Đăng Ký Nhãn Hiệu Ở Việt Nam: Luật sư hướng dẫn tránh bị từ chối

  • 12/04/2024

Đăng ký nhãn hiệu: quy trình 5 bước 

  • Bước 1 – Nộp đơn: Đơn đăng ký nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ được cấp luôn số đơn và ngày nộp đơn.
  • Bước 2 – Thẩm định hình thức: Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ được ban hành sau 1 tháng tính từ ngày nộp đơn.
  • Bước 3 – Công bố đơn: Đơn hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (Tập A) trong vòng 2 tháng sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Bước 4 – Thẩm định nội dung: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định 2 điều kiện bảo hộ nhãn hiệu trong vòng trong vòng 24-26 tháng tính từ tháng Công bố A trước khi ban hành thông báo cấp GCNĐKNH kèm yêu cầu nộp phí cấp GCNĐKNH trong vòng 3 tháng.
  • Bước 5 – GCNĐKNH sẽ được cấp trong khoảng 02 tháng sau khi chủ đơn nộp phí cấp bằng (trong vòng 3 tháng từ khi nhận thông báo cấp GCNĐKNH).
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Quyền Đăng Ký Nhãn Hiệu và Chủ Thể Có Quyền: Lợi ích và kinh nghiệm tránh bị từ chối - Luật sư hướng dẫn

Theo Điều 87 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, người có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ: Đăng ký nhãn hiệu dành cho hàng hoá mà họ sản xuất hoặc dịch vụ mà họ cung cấp.

  • Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại: Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà họ đưa ra thị trường, nhưng do người khác sản xuất, miễn là người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và không phản đối việc đăng ký.

  • Tổ chức tập thể: Đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các thành viên sử dụng theo quy chế nhất định.

  • Tổ chức kiểm soát chất lượng: Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân: Có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu với điều kiện sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Đăng ký nhãn hiệu đem lại lợi ích gì?

  • Doanh nghiệp / Cá nhân sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có quyền cấm người khác dùng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn cho sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm tương tự
  • Doanh nghiệp / Cá nhân sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký yên tâm sản xuất kinh doanh, tránh được rủi ro pháp lý do đối thủ kinh doanh dọa nạt hoặc khởi kiện xâm phạm nhãn hiệu của họ.
  • Nhãn hiệu đã đăng ký được bảo hộ 10 năm từ lúc cấp văn bằng và gia hạn được nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu và Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị

Chủ Thể Đăng Ký

Người muốn đăng ký nhãn hiệu phải nộp hồ sơ đầy đủ đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Hồ Sơ Đăng Ký Gồm:

  1. Tờ Khai Đăng Ký: Theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

  2. Tài Liệu Thể Hiện Đối Tượng Đăng Ký: Theo các quy định từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005.

  3. Giấy Uỷ Quyền (nếu có): Đối với đơn nộp thông qua đại diện.

  4. Tài Liệu Chứng Minh Quyền Đăng Ký: Nếu người nộp đơn không phải là chủ sở hữu quyền đó.

  5. Tài Liệu Chứng Minh Quyền Ưu Tiên (nếu có).

  6. Chứng Từ Nộp Phí, Lệ Phí.

Chi Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu

Theo Biểu Mức Thu Phí, Lệ Phí Sở Hữu Công Nghiệp (Thông tư số 263/2016/TT-BTC), chi phí đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  1. Lệ Phí Nộp Đơn: 150 nghìn đồng.

  2. Lệ Phí Cấp Văn Bằng Bảo Hộ: 120 nghìn đồng.

  3. Phí Thẩm Định Đơn Đăng Ký Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu: 550 nghìn đồng.

  4. Phí Phân Loại Quốc Tế Đối Với Nhãn Hiệu: 100 nghìn đồng.

  5. Phí Thẩm Định Yêu Cầu Hưởng Quyền Ưu Tiên: 600 nghìn đồng.

  6. Phí Thẩm Định Yêu Cầu Sửa Đổi Đơn Đăng Ký: 160 nghìn đồng.

Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ trên 6, có phí bổ sung từ điểm thứ 7 trở đi.

Đối với người đại diện hoặc đại lý, không được phép đăng ký nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, trừ khi có lý do chính đáng.

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu - LHD Law Firm Tư Vấn 

Bước 1: Tư vấn phân nhóm và tra cứu nhãn hiệu

Bước này rất quan trọng vì nếu không đánh giá được khả năng bảo hộ thì Doanh Nghiệp mất 2 năm chờ đợi và chi phí cho việc chờ đợi mà không được kết quả gì 

Xem thêm dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của LHD Law Firm (https://luathongduc.com/dich-vu-tra-cuu-nhan-hieu)

Bước 2: Thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT

Với tư cách đại diện sở hữu công nghiệp, LHD Law Firm sẽ tự làm hồ sơ và ký vào đơn đăng ký nhãn hiệu sau đó tiến hành nộp đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ cho khách hàng (Điều đó có nghĩa Khách hàng sẽ không phải làm bất cứ việc gì cho hồ sơ đăng ký nhãn hiệu)

Bước 3: Thông báo chấp nhận đơn cho khách hàng

Bước này thường có sau 02 tháng nộp đơn - Thông thường Cục sẽ gửi văn bản này cho Chúng tôi và Chúng tôi có nghĩa vụ thông báo cho khách hàng biết và chuyển giao văn bản này cho khách hàng. Trường hợp đơn bị sai hoặc yêu cầu sửa đổi Chúng tôi sẽ trao đổi lại với khách hàng và sau đó sửa lại nội dung và nộp lại CV cho Cục SHTT.

Bước 4. Theo dõi đơn đến khi có kết quả thẩm định nội dung đơn 

Bước này có sau 24 tháng chờ đợi và Cục sẽ ra thông báo Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Nếu nhãn được cấp văn bằng Chúng tôi sẽ đóng phí và nhận văn bằng cho khách hàng

Nếu nhãn bị từ chối Chúng tôi sẽ làm công văn ý kiến sau khi trao đổi với khách về các điều kiện trong công văn của Cục và hướng giải quyết

Bước 5. Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Điểm khác biệt khi chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LHD Law Firm

  • LHD Law Firm sẽ không thu thêm bất kỳ khoản phí nào trong suốt quá trình xử lý đơn (ngoại trừ 01 khoản phí khách hàng đã đóng) cho 01 lần duy nhất.
  • Trong khi các Đại diện khác sẽ thu phí cho việc làm công văn hoặc cấp bằng khi Cục ra thông báo.
  • Chúng tôi sẽ theo dõi đơn suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu khác với các công ty dịch vụ (không có chức năng đại diện) họ chỉ nộp đơn là xong việc.

→ Kết quả Khách hàng nhận được: Văn bằng độc quyền nhãn hiệu của Cục hoặc Công văn khiếu kiện đến khi không còn có thể kiện được nữa.

  • LHD LAW FIRM ĐĂNG KÝ LOGO ĐỘC QUYỀN ĐƯỢC Ở ĐÂU ?
  • CHÚNG TÔI NHẬN ĐĂNG KÝ LOGO ĐỘC QUYỀN CHO CẢ 64 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM
  • ĐẶC BIỆT: TẠI HÀ NỘI, HỒ CHÍ MÌNH, ĐÀ NẴNG, VŨNG TÀU, ĐỒNG NAI, HẢI PHÒNG
PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng