Nguyên Tắc Quản Lý Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng

  • 15/01/2020

     Những cá nhân khi sử dụng ngân sách của vốn nhà nước và vốn ngoài nhà nước phải tuân thủ theo những nguyên tắc quản lý về chi phí đầu tư xây dựng đã được quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2015.

     Nghị định này thường được sử dụng trong các dự án mà sử dụng nguồn vốn phát triển không chính thức (gọi tắt là ODA) và sử dụng nghị định để có thể quản lý những chi phí trong việc dự toán và thanh toán giá xây dựng và những chi phí có liên quan, ngoài ra còn xác định quyền và nghĩa vụ của những bên có liên quan

Sau đây là những nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

Điều khoản 1:

Phải dựa theo khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng để quản lý chi phí một cách có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đầu tư đề ra và phải tính chính xác (đúng và đủ) cho các dự án và công trình và phù hợp với những thiết kế cũng như giá cả trên thị trường hiện tại

Điều khoản 2:

Nhà nước sẽ kiểm tra và hướng dẫn về quản lý chi phí xây dựng dựa trên nhựng bộ luật đã được ban hành và có kèm theo hướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức dễ dàng thực hiện.

Điều khoản 3:

Trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư được quy định tại Điều 7 Nghị định, trong đó nêu rõ, chủ đầu tư phải có trách nhiệm về chi phí trong suốt quá trình công trình đang thực hiện cho đến khi khai thác sử dụng, trong trường hợp, chủ đầu tư không có năng lực thì có thể thuê các cá nhân, tổ chức đủ năng lực và điều kiện để có thể tư vấn và kiểm tra, kiểm soát chi phí đầu tư một cách hiệu quả.

Điều khoản 4:

Việc thanh tra, kiểm tra phải phù hợp và thống nhất giữa các căn cứ, nội dung, cách thức, giai đoạn quá trình hình thành chi phí và dự toán cũng như định mức đã dự toán trước.

Xem thêm: Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng