản yêu cầu công bố sớm để được công bố sớm. Trong đó, phải ghi rõ lý do cần công bố sớm. Yêu cầu công bố sớm không cần phải nộp phí, lệ phí.
Bước 6: Thẩm định nội dung đăng ký sáng chế
Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, tính từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp vào trước ngày công bố đơn. Hoặc tính từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu thẩm định được nộp vào sau ngày công bố đơn.
Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phát hành Thông báo Dự định Cấp Văn bằng Bảo hộ Độc quyền Sáng chế, hoặc Thông báo Từ chối cấp bảo hộ sáng chế kèm theo lý do.
Bước 7: Chủ đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi đã nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn phải tiến hành nộp lệ phí cấp bằng bảo hộ.
Bước 8: Được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế trong vòng 2-3 tháng sau khi nhận được lệ phí cấp văn bằng.
Bước 9: Nộp phí để duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế hằng năm
Bằng độc quyền sáng chế sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày nộp đơn quốc tế (nếu có). Hiệu lực bảo hộ cần phải được duy trì hằng năm.
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hằng năm.
Để duy trì hiệu lực của bằng văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu bằng phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực trong vòng 6 tháng trước khi kỳ hạn hiệu lực kết thúc. Nếu đơn duy trì hiệu lực được nộp muộn, thì nó phải được nộp không quá 6 tháng sau kỳ hạn hiệu lực, và phải bao gồm lệ phí duy trì hiệu lực muộn.
Hồ sơ yêu cầu duy trì hiệu lực bằng sáng chế bao gồm:
Tờ khai yêu cầu duy trì hiệu lực thực hiện theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C, Thông tư 01.
Trong trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện cần có Giấy ủy quyền.
Bản sao chứng từ nộp phí và lệ phí theo quy định
Các tài liệu khác (nếu cần).
Phí, lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng sáng chế bao gồm:
Lệ phí duy trì hiệu lực là 100.000 đồng/điểm.
Lệ phí duy trì hiệu lực muộn là 10% của lệ phí duy trì/ mỗi tháng nộp muộn.
Phí thẩm định yêu cầu duy trì là 160.000 đồng/ văn bằng bảo hộ.
Phí sử dụng văn bằng bảo hộ (theo năm):
Năm 1-2 là 300.000 đồng/năm/điểm.
Năm 3-4 là 500.000 đồng/năm/điểm.
Năm 5-6 là 800.000 đồng/năm/điểm.
Năm 7-8 là 1.200.000 đồng/năm/điểm.
Năm 9-10 là 1.800.000 đồng/năm/điểm.
Năm 11-13 là 2.500.000 đồng/năm/điểm.
Năm 14-16 là 3.300.000 đồng/năm/điểm.
Năm 17-20 là 4.200.000 đồng/năm/điểm.
Phí công bố Thông báo ghi nhận duy trì là 120.000 đồng/đơn.
Phí đăng bạ thông tin duy trì hiệu lực là 120.000 đồng/ văn bằng bảo hộ.
Thời hạn thực hiện các thủ tục đăng ký sáng chế
Thời hạn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris cho đơn sáng chế/giải pháp hữu ích là 12 tháng kể từ ngày ưu tiên.
Thời hạn để đơn PCT nộp vào Việt Nam là 31 tháng kể từ ngày ưu tiên.
Đối với những trường hợp cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ yêu cầu bổ sung Giấy xác nhận việc chuyển nhượng. Bản dịch bằng tiếng Việt của tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.
Thời hạn nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung là 42 tháng (với đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế) và 36 tháng (với đơn xin cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích) tính từ ngày được ưu tiên sớm nhất.
Thời hạn xét nghiệm hình thức của đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn xét nghiệm nội dung là 31 tháng (với đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế) và 09 tháng (với đơn xin cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).
Công bố đơn (nếu yêu cầu xét nghiệm nội dung nộp trước ngày Công bố đơn) hoặc kể từ ngày nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung (nếu yêu cầu xét nghiệm nội dung nộp sau ngày Công bố đơn).
Thời hạn hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế là trong vòng 20 năm và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Các Bằng này có hiệu lực kể từ ngày cấp.
Chỉ phải nộp phí duy trì hiệu lực sau khi đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích.
Quyền ưu tiên và nguyên tắc nộp đơn đầu tiên khi đăng ký sáng chế
Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng quyền sở hữu đối với sáng chế được xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Người muốn sở hữu quyền đối với sáng chế phải trực tiếp đề nghị cấp văn bằng bảo hộ và nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ. Hoặc ủy quyền cho một tổ chức đại diện, như Công ty Luật LHD, được cấp chứng chỉ hành nghề để đại diện trong các vấn đề liên quan.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề đăng ký sáng chế
Sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm mục đích giải quyết một vấn đề cụ thể bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?
Sáng chế được bảo hộ tối đa trong vòng 20 năm. Tuy nhiên, người chủ sở hữu phải đóng phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ hằng năm để duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Nên đăng ký sáng chế như thế nào là tốt nhất?
Việc đăng ký sáng chế có thể thực hiện thông qua hai hình thức sau đây:
Nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ, điều này là bắt buộc đối với người nộp đơn sáng chế mang quốc tịch nước ngoài. Với người nộp đơn sáng chế có quốc tịch Việt Nam, được khuyến khích nên sử dụng Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty Luật LHD. Bởi vì hồ sơ đăng ký sáng chế rất chuyên biệt và đòi hỏi sự hướng dẫn và tư vấn cụ thể của một luật sư có kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ.
Đối tượng nào được bảo hộ sáng chế tại Việt Nam?
Bằng sáng chế và bằng giải pháp hữu ích là 2 cấp độ bảo hộ cho sáng chế tại Việt Nam.
Bằng sáng chế được bảo hộ khi giải pháp đáp ứng tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, thời gian bảo hộ là 20 năm.
Bằng giải pháp hữu ích được bảo hộ khi giải pháp đáp ứng tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp, thời gian bảo hộ là 10 năm.
Dịch vụ tư vấn đăng ký sáng chế tại Công ty luật LHD
Công ty luật LHD cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký sáng chế bao gồm:
Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng và đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích tại Việt Nam và nước ngoài.
Tra cứu thông tin chính thức hoặc không chính thức của sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ, chi phí độc lập (Tra cứu tình trạng kỹ thuật có liên quan đến Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích)
Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế và đại diện cho khách hàng trong quá trình nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ.
Theo dõi tiến trình xét nghiệm đơn và soạn thảo công văn giấy tờ giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ.
Đại diện khách hàng trong việc xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ. về đăng ký sáng chế.
Trao đổi và cung cấp thông tin trong quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích.
Tư vấn, thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và nước ngoài.
Đánh giá và tư vấn khả năng vi phạm quyền sáng chế đang được bảo hộ.
Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và nước ngoài.
Thực hiện đàm phán, soạn thảo, thẩm định và đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và nước ngoài.
Với sự hỗ trợ của Công ty luật LHD, quy trình đăng ký sáng chế sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ cùng quý khách hoàn thành các thủ tục đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Hãy để Công ty luật LHD giúp quý khách hàng đạt được thành công trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh này.
Có 0 bình luận trong bài viết này