Thủ Tục Đầu Tư Ra Nước Ngoài Của Việt Nam

  • 05/09/2023

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài, Tư vấn đầu tư ra nước ngoài, Hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, Cấp chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (Quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định 78/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài).

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp.

Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.

Điều 74. Đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.

2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Điều 75. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài

1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

2. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Điều 76. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

1. Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài;

b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;

c) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

Điều 77. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài

1. Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.

2. Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Điều 78. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài

1. Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

2. Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

5. Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 79. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

1. Dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

a) Dự án đăng ký đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam;

b) Dự án thẩm tra đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên.

2. Thủ tục đăng ký và thẩm tra đầu tư được quy định như sau:

a) Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đăng ký theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

b) Đối với dự án thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Chính phủ quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư, chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư ra nước ngoài; trình tự, thủ tục và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC 

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

 

A. ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC DIỆN ĐĂNG KÝ

1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm các tài liệu:

a) Văn bản đăng ký dự án đầu tư

b) Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 07 năm 2006 nhưng không đăng ký lại theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

c) Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

d) Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Số bộ hồ sơ:

- 03 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc

- Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

3. Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ

3.1. Văn phòng Cục tiếp nhận hồ sơ, trả phiếu tiếp nhận hồ sơ cho nhà đầu tư

3.2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chánh văn Phòng Cục phân hồ sơ về các Phòng chức năng (Dịch vụ, Công nghiệp & Xây dựng, Nông – Lâm – Ngư) trong ngày.

3.3. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Lãnh đạo Phòng chức năng tiếp nhận và phân công chuyên viên xử lý hồ sơ.

3.4. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày được hồ sơ, chuyên viên được phân công xử lý làm thủ tục gửi văn bản kèm theo hồ sơ dự án lấy ý kiến Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư.

Trường hợp có nội dung cần được làm rõ liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên được phân công xử lý trình Lãnh đạo Cục văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ.

3.5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư có ý kiến về về hồ sơ dự án và gửi cho Cục Đầu tư nước ngoài.

3.6. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư, chuyên viên được phân công xử lý tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Bộ:

- Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.

- Đề nghị nhà đầu tư giải trình, bổ sung (nếu thấy cần thiết).

- Ra văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

B. ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC DIỆN THẨM TRA

1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.

b) Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 07 năm 2006 nhưng không đăng ký lại theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

c) Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

d) Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có các đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

đ) Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Số bộ hồ sơ:

- 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc

- Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

3. Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

3.1. Văn phòng Cục tiếp nhận hồ sơ, trả phiếu tiếp nhận hồ sơ cho nhà đầu tư.

3.2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chánh văn Phòng Cục phân hồ sơ về các Phòng chức năng (Dịch vụ, Công nghiệp & Xây dựng, Nông – Lâm – Ngư) trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

3.3. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Lãnh đạo Phòng chức năng tiếp nhận và phân công cho chuyên viên xử lý hồ sơ.

3.4. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, chuyên viên làm thủ tục gửi văn bản, hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3.5. Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ:

a) Sau khi có ý kiến của các các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính (15 ngày), trong thời hạn 05 ngày, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trình Lãnh đạo Bộ:

- Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ kèm theo hồ sơ dự án.

- Văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình, bổ sung (nếu thấy cần thiết). Trong thời hạn 05 ngày sau khi nhận được giải trình, bổ sung của nhà đầu tư, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trình lãnh đạo Bộ văn bản trình Thủ tướng Chính phủ kèm theo hồ sơ dự án và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.

b) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư chuyển cho Cục Đầu tư nước ngoài hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.

c) Trong thời hạn 03 ngày, Cục Đầu tư nước ngoài trình Lãnh đạo Bộ:

- Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án (trường hợp dự án đầu tư được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận).

- Ra văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư (trường hợp dự án đầu tư không được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận).

3.6. Đối với dự án không thuộc diện phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ

a) Sau khi có ý kiến của các các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính (15 ngày), trong thời hạn 05 ngày, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trình Lãnh đạo Bộ:

- Ý kiến thẩm tra kèm theo hồ sơ dự án và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.

- Văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình, bổ sung (nếu thấy cần thiết). Trong thời hạn 05 ngày sau khi nhận được giải trình, bổ sung của nhà đầu tư, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trình Lãnh đạo Bộ ý kiến thẩm tra kèm theo hồ sơ dự án và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.

b) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Lãnh đạo Bộ, Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư chuyển cho Cục Đầu tư nước ngoài hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.

c) Trong thời hạn 03 ngày, Cục Đầu tư nước ngoài trình Lãnh đạo Bộ:

- Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án (trường hợp dự án đầu tư được Lãnh đạo Bộ chấp thuận).

- Ra văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư (trường hợp dự án đầu tư không được Lãnh đạo Bộ chấp thuận).

II. ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

A. ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC DIỆN ĐĂNG KÝ

1. Hồ sơ điều chỉnh gồm

- Văn bản để nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lý của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư)

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư.

- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Số bộ hồ sơ:

- 03 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc

- Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

3. Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ

(Tương tự như như quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc diện đăng ký quy định tại mục II.A.3)

B. ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC DIỆN THẨM TRA

- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

- Văn bản giải trình về đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn vốn đầu tư và hồ sơ pháp lý của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư).

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đầu tư.

- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Số bộ hồ sơ:

- 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc

- Chuyên viên tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

 

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng