Hướng Dẫn Thủ Tục Kết Hôn Giữa Người Việt Nam Với Người Mỹ

  • 19/07/2022

TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CHO TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN VỚI NGƯỜI MỸ GỌI 02822446739

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

 THỦ TỤC LÀM GIẤY TỜ Ở MỸ ĐỂ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN Ở VIỆT NAM

→ MIỄN PHÍ TƯ VẤN ☏  02822446739 hoặc email: all@lhdfirm.com 

Nếu bạn nào ở Mỹ và muốn tự mình làm giấy tờ để về Việt Nam kết hôn thì nên cần có những giấy tờ sau đây:

. Bản sao hộ chiếu có công chứng bởi Notary Public.
. Giấy chứng nhận độc thân (hay còn gọi là công hàm độc thân)
. Giấy tuyên thệ độc thân được xác nhận chữ ký bởi Notary Public. 

Trường Hợp Không Ủy Quyền:

1. Xin giấy chứng nhận độc thân ở Tòa Án Quận hoặc phòng thống kê Hộ Tịch nơi bạn cư trú. Bạn vào trang: viewtopic.php?f=6&t=10214 để biết địa chỉ của những nơi xin giấy chứng nhận độc thân.

2. Sau khi bạn nhận được giấy chứng nhận độc thân thì bạn cầm giấy tuyên thệ độc thân và bản sao hộ chiếu đến văn phòng của một người Notary Public để nhờ họ công chứng.

3. Bạn gửi tất cả giấy tờ cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ để công chứng.

• Muốn biết địa chỉ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ, bạn có thể vào trang Web:
. https://www.state.gov/m/a/auth
. https://www.nass.org/index.php?option=co ... Itemid=484
. Trong trang sau nầy, thì bạn cần chọn tiểu bang nơi bạn cư trú để có địa chỉ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

4. Sau khi bạn nhận được giấy tờ gửi trả lại cho bạn bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ thì bạn gửi cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để hợp pháp hóa lãnh sự.

5. Bạn cầm tất cả giấy tờ về Việt Nam để cùng người hôn phối tương lai của bạn đi nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn ở sở tư pháp cấp thành phố hay cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của người hôn phối tương lai.

Nếu bạn không có thời gian về Việt Nam quá một tháng thì bạn cần thêm 2 tờ sau đây:
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
- Kết quả khám sức khỏe tâm thần tiền hôn nhân công chứng bởi Notary Public.

Bạn có thể tải hai mẫu này tại trang web nầy: 
. https://viet.vietnamembassy.us/pdf/6.1%2 ... et-nam.pdf của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Trường Hợp Ủy Quyền:

1. Xin giấy chứng nhận độc thân ở tòa án quận hoặc phòng thống kê hộ tịch nơi bạn cư trú. Đồng thời, trong thời gian này, người hôn phối tương lai của bạn nên đến sở tư pháp cấp tỉnh hay cấp thành phố nơi đăng ký thường trú để mua bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài và gửi qua cho bạn. Bạn sẽ phải điền tờ khai đăng ký kết hôn và tờ lý lịch cá nhân. Nói về tờ khai đăng ký kết hôn thì bạn chỉ cần điền phần của bạn và ký tên. Ngày thì để cho người bên Việt Nam ghi sau lúc đem nộp cho sở tư pháp. 

* Ở đây, tôi xin lưu ý bạn rằng có sở tư pháp buộc tờ khai đăng ký kết hôn và tờ lý lịch cá nhân cũng phải có dấu hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, trước khi gửi bộ hồ sơ đăng ký kết hôn cho bạn, người hôn phối tương lai của bạn cũng phải điền phần của họ và ký tên. Ngày thì để cho bạn ghi sau lúc gửi giấy tờ cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

- Khi mua bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, người hôn phối tương lai của bạn nên hỏi sở tư pháp xem họ có yêu cầu tờ khai đăng ký kết hôn và tờ lý lịch cá nhân phải hợp pháp hóa bởi Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ hay không.

2. Bạn cầm giấy kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân đến một phòng mạch bác sĩ để khám bệnh và nhờ họ điền tờ này. Bác sĩ phải ký tờ này trước mặt người Notary Public. 

3. Sau khi bạn nhận được giấy chứng nhận độc thân thì bạn cầm giấy tuyên thệ độc thân, giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân và bản sao hộ chiếu đến văn phòng của một người Notary Public để nhờ họ công chứng. Do bác sĩ ký tên trên tờ kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân không ký tên trước mặt người Notary Public nên nếu bạn cầm đến văn phòng của một người Notary Public người Mỹ, họ sẽ từ chối công chứng tờ này. Do đó, bạn nên cầm giấy tờ đến văn phòng của một người Notary Public người Việt Nam. Trước khi đến gặp người Notary Public Việt Nam, bạn cũng nên gọi điện cho họ để hỏi xem họ có bằng lòng công chứng tờ kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân mà bác sĩ đã không ký tên trước mặt họ hay không. 

4. Bạn gửi tất cả giấy tờ cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ để công chứng.

* Lúc nầy là sau khi bạn nhận được giấy tờ gửi trả lại cho bạn bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ thì bạn gửi cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để hợp pháp hóa lãnh sự.

5. Bạn gửi tất cả giấy tờ về Việt Nam cho người hôn phối tương lai của bạn để họ đem đi nộp cho sở tư pháp.

Nếu bạn đã có lần ly hôn ở Mỹ thì bạn phải làm thêm thủ tục ghi chú vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài, gọi tắt là ghi chú ly hôn. 

Hồ sơ ghi chú ly hôn sẽ gồm có:
. Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.
. Giấy kết hôn lúc trước.
. Bản án hay giấy chứng nhận ly hôn có đóng dấu hoặc công chứng bởi Notary Public.
. Bản sao hộ chiếu có công chứng bởi Notary Public.

- Trong trường hợp bạn không thể đích thân đi nộp đơn xin ghi chú ly hôn thì bạn cần làm thêm giấy ủy quyền ghi chú ly hôn. Tuy nhiên, nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha mẹ, người phối ngẫu, con, anh chị em ruột của bạn thì bạn không cần phải làm giấy ủy quyền. Họ phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ khi đi nộp đơn xin ghi chú ly hôn.
Lưu ý: nếu bạn kết hôn ở Việt Nam và ly hôn ở bên Mỹ thì bạn phải nộp đơn xin ghi chú ly hôn ở sở tư pháp nơi bạn đã đăng ký kết hôn lúc trước.

- Sau khi có giấy chứng nhận ghi chú ly hôn thì bạn mới có thể nộp đơn xin đăng ký kết hôn.

- Tất cả giấy tờ dùng cho việc xin ghi chú ly hôn cũng phải trải qua những trình tự công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự như các giấy tờ dùng cho việc xin đăng ký kết hôn.

- Bạn nên nhớ làm thêm một bản án hoặc giấy chứng nhận ly hôn để kèm chung với bộ hồ sơ xin đăng ký kết hôn.

 

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại VN
Căn cứ theo:


• Bộ luật Dân sự năm 2005.
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
• Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình.
• Thông tư 07/2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình.
• Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21-7-2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình.

1. Điều kiện kết hôn 

• Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
• Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
• Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình): 


• Người đang có vợ hoặc có chồng.
• Người mất năng lực hành vi dân sự.
• Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
• Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
• Giữa những người cùng giới tính. 

• Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

• Trường hợp việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.


2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

• Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa người đó với người nước ngoài.

• Trong trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện đăng ký việc kết hôn.


3. Hồ sơ đăng ký kết hôn

Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm 02 bộ, mỗi bên phải có các giấy tờ sau:
• Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có chữ ký và dán ảnh của hai bên nam, nữ.

• Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. 

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó. Trường hợp người đã li dị hay có phối ngẫu đã qua đời phải mang về Việt Nam giấy li dị hoặc khai tử, nếu là bản sao thì phải có thị thực.

• Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận: hiện tại đương đơn không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. 

• Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

• Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

• Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Thông tin lưu ý: 


• Những giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn, phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hoá lãnh sự. Ngoài ra, giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt của cơ quan có thẩm quyền, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

- Văn bản được cấp từ cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo qui định của Bộ Ngoại giao).
- Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa (trừ trường hợp các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam có quy ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ dùng cho việc kết hôn theo công văn 246-CV/NGLS ngày 31/05/2005 của Bộ Ngoại giao).
- Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại theo công văn 246-CV/NGLS ngày 31/05/2005 của Bộ Ngoại giao).
- Đối với công dân có quốc tịch Pháp ngoài giấy xác nhận hiện tại không có vợ hoặc không có chồng còn phải được Tổng Lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận khả năng kết hôn (Công hàm số 472/AL ngày 12/5/2003 của Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam).

4. Thủ tục đăng ký kết hôn

• Khi đến nộp hồ sơ kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt và xuất trình Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh, Sổ hộ khẩu. 

Trong trường hợp chỉ có mặt một bên đến nộp hồ sơ thì bên vắng mặt (là người đang cư trú ở nước ngoài) phải có giấy ủy quyền được chứng thực hợp lệ. Giấy ủy quyền ghi rõ nội dung ủy quyền nộp hồ sơ kết hôn và lý do ủy quyền. 

• Thời hạn giải quyết hồ sơ là 22 ngày làm việc. Trong trường hợp có yêu cầu cơ quan Công An xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày.

• Đóng lệ phí theo quy định hiện hành. 

• Ngày phỏng vấn được ấn định và ghi trực tiếp trên biên nhận nộp hồ sơ. Đến ngày hẹn phỏng vấn, Sở Tư pháp sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp hai bên nam nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

• Ngày hẹn trả hồ sơ 07 ngày, sau ngày hẹn trả hồ sơ, nếu hai bên nam nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn, hồ sơ sẽ bị huỷ bỏ (không hoàn lại lệ phí). Trường hợp có lý do chính đáng, có yêu cầu khác về thời gian, phải có đơn trình bày và hẹn ngày đến ký Giấy chứng nhận kết hôn, nhưng thời hạn kéo dài thêm không quá 90 ngày. Hết thời hạn này, nếu các đương sự vẫn có yêu cầu kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

• Khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đầy đủ hai bên nam, nữ và xuất trình: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Visa để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ bộ.

• Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư Pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn, đại diện Sở Tư Pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

• Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn và ghi vào sổ đăng ký kết hôn. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ gốc do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của đương sự.

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 02822446739

PROFILE LHD LAW FIRM
8 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    vừ thị Minh
    11/03/2018

    tại sao nữ với nữ lại không thể kết hôn trong khi các nước láng giềng đều cho phép?

  2. Visitor
    Hoang thị Phương
    27/11/2018

    Tôi cần tư vấn vấn đề bảo lãnh hôn thê

  3. Visitor
    Vo tan tien
    02/11/2019

    Khong

  4. Visitor
    doan bich dao
    08/12/2019

    Cần tư vấn bảo lãnh diện kết hôn

  5. Visitor
    nguyễn thị diệu my
    02/03/2020

    tôi muốn được kết hôn với người Mỹ

  6. Visitor
    Trần Thị Ánh
    12/03/2020

    Trước đây tôi đã từng kết hôn với một đan ông quốc tịch cộng hoà Séc Nhưng tôi không đăng ký tại VN sau đó chúng tôi chia tay và không ly hôn tại cộng hoà Séc.Nếu bây giờ tôi kết hôn với một người quốc tịch canada Tôi có bị vi phạm pháp luật không ? Xin luật sư tư vấn giúp tôi .Thank You so much !

  7. Visitor
    Vu thi nga
    15/10/2020

    Tôi cân tư vấn

  8. Visitor
    Le Xuan Hien
    09/08/2022

    Xin tu van ah

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng