Các Mô Hình Tư Vấn Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam

  • 16/08/2018

 Theo xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang được nhà nước hết sức quan tâm. Theo Luật đầu tư được Quốc hôi thông qua ngày 29/11/20005 thì nhà đầu tư nước ngoài thực sẽ lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp tại Việt Nam.

Như vậy nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy phép kinh doanh); đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam nếu muốn đầu tư dự án mới mà không gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì chỉ thực hiện xin thủ tục cấp phép đầu tư, trong trường hợp có dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế thì phải thực hiện theo thủ tục đầu tư lần đầu tại Việt Nam.

I. Các hình thức đầu tư trực tiếp:

1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

  • nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
  • Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đ thnh lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.

2. Thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam:

  • Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nêu trên được phép liên doanh với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập một tổ chức kinh tế mới.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh do doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư tại Việt Nam:

  • Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh;
  • Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lnh đạo của các bên hợp doanh;
  • Văn phịng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

II. Các hình thức đầu tư gián tiếp:

Đầu tư theo hình thức gốp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, theo đó:

  • Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 
PROFILE LHD LAW FIRM
1 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Mai văn thuan
    03/01/2019

    Chu co đất và nhà xưởng. Cân tìm đối tác sx

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng