Thủ Tục Đầu Tư Theo Hình Thức Góp Vốn, Mua Cổ Phần, Phần Vốn Góp

  • 16/05/2022

Góp vốn, mua phần vốn góp / Cổ phần trong công ty Việt Nam (Dịch vụ tư vấn và làm thủ tục góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) ⇓

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những phương thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thực hiện theo Điều 25 và Điều 26 Luật Đầu Tư 2020

# 1. VÌ SAO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHỌN HÌNH THỨC GÓP VỐN HOẶC MUA LẠI CÔNG TY VIỆT NAM

Từ đầu năm tới ngày 20/11/2017, đã có 4.535 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 5,29 tỷ USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ 2016.

Đây là các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài sàn, là hình thức đầu tư thông qua mua bán, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp, được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm nay.

Hàng loạt các công ty lớn như Sabeco, Vinamilk, FPT, MB, ACB, FPT, PV Gas, Vietjet Air, VPBank…đều có các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư theo dạng “Góp vốn mua cổ phần”

# 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT CHO VIỆC GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN

Luật Doanh nghiệp (“LDN”) và Luật Đầu tư (“LĐT”) đều được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 tạo lập cơ sở pháp lý cho bên nước ngoài mua phần vốn góp/cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Quyền này được quy định cụ thể hơn trong một số văn bản dưới luật, bao gồm Nghị định số 47/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 01/04/2021, hướng dẫn Luật Đầu tư (“Nghị định 47/2021”); Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 12/03/2014 hướng dẫn mở và sử dụng các tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam (“Thông tư 05/2014/TT-BTC”); Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/06/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (“Thông tư 06/2019/TT-NHNN”); v.v. Bao trùm toàn bộ các ngành dịch vụ và bổ sung cho các quy định pháp lý nêu trên của Việt Nam là cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, cụ thể được phản ánh trong Biểu cam kết dịch vụ, có hiệu lực từ ngày 11/01/2007.

 

NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN, GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN, NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN CÔNG TY VIỆT NAM

Yêu cầu

Nhìn chung, hiện nay, tất cả các loại hình công ty tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp nhà nước (“DNNN”), CTCP, công ty TNHH, CTHD đều có quyền bán phần vốn góp/ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Về lý thuyết, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua tới 100% số vốn điều lệ của công ty, tuy nhiên, tùy từng thời điểm và nhất là trong một số ngành nghề cụ thể, việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải chịu sự điều chỉnh của một số hạn chế trần dưới 100%, ví dụ trong ngành ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa 30%, hoặc đối với các công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa không quá 49% vốn điều lệ.

Theo các quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp/ cổ phần và trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển phần lợi nhuận được chia/ cổ tức và tiền gốc ra nước ngoài thông qua ngân hàng trong nước và nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Để hỗ trợ cho các giao dịch này, nhà đầu tư nước ngoài được quyền mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại các ngân hàng tại Việt Nam, trừ trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài (có thành viên hoặc cổ đông là thực thể nước ngoài) có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 50% vốn điều lệ thì doanh nghiệp này phải thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam, tại một ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Quy định pháp luật xác nhận rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư mua phần vốn góp/ cổ phần trong các công ty Việt Nam được bảo vệ bởi luật pháp và Chính phủ Việt Nam.

Các hoạt động được phép thực hiện

Với tư cách là người nắm giữ phần vốn góp/ cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể:

  • Tham gia hoặc không tham gia vào công tác quản lý, điều hành công ty;
  • Chuyển đổi các khoản cổ tức và các khoản tiền nhận được từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ trước khi chuyển ra nước ngoài;
  • Cầm cố hoặc thế chấp bằng cổ phần nắm giữ cho các giao dịch tín dụng;
  • Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với công ty trong nước, sau khi đã nộp thuế TNDN;
  • Được cấp thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần, loại ĐT1 (cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đại diện tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ Đồng Việt Nam trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quyết định của Chính phủ), loại ĐT2 (cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đại diện tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ Đồng Việt Nam đến dưới 100 tỷ Đồng Việt Nam hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển theo quyết định của Chính phủ), loại ĐT3 (cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đại diện tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 3 tỷ Đồng Việt Nam đến dưới 50 tỷ Đồng Việt Nam), hoặc loại ĐT4 (cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ Đồng Việt Nam) có thời hạn không quá 5 năm, chứng nhận tạm trú và thẻ tạm trú để ra vào và cư trú ở Việt Nam; và
  • Được hưởng các quyền và lợi ích như đối với các nhà đầu tư trong nước.

# 3. THỦ TỤC GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN

Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện , Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp được phép góp vốn thì phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo thủ tục đăng ký góp vốn , mua cổ phần, phần vốn góp.

Thủ tục mua phần vốn góp/ cổ phần đơn giản hơn so với quy định trước đây khá nhiều. Nhà đầu tư nước ngoài mua hoặc bán phần vốn góp/ cổ phần trong công ty Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Quy định hiện nay cho phép chủ sở hữu hoặc ban lãnh đạo của công ty hoặc tổng công ty Việt Nam quyền tự quyết định vấn đề này, theo quy định tại điều lệ hay quy chế của công ty. Đối với các DNNN cổ phần hóa có nhu cầu bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan Nhà nước quyết định cổ phần hóa sẽ là đơn vị quyết định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn vào, mua phần vốn góp/cổ phần trong công ty Việt Nam khi:

  • Việc góp vốn, mua cổ phần/ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế hoặc công ty mục tiêu hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài và (các) tổ chức kinh tế có trên 50% vốn điều lệ được nắm giữ bởi:
  • (các) nhà đầu tư nước ngoài, hoặc công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;
  • (các) tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;
  • (các) nhà đầu tư nước ngoài và (các) tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;

nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây: nâng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ 50% hoặc dưới 50% lên trên 50%, tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trên đảo, xã, phường, thị trấn ven biển, biên giới hoặc khu vực khác, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp/cổ phần tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở chính. Trường hợp việc góp vốn, mua phần vốn góp/cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông theo quy định của pháp luật trong các trường hợp (i) và (ii), còn trường hợp (iii) cần thêm 10 ngày nữa để lấy ý kiến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Nếu không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của LDN khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty Việt Nam.

# 4. HỒ SƠ GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

# 5. NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP ĐƯỢC VỚI TỶ LỆ THẾ NÀO VÀO CÔNG TY VIỆT NAM

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế phải đáp ứng những điều kiện sau:

► Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

►Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

►Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Thuế

Nếu nhà đầu tư nước ngoài đã thanh toán hết các loại thuế và nghĩa vụ tài chính liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sẽ không phải nộp thuế khấu trừ tại nguồn (withholding tax) cho việc chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập hợp pháp

Xem thêm   Nhà đầu tư ngoại tăng mạnh góp vốn, mua cổ phần

---------------------

VÀI NÉT VỀ CÔNG TY LUẬT LHD (LHD LAW FIRM)

LHD Law Firm được đánh giá top 10 công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam về Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được xếp hạng tại Legal500 và Hg.org, với 10 năm kinh nghiệm và hệ thống văn phòng làm việc tại Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu…vv LHD Law Firm cam kết làm hài lòng nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI - LUATHONGDUC.COM

 

TOYOTA; WACOAL, DELOITE; DLH; SHISEIDO; FOS; DLT; YAMAZEN; SANKOUGIKEN; DIEMSANG; IFO; ALTECH; TRIUMPH; SOMETHING HOLDING, HSE, D3 AQUA, SUZUKA, TNS GLOBAL, FLEXLINK, RUNSVEN, RHODES, ADJ, AOA, BERNOFARM, INNOBAY, TELESCOPE, LEEKANG, NAMAZIE, SDGI, KI …VV
PROFILE LHD LAW FIRM
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Những ưu nhược điểm của việc góp vốn mua cổ phần như sau: Ưu điểm:Thủ tục đơn giản, mất ít thời gian.Tận dụng được “tài nguyên” nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhân công mà doanh nghiệp trong nước đã gây dựng từ đầuNhược điểm:Có thể bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoàiKhông được linh hoạt trong các quyết định đầu tư

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm có 1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.

Với 3 văn phòng tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội - LHD Law Firm tự hào là đơn vị Luật chuyên tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam thông qua việc mua lại cổ phần Chi tiết liên hệ dịch vụ  https://luathongduc.com/lien-he.html 
1 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Vũ Ngọc Anh
    06/06/2019

    Cho tôi hỏi thủ tục góp vốn mua cổ phần giữa Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau không ? Công ty tôi gốc từ Pháp có 3 văn phòng tại Việt Nam ! Xin báo giá cho chúng tôi ! Trân trọng @

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng